Chuột rút khi mang thai - nguyên nhân và cách phòng tránh
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Chuột rút khi mang thai, nguyên nhân và cách phòng tránh

Hiện tượng chuột rút khi mang thai có thể do tình trạng ốm nghén kéo dài, trọng lượng cơ thể người mẹ tăng,...Vậy làm thể nào để khắc phục tình trạng trên?

Bị chuột rút khi mang thai là điều không còn xa lạ đối với các chị em phụ nữ, nhất là khi mang thai ba tháng cuối. Chuột rút thường không gây nguy hiểm và thường tự hết sau khi sinh em bé, tuy nhiên nó đem lại cảm giác đau nhức cho người mẹ và đôi khi cũng là dấu hiệu đến từ vấn đề khác. 

chăm sóc phụ nữ khi mang thai để tránh tình trạng bệnh xảy ra
Chuột rút khi mang thai sẽ gây đau nhức cho mẹ bầu

Nguyên nhân dẫn đến những cơn chuột rút khi mang thai

  • Trọng lượng cơ thể tăng nhiều trong thời gian mẹ mang thai đè nặng lên đôi chân gây ra tình trạng khó lưu thông máu trong các mạch máu.
  • Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Khi đó, các cơ và dây chằng sẽ bị kéo căng gây cảm giác đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút.
bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối
Trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhiều có thể dẫn đến tình trạng chuột rút
  • Ốm nghén khiến mẹ nôn ói, kém thu nạp dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu chất, vitamin dẫn đến bị rối loạn điện giải và căng cơ, từ đó mẹ bị chuột rút.
  • Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương, nếu không cung cấp đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự rút bớt canxi để truyền cho bé, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ, điều này sẽ góp phần gây ra những cơn co cứng ở người mẹ.
  • Một số trường hợp mẹ bầu bị dư thừa phốt pho, magie hay kali làm rối loại điện giải nên có thể gây ra các cơn chuột rút của cơ.

Cảm giác khi bị chuột rút như thế nào?

Chuột rút nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt, khi tử cung co bóp tạo cảm giác co giật, nặng nề trong khung xương chậu. Chuột rút cũng có thể bị gây ra do việc đứng một chỗ quá lâu hoặc khi mẹ bầu hắt hơi, ho, hoặc cười lớn dẫn đến áp lực trong bụng tăng lên đột ngột. Thông thường, các cơn chuột rút này sẽ mang lại cảm giác nặng nề, khó chịu và thậm chí là đau nhói.

Các y bác sĩ thường căn cứ vào các cơn chuột rút ở thời kỳ đầu mang thai như là một dấu hiệu nhận biết sự tăng kích thước của tử cung. Mặc dù sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu là tương đối chậm, nhưng sự thay đổi nội tiết tố và lượng máu trong vùng xương chậu của mẹ là rất lớn.

bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không
Chuột rút ở thời kỳ đầu mang thai như là một dấu hiệu tăng kích thước tử cung

Những thay đổi này diễn ra để chuẩn bị cho những tháng tiếp theo. Tử cung là một cơ quan tương đối nhỏ được tạo thành từ các sợi cơ có khả năng co giãn. Khi tử cung tăng kích thước, đi kèm luôn gây ra sự khó chịu cho bà bầu trong đó có hiện tượng chuột rút. Nắm rõ nguyên nhân và hiểu biết về hiện tượng này sẽ giúp ích cho việc chăm sóc cả bà mẹ và thai nhi.

Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân. Bạn có thể cảm thấy đau nhói đột ngột một cách rõ ràng và cảm giác xuất hiện một khối u dưới da.

Khi nào hết chuột rút và chuột rút có nguy hiểm không?

Cơn chuột rút khi mang thai đôi lúc được xem là bình thường nhưng cũng có nhiều khi là nguy cấp. Mẹ bầu cần phải chú ý kỹ biểu hiện từng trường hợp để có cách ứng phó.

Thông thường, cho đến khi tử cung tăng kích thước và được nâng đỡ bởi các xương trong khung xương chậu thì hiện tượng chuột rút sẽ giảm bớt. Lúc này, các dây chằng và cơ phần nào được giải thoát khỏi nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

Phù chân khi mang thai nguyên nhân thật sự do đâu, cách phòng và giảm tình trạng này như thế nào?

bị chuột rút khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế để cảm thấy thoải mái hơn

Dấu hiệu cho thấy chuột rút khi mang thai là bình thường:

  • Co thắt tử cung sau khi quan hệ tình dục là chuyện rất bình thường vì tinh dịch có chứa prostaglandin và nó làm kích thích tử cung. Đôi khi cơn co khá mạnh và khiến bạn lo lắng. Do đó, bạn cần bình tĩnh để suy xét xem trước đó có từng gần gũi chồng hay không.
  • Thay đổi tư thế có thể giúp mẹ bầu dễ chịu hơn nhưng cũng có thể gây ra những khó chịu nhất định. Điều này cho thấy tử cung bạn đang phát triển và dây chằng hỗ trợ đang hoạt động tốt.
  • Đầy hơi do tiêu hóa chậm trong thai kỳ có thể gây ra chuột rút và chúng hoàn toàn vô hại.

Khi nào thì cần đi khám?

Những biểu hiện sau sẽ là đặc biệt nguy hiểm, cần gặp bác sĩ kịp thời để tránh những rủi ro không đáng có:

  • Nếu có hơn 6 cơn con trong vòng 1 tiếng thì đó là dấu hiệu sinh non bạn cần phải cảnh giác.
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu đi kèm với chuột rút thường là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra, chảy máu cũng có thể là một triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
  • Nếu máu hồng xuất hiện và có dấu hiệu ào ạt thì đó có thể là tín hiệu sinh non, bởi vì nó cho thấy chiều dài tử cung thay đổi bất thường.
  • Bất kỳ co thắt nào xảy ra liên tục khi bạn đang mang đa thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn đều phải cẩn thận với các cơn co thắt.
  • Nếu co thắt đi kèm với cơn đau bụng dữ dội và buồn nôn, nôn hoặc sốt rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc tắc túi mật.
  • Cơn đau không giảm dần theo thời gian hoặc thay đổi vị trí đau.
Cần đi khám đúng lúc để hạn chế tình trạng
Cần khi thăm khám nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm

Cách làm dịu cơn đau do chuột rút

Khi phụ nữ bị chuột rút, mẹ ngay lập tức duỗi chân thẳng ra, bắt đầu từ gót chân và sau đó nhẹ nhàng gập bàn chân vuông góc, các ngón chân cong lên về phía ống quyển.

Chóng mặt khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Tiếp đó dùng tay mát xa các bắp chân và đùi, có thể làm nóng các cơ bắp bằng túi chườm nóng. Sau khi giải phóng bản thân khỏi tình trạng chuột rút, mẹ nên đứng dậy đi lại, một lúc sau sẽ thấy đỡ đau và dễ chịu hẳn.

luyện tập thường xuyên nhẹ nhàng đển giúp giảm chuột rút
Luyện tập để hạn chế tình trạng chuột rút

Để hạn chế tối đa những cơn chuột rút mẹ bầu cũng nên tuân thủ những điều sau:

  • Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.
  • Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.
  • Mẹ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, không nhịn tiểu không để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu.
  • Tắm nước ấm và tránh tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cơ thể, không để bị chuột rút.
  • Không mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn.
  • Co duỗi, mát xa bắp chân thường xuyên cả vào ban ngày lẫn trước khi đi ngủ.
  • Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi, khi ngồi nên đảm bảo chân có kệ đỡ để máu có thể dễ dàng lưu thông. 

Phòng ngừa chuột rút cho phụ nữ mang thai

Bổ sung đủ dinh dưỡng

Bổ sung canxi, magie (đây là hai chất quan trọng cho phụ nữ phòng ngừa chuột rút) và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Các thực phẩm có lợi cho người phụ nữ trong việc giảm thiểu chuột rút bao gồm sữa, hải sản, rau xanh.

Bổ sung nhiều trái cây tươi và giảm lượng tinh bột để tránh táo bón, gây nặng nề xương chậu, dẫn đến triệu chứng chuột rút.

bổ sung đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ chuột rút
Bổ sung nhiều trái cây tươi để tránh chuột rút

Ăn nhiều chuối

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chuối là một loại thực phẩm rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Trong thành phần dinh dưỡng, chuối có chứa nhiều kali, vitamin A, C, B6, mangan và nhiều chất xơ hòa tan pectin.

Kali giúp mẹ bầu giảm phù nề trong thai kỳ, tránh nguy cơ bị chuột rút và giảm triệu chứng ốm nghén ở thai kì, phòng ngừa tình trạng táo bón hay xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, với thành phần dinh dưỡng của chuối còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp hệ thần kinh trung ương phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, chuối còn là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho phụ nữ mang thai và cả sau khi sinh, ăn chuối giúp phụ nữ tăng cường nguồn sữa cho con bú…

Vận động chân tay

Mẹ bầu nên đi dạo hàng ngày, co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ nên co duỗi chân vài lần. Khi ngồi xem ti vi nên xoay tròn mắt cá chân.

Mẹ tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu hay vắt chéo chân. Đồng thời khi đi ngủ nên kê chân lên một chiếc gối cao.

Những ngày cận ngày sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn để giảm cảm giác chuột rút.

Vận động nhẹ nhành giúp mẹ bầu luôn khoẻ
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng trong những ngày cuối thai kỳ

Nghỉ ngơi, tránh stress

Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Chườm ấm

Dùng túi nước ấm đặt lên bụng hoặc phía dưới bụng cũng là cách phòng ngừa chuột rút.

Dùng thảo mộc

Những lúc bị chuột rút đau đớn, mẹ bầu nên uống trà thảo mộc để làm tinh thần sảng khoái sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau.

Ngâm chân 

Dùng nước ấm pha một chút gừng và muối để ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon và phòng tránh được tình trạng chuột rút.

Làm “chuyện ấy”

Nếu mẹ ở tình trạng thai kỳ khỏe mạnh thì có thể phòng ngừa những cơn chuột rút bằng cách “giao ban”. Chuyện ấy sẽ giúp máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông tốt hơn.

Một số món ăn hỗ trợ giảm chứng chuột rút khi mang thai

1. Cháo hến

 

ăn cháo hến để giảm hiện tượng chuột rút
Cháo hến

Nguyên liệu: Hến sông 1,5kg, gạo tẻ 100g, gia vị chanh, ớt. 

Cách làm: Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ. Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị. Sau đó phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị mắm muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh ớt rau thơm ăn nóng. Một tuần dùng từ 3 – 4 lần. 

Công dụng: thịt hến tính mát, tác dụng bổ âm, cung cấp một số vi lượng cần thiết cho cơ thể, chủ yếu là canxi và kẽm. Tái lập và hoàn thiện quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn định chức năng cơ bắp, từ đó có giá trị hữu hiệu việc phòng chống co cơ, chuột rút.

2. Cháo chân gà + thuốc bắc

làm thế nào để chữa chuột rút
Cháo chân gà và thuốc bắc

Nguyên liệu: Chân gà 3 đôi (6 cái), gạo tẻ 100g, hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm mỗi vị 15g, gia vị vừa đủ. 

Cách làm: Chân gà nướng cho vàng và chín thơm là được. Hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm cho vào ấm đổ nước sắc cho sôi kỹ, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo, nước thuốc, chân gà hầm cùng với nhau thành cháo cho chín kỹ, nêm gia vị hành hoa ăn nóng. 

Công dụng: bổ khí huyết, tăng cường sức bền và chức năng hoạt động của cơ bắp, phù hợp cho người các mẹ bầu đang cần giảm nguy cơn chuột rút.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các chị em có thể giảm được cảm giác đau đớn, khó chịu và những nguy cơ khi bị chuột rút. Để đảm bảo an toàn, các mẹ cũng nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trong mỗi đợt khám thai định kì. Chúc các mẹ luôn thật khỏe mạnh và vượt cạn thành công!

TuThuoc24h