Nhiều trường hợp bị viêm tiết niệu là do thói quen ăn uống. Vì thế viêm đường tiết niệu nên ăn gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào hiệu quả. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé.
Viêm đường tiết niệu là gì ?
Hệ thống tiết niệu con người bao gồm: bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo. Chức năng của các bộ phận này là đào thải những chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Là bệnh viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mà còn gây hiện tượng đau rát và khó chịu. Khi vi khuẩn có khả năng phản kháng lại các loại thuốc thông thường. Thì tình trạng sẽ trở nên đau đớn và khó chữa hơn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và xảy ra ở cả hai giới. Tuy nhiên nhiều nhất là nữ giới.
Biết thêm về bệnh viêm đường tiết niệu mà 99 người không biết!
Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận trên đường tiết niệu như thận, bàng quan, niệu quản, niệu đạo. Viêm nhiễm đường tiết niệu không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, tạo ra nhiều phiền toái lớn trong cuộc sống.
Phụ nữ thường là người dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn vì cấu tạo hệ tiết niệu của họ ngắn và gần hậu môn. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên phải kể đến:
Vi khuẩn – thủ phạm chính
Có thể nói, vi khuẩn chính là tác nhân đầu tiên và lớn nhất gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu. Vi khuẩn chủ yếu gây bệnh là “Escherichia coli”. Ngoài E.Coli còn có các loại vi khuẩn cư trú tại đường ruột của người bệnh như Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus. Một số loại nấm và virus cũng có thể gây bệnh nhưng tỉ lệ không cao.
Vì các cơ quan trong cơ thể con người được cấu tạo theo chế độ “1 cửa” nên viêm nhiễm có thể lây lan nhanh chóng. Từ đại tràng và cơ quan sinh dục, chúng gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, thậm chí gây nhiễm trùng hay suy thận.
Một số bệnh lý khác
Bệnh nhân đã từng mắc các bệnh như sỏi đường tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt, bệnh lý đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, già yếu hay suy kiệt, hẹp lỗ tiểu….cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Hơn nữa, viêm nhiễm tại đường tiết niệu còn dễ tái phát nếu bệnh nhân không điều trị sớm và kịp thời.
Liệu rằng bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không ?
Thói quen sinh hoạt
Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ không chung thủy,… đều dễ dàng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh không đúng cách, thụt rửa quá sâu, sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao hay lau chùi từ vùng kín ngược lên cũng rất dễ nhiễm khuẩn lên đường tiết niệu.
Bệnh nhân có thói quen nhịn tiểu là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu vì vi khuẩn cư trú trong nước tiểu gây viêm bàng quang rồi lan lên các bộ phận khác.
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu
Người bệnh viêm đường tiết niệu thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít.
Khi đi tiểu bạn sẽ có cảm giác đau buốt như kim châm.
Đau vùng bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới.
Tình trạng viêm nhiễm nặng lan tỏa đến thận và tử cung, gây ra các chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
Khi đi tiểu cảm giác sẽ khó khăn, tiểu rắt, bụng ậm ạch, khó chịu.
Lưu ý đặc biệt với trường hợp viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé!
Cách điều trị viêm đường tiết niệu
Đông y hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu
Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo được sử dụng kết hợp với nhau để điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và cho hiệu quả cao. Theo đó, Kim Ngân Hoa được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli. Bên cạnh đó Kim Tiền Thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn, chất độc đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường tiết niệu ra ngoài. Vì vậy, người bệnh nên uống thật nhiều nước kết hợp với hai dược liệu trên sẽ giúp đi tiểu nhiều, đào thải vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang một cách an toàn và hiệu quả.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu chủ yếu là thuốc kháng sinh có thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình hồi phục ở những vị trí tổn thương do vi khuẩn gây ra. Kèm theo đó là giữ gìn vệ sinh đúng cách nếu không bệnh sẽ nặng hơn, tái phát sẽ rất khó chữa.
Khi bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?
Một điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh đó là phải đúng và đủ liều, đồng thời cần điều trị theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết, sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt vi khuẩn có thể kháng thuốc sẽ rất khó điều trị sau này. Khi đó sử dụng các loại kháng sinh liều cao hơn sẽ làm cho người cảm thấy mệt mỏi. Bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng sai cách sẽ khiến bệnh tái phát và gây khó khăn khi chữa.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kỹ thuật vật lý chữa trị liệu:
Hiện nay phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn đang áp dụng kỹ thuật vật lí trị liệu vào việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả cho cảm nam giới và nữ giới dựa trên nguyên lý hấp thụ nhiệt giúp tiêu viêm, tiêu diệt mầm. Ngoài việc giúp tiêu viêm, giải pháp này còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể và giúp tái tạo tế bào mới. Để thực hiện kỹ thuật này, các chuyên gia, bác sĩ của phòng khám dùng máy sóng ngắn để dòng bỏ mầm căn bệnh mau chóng và phòng ngừa căn bệnh tái phát.
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Nước ép nam việt quốc
Uống nước ép nam việt quất không đường là một trong những biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tự nhiên phổ biến và nổi tiếng. Trong quả nam việt quất có chứa một hoạt chất được gọi là Proanthocyanidin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn E.coli liên kết với các tế bào trong đường tiết niệu. Sử dụng nước ép nam việt quất mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm bám vào thành đường tiết niệu và gây bệnh.
Nước ép nam việt quất rất tốt cho người viêm đường tiết niệu
Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng chứa chất chống oxy hóa tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
Nước ép nam việt quất đôi khi không có tác dụng điều trị rõ rệt đối với một số đối tượng. Tuy nhiên, nước ép cũng không gây hại đến cơ thể người bệnh. Điều quan trọng là hãy chọn nước ép nguyên chất, không đường và không chứa hương liệu hóa học hoặc chất phụ gia tạo mùi, vị ngọt.
Thực phẩm giàu Probiotic
Probiotic là các vi sinh vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của con người được bổ sung thông qua các loại thực phẩm. Probiotic có thể thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột của người bệnh và chống lại một số bệnh lý.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các chủng men vi sinh có thể làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo, củng cố đường niệu đạo và chống lại các bệnh tật niệu đạo khác. Ngoài ra, Probiotic cũng tạo nên một hàng rào vi khuẩn bảo vệ trải dài từ âm đạo đến bàng quang để ngăn ngừa các bệnh lý phụ khoa.
Probiotic được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm lên men bao gồm kimchi, sữa chua, kefir,… và các chế phẩm sữa chua sinh học khác.
Tăng lượng vitamin C
Mỗi ngày một người trưởng thành nên tiêu thụ 5.000 mg vitamin C để thúc đẩy quá trình điều trị viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả. Vitamin C có trong: quả mọng đỏ, kiwi, bông cải xanh, rau bina, ổi và bưởi,bắp cải, súp lơ, cà chua.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước các cách làm giảm nguy cơ Hydrat hóa, làm loãng bàng quang và giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, uống nước cũng giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ nước ở mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng việc tiêu thụ nhiều nước không làm kích ứng hoặc nghiêm trọng hơn tình trạng viêm đường tiết niệu. Hãy uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày hoặc uống nước ngay khi cảm thấy hơi khát.
Trái cây và rau xanh
Trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể tăng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng nhiều trái cây tươi cũng giúp tăng lượng nước tự nhiên trong cơ thể, thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu kiêng gì?
Một số loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản có thể kích thích bàng quang và làm các triệu chứng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:
Cà phê
Thức uống chứa caffeine điển hình là cà phê và thức uống này kích bàng quang, làm nghiêm trọng các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Một người tiêu thụ nhiều hơn 2 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao hơn người không uống cà phê đến 64%.
Do đó, nếu bạn có thói quen sử dụng cà phê mỗi buổi sáng, hãy từ bỏ thói quen này và thay bằng trà thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.
Người viêm đường tiết niệu cần tránh cà phê và thức uống chứa caffeine nói chung
Soda
Soda nói chung là thức uống có chứa caffeine, gas và chất tạo ngọt cũng như hương liệu. Ngoài ra, một số thành phần khác trong soda cũng được cho là có thể kích thích bàng quang và làm tăng khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu ở một số đối tượng.
Do đó, tốt nhất người bệnh nên chỉ nên dùng trà thảo dược hoặc nước lọc để thay cho soda và các loại nước có gas khác.
Rượu
Rượu, bia hoặc bất cứ thức uống có cồn nào khác đều có thể tạo ra một lượng nước tiểu lớn và nhanh chóng. Điều này tạo áp lực lên bàng quang và làm suy yếu trương lực cơ xương chậu.
Rượu cũng được cho là gây kích thích bàng quang, đặc biệt là nếu bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng. Tốt nhất là bạn nên từ bỏ rượu để bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm cay
Mặc dù không phải ai cũng nhạy cảm với thực phẩm cay, tuy nhiên thức ăn cay được cho là có thể kích thích bàng quang khi bạn bị viêm đường tiết niệu.
Do đó, người có bệnh về đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen tiêu thụ thực phẩm cay hoặc các loại gia vị cay nóng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thức ăn chứa chất tạo ngọt
Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn ngọt, đặc biệt là chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm tình trạng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó, người bệnh về tiết niệu có thể tiêu thụ các loại trái cây có độ ngọt tự nhiên với liều lượng vừa phải. Điều này không gây hại cho đường tiết niệu và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các loại thực phẩm ngọt.
Thông qua bài viết, các bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm đường tiết niệu nên ăn gì rồi nhé. Cũng như nguyên nhân và cách chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Biết cách tránh những thực phẩm làm tình trạng bệnh xấu hơn. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn sẽ có một sức khỏe tốt.
Tuthuoc24h.net