Đầy bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Hiện tượng đầy bụng khi mang thai mẹ bầu phải chú ý điều gì?

Đầy bụng khi mang thai phần lớn là do quá trình ăn uống của người mẹ, nhưng liệu có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của thai nhi không? Tham khảo bên dưới nhé!

Hiện tượng đầy bụng khi mang thai là tình trạng phổ biến mà nguyên nhân đôi khi đơn giản đến từ chế độ ăn không hợp lý. Ở mức độ nhẹ chưa ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên kéo dài là có ảnh hưởng và gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu. Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu tình trạng này như dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đầy bụng

Có nhiều nguyên nhân liên quan dẫn đến sự kích hoạt tình trạng đầy hơi chướng bụng ở phụ nữ khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân dễ dàng bắt gặp nhất:

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Vào giai đoạn mang thai nội tiết tố nữ sẽ có những sự thay đổi nhất định những thay đổi này là cần thiết để hỗ trợ thai nhi phát triển. Cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một số hormone khiến các cơ của hệ tiêu hóa bị mềm ra. Điều này làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, khiến lượng axit trong dạ trở nên dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên.

Ăn gì để tăng nội tiết tố khi mang thai?

Đầy bụng có thể là do thay đổi nội tiết tố
Đầy bụng có thể là do thay đổi nội tiết tố

Chính vì hệ thống tiêu hóa chậm lại khiến thời gian tăng lên để vi khuẩn hoạt động tự nhiên trong ruột phá vỡ thức ăn và tạo thành khí. Loại khí này chính là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng và đầy hơi ở mẹ bầu.

Tử cung phát triển

Khi trứng đã thụ tinh trú ngụ vào niêm mạc tử cung vào tuần thứ 4 của thai kỳ, tử cung của người mẹ sẽ phải giãn ra để đảm bảo không gian cho thai nhi phát triển. Thai nhi càng lớn thì tử cung càng giãn rộng, điều này khiến cho dạ dày của mẹ bầu bị chèn ép, ruột không thể hoạt động tốt như bình thường. Từ đó, bụng của bà bầu sinh ra nhiều khí ga hơn nhưng không gian lại hẹp gây hiện tượng đầy chướng lên.

Bên cạnh đó, các mạch máu nội mạc tử cung là nguồn cung cấp dinh dưỡng phôi cho đến khi nhau thai phát triển. Phôi vào trú ngụ ở tử cung làm gia tăng lưu lượng máu đến tử cung, làm gia tăng nhịp tim và khiến cho tử cung to lên. Tử cung to lên chiếm nhiều không gian hơn trong vùng chậu và điều này khiến chị em đang mang thai cảm thấy đầy bụng hơn.

Chế độ ăn uống

Trong thời kỳ mang thai chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến mẹ bầu. Nếu trong thời gian này thường ăn rất nhiều thứ trong đó có thực phẩm khó tiêu như các loại đồ chua, đồ ăn chế biến sẵn, món ăn cay nóng nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân kiến các mẹ bầu bị chướng bụng, đầy hơi.

Phụ nữ mang thai nên ăn gì để mẹ khoẻ bé phát triển tốt?

Ăn uống không khoa học có thể là nguyên nhân của đầy bụng
Ăn uống không khoa học có thể là nguyên nhân của đầy bụng

Bên cạnh đó đầy bụng khi mang thai còn đến từ một số thói quen ăn uống như nhai vội, ăn quá nhiều hay quá no, nằm ngay sau khi ăn…

Thai phụ hầu hết thời gian mang thai sẽ cảm thấy rất nhanh đói trong, vì thế họ thường chịu khó ăn uống bồi dưỡng và bổ sung vitamin, dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức. Điều này cũng là một trong các lí do gây nên tình trạng đầy hơi, hay chướng bụng.

Một số yếu tố khác như uống viên bổ sung canxi hay sắt, có thói quen lười vận động cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và dễ khiến mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi.

Do táo bón

Mộ nguyên nhân lý giải cho tình trạng đầy bụng khi mang thai là do thai nhi phát triển sẽ hấp thụ lượng nước trong thức ăn đến ruột của người mẹ khiến phân mẹ bầu bị khô, thậm chí phân tích tụ lâu ở trực tràng là nguyên nhân gây ra khí và đầy bụng đi kèm với táo bón và các vấn đề về hệ tiêu hóa khác.

Táo bón khi mang thai và những thông tin mẹ bầu không nên bỏ qua!

Bà bầu bị chướng bụng đầy hơi có nguy hiểm không?

Chướng bụng đầy hơi là dấu hiện của vấn đề tiêu hóa bình thường, sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khi mẹ bầu nhanh chóng can thiệp đúng cách.

Nếu mẹ bầu để tình trạng chướng bụng đầy hơi dài ngày thì cơ thể mẹ sẽ trở nên mệt mỏi, chán ăn, hiệu quả hấp thụ dưỡng chất kém. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và cản trở quá trình phát triển của thai nhi.

Đặc biệt nguy hiểm nhất là khi thời gian đầu khi mang thai, mẹ bị chướng bụng đầy hơi đi kèm với chứng táo bón. Mẹ bầu thường sẽ có xu hướng phải rặn mạnh khi đại tiện, chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai nhi vì những tháng đầu mang thai, thai nhi sẽ chưa thể bám chắc chắn vào thành tử cung được.

Chữa chướng bụng đầy hơi khi mang thai

Việc sử dụng thuốc điều trị chướng bụng đầy hơi khi mang bầu là điều không nên vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Vì thế, để khắc phục tình trạng này các bà mẹ tham khảo áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong giai đoạn mang thai việc xây dựng khẩu phần ăn khoa học, lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết là cách giảm nhẹ tình trạng bệnh và giúp quá trình phát triển của thai nhi được đảm bảo. Các mẹ bầu cần bổ sung trái cây và rau xanh vào bữa ăn hằng ngày để nạp thêm khoáng chất, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Các loại quả hỗ trợ hoạt động tiêu hóa rất tốt mà mẹ bầu nên sử dụng như lê, táo, chuối, đu đủ chín,…

thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Một điều mà các mẹ bầu phải chú ý là uống đủ nước trong giai đoạn này, đặc biệt đối với những mẹ bầu đang bổ sung canxi và sắt từ đường uống.

Bên cạnh đó nên hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, khó tiêu, nhiều chất phụ gia, các loại dưa muối, cà muối…

Ngoài việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Không nên ăn một lúc quá nhiều mà hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong một ngày (từ 5-6 bữa/ngày);
  • Ăn chậm rãi, nhai kĩ để dạ dày tránh phải chịu cường độ co bóp lớn;
  • Không nên nằm ngay khi kết thúc bữa ăn, hãy đi lại khoảng 15 phút sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Uống trà gừng nóng

Theo Đông y, gừng là loại thảo dược có tính ấm, điều này sẽ nhanh chóng giúp giảm cảm giác khó chịu, đau tức vùng bụng và hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Vì thế khi cảm thấy các triệu chứng của chướng bụng đầy hơi làm phiền, các mẹ hãy thử uống một chút trà gừng để xoa dịu cảm giác khó chịu.

Uống nước chanh nóng

Đây cũng là một trong số các phương pháp an toàn giúp cải thiện tại nhà chứng chướng bụng đầy hơi khi mang thai.

Nước chanh nóng có công dụng giúp cơ thể tăng tiết axit ở dạ dày, bên cạnh đó còn hỗ trợ chống lại các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe có trong đồ ăn hằng ngày. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một muỗng nước cốt chanh tươi pha với một ly nước ấm rồi thêm vài hạt muối và lưu ý uống trước khi ăn là đã có thể đẩy lùi tình trạng chướng bụng đầy hơi rồi. 

Tuy nhiên, những mẹ bầu nào mắc các bệnh liên quan tới dạ dày như viêm loét, trào ngược, đau dạ dày thực quản thì không nên áp dụng cách này vì có thể gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Uống nước nghệ

Trong củ nghệ có chứa hàm lượng cao những hoạt chất chống kích thích dạ dày hiệu quả và hỗ trợ tăng cường hoạt động của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Sử dụng nước nghệ tươi thường xuyên còn giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh liên quan tới dạ dày, thực quản.

​​​​​​​Massage vùng bụng 

Cách làm này đặc biệt thích hợp cho mẹ bầu bị chướng bụng đầy bụng khi mang thai kèm theo chứng táo bón. Massage vùng bụng chính là một phương pháp an toàn, có thể hỗ trợ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Cách làm này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng căng cứng và khó chịu ở vùng bụng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý sử dụng lực tay nhẹ nhàng khi massage vùng bụng để tránh phát sinh vấn đề ngoài ý muốn gây ảnh hưởng đến em bé.

Tình trạng đầy bụng khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển thay nhi. Tuy nhiên, không nên để kéo dài và tuyệt đối không tự điều trị, tự ý sử dụng thuốc uống tại nhà vì sẽ có thể để những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng chướng hơi đầy bụng kéo dài hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ. Chúc các mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh trong thời gian thai kỳ.

TuThuoc24h