Mọc răng khôn không chỉ gây đau đớn, vướng víu, khó nhai, sưng to, thâm chí sốt cao mà có gây ra những biến chứng răng khôn nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng mọc cuối cùng của người, trong độ tuổi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển. Thông thường, xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, nên nếu mọc thêm răng khôn sẽ dẫn tới tình trạng thiếu chỗ khiến răng mọc lệch hoặc không hoàn thiện.
Biến chứng nguy hiểm của răng khôn
Viêm nhiễm tại chỗ
Là biến chứng hay gặp nhất, do sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn lâu ngày tại vị trí răng mọc lệch nên có thể gây viêm quanh chân răng. Bệnh nhân có các biểu hiện như: đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có mủ hoặc khó mở miệng.
Tình trạng viêm này sẽ tái phát nhiều lần, càng về sau càng nặng nề hơn. Trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như má, cổ, mang tai, viêm xương,… gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, nhiễm trùng mạn tính quanh chân răng hay túi răng còn sót lại do chưa mọc hoàn chỉnh có thể dẫn tới hình thành khối u xương hàm.
U nang xương hàm
Nhiễm trùng mạn tính quanh chân răng hoặc túi răng còn sót lại do chưa mọc hoàn chỉnh có thể dẫn tới hình thành khối u xương hàm, làm tiêu chân răng bên cạnh, hỏng xương hàm và dây thàn kinh.
Sâu răng
Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn tới sâu răng. Khi răng bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, làm hỏng toàn bộ răng quai hàm và thậm chí lan rộng sang các vùng khác.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Dưới chân răng có nhiều dây thần kinh, do đó răng khôn mọc lệch chèn ép dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở mặt, cụ thể môi, da, niêm mạch, răng. Ngoài ra, răng khôn có thể gây ra hội chứng: đau một bên mặt, phù, đỏ quanh ổ mắt.
Tổn thương răng khác
Răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn và răng số 7 làm dắt thức ăn, lâu ngày dẫn đến sâu răng số 7. Hơn nữa, răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng, thậm chí tiêu xương mặt xa của răng số 7.
Cách xử lý răng khôn
Răng số 8 mọc lệch là tình trạng phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng cách điều trị khá đơn giản, chỉ là nhổ bổ răng là được. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp.rất hay gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cách điều trị thì khá đơn giản, đa số chỉ cần nhổ bỏ răng.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng, không xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng, đau đớn, không cần phải nhổ răng thay vào đó là xử lý lợi trùm.
Trường hợp răng khôn mọc ngầm lệch, gây biến chứng viêm lợi trùm từ 2 lần/năm cần nhổ bỏ để chấm dứt những biến chứng nguy hiểm tiềm tàng.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
Hiện nay, trình độ kỹ thuật coa cùng trang thiết bị hiện đại, bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân loại bỏ những chiếc răng số 8 mọc lệch ở mức độ nhẹ nhàng, ít sang chấn và loại bỏ những biến chứng không đáng có.
Tuy nhiên bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Bởi vì vị trí mọc của răng khôn tập trung nhiều dây thần kinh, nhất là dây thần kinh hàm và mặt. Do đó, khi tiến hành nhổ răng cần hết sức cẩn thận, tránh gây ra các biến chứng như: đau đớn, cảm giác ngứa ran và tê ở lưỡi, môi dưới, cằm, răng và nướu răng.
Quy trình nhổ răng khôn an toàn, đúng cách
Thăm khám và tư vấn
Trước khi tiến hành phẫu thuật, nha sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, đánh giá mức độ sâu răng, cao răng,… Thông qua phim chụp X-quang, nha sĩ nắm được vị trí chân răng, hướng mọc, xương hàm quanh răng khôn.
Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bệnh nhân súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó sát khuẩn vùng răng cần nhổ răng. Bác sĩ sẽ gây tê vùng cần nhổ răng nên bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau buốt trong quá trình nhổ răng.
Làm lung lay chân răng
Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng làm lung lay chân răng, giúp việc nhổ răng khôn dễ dàng hơn.
Tiến hành nhổ răng khôn
Quy trình này cần đến các thiệt bị nhổ răng hiện đại, thiết bị tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng. Hành động này hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mêm hay tổn hại tới xương ổ răng.
Pic4: quy-trinh-nho-rang-khon
Cầm máu và hẹn lịch tái khám
Kết thúc quá trình trên, nha sĩ sẽ khâu lại vết thương. Bệnh nhân cắn chặt bông cầm máu, kết thúc ca tiểu phẫu. Môt tuần sau, chỉ sẽ tự tiêu và vết thương sẽ lành. Nha sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra răng đã nhổ.
Như vậy, biến chứng răng khôn là vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, ngay khi nghi ngờ mọc răng khôn cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý kịp thời.
TuThuoc24h