Bà bầu bị táo bón và cách điều trị hiệu quả an toàn tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Mẹ bầu bị táo bón trong giai đoạn đầu của thai kỳ nên làm gì?

Bà bầu bị táo bón do những nguyên nhân nào? Bị táo bón trong giai đoạn thai kì có nguy hiểm không? Cách trị táo bón như thế nào? Cùng Tuthuoc24h tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến mà các phụ nữ mang thai thường gặp chính là táo bón. Chính vì sự phổ biến đó mà nhiều người chủ quan, không điều trị dứt điểm nên dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Hiểu được mức độ nghiêm trọng đó, trong bài viết hôm nay tuthuoc24h xin chia sẻ một số cách chữa trị khi bà bầu bị táo bón an toàn trong giai đoạn mang thai giúp mẹ sớm lấy lại sức khỏe tốt nhất. 

Những nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị táo bón

Chứng táo bón khiến chúng ta rất khó chịu, nhưng tiếc thay lại là rất phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Khi thai nhi trong bụng của bạn to lên, áp lực của tử cung dồn nén lên dạ dày, trực tràng càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

bà bầu bị táo bón
Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu

Theo các bác sĩ chuyên  khoa, đây là một số lý do có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón:

  • Thay đổi mức Progesterone: Nồng độ progesterone thường tăng cao trong thời kì mang thai. Hormone này có thể làm giãn các cơ trong đường tiêu hóa, khiến cho thức ăn di chuyển chậm trong đường ruột dẫn đến chứng táo bón.

  • Do uống bổ sung thuốc sắt khi mang thai dẫn đến táo bón: Đa số bà bầu đều uống bổ sung sắt trong thai kỳ, vì sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng. Chứng táo bón có thể là một tác dụng phụ nếu như bà bầu uống loại thuốc này quá nhiều.

  • Mất nước: Khi mang thai, bạn dễ bị mất nước, vì cơ thể bạn sử dụng nhiều nước hơn để giúp tạo thành nhau thai và túi ối. Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn phải vật lộn để thực hiện các chức năng thông thường, và táo bón là một trong những biến chứng điển hình.

  • Ít hoạt động: Khi bụng của bạn càng ngày càng trở nên to hơn, nó có thể gây khó khăn cho việc vận động, đi lại. Điều này khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ và cũng chính là khởi nguồn của chứng táo bón trong  thai kỳ.

  • Do căng thẳng: Mang thai có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhưng nó cũng khiến một số người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, lo lắng, đặc biệt là khi sắp đến ngày dự sinh. Sự căng thẳng của thần kinh trung ương cũng khiến nhu động ruột hoạt động yếu hơn, khiến bà bầu bị táo bón.

táo bón khi mang thai
Stress trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Nếu chế độ ăn thiếu rau xanh cùng với việc uống quá nhiều sữa trong thời gian mang thai thì đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bà bầu phải đối mặt với chứng táo bón.

  • Táo bón do bệnh: Chứng táo bón trong thai kỳ còn là biểu hiện của các bệnh lý mà có thể bạn chưa phát hiện ra như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… Chứng táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ thường dùng thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.

  • Do bạn đã bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh: Nhịn đi vệ sinh quá lâu, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể… đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi  tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.

Trong thực tế, đa số bà bầu bị táo bón không phải do một mà nhiều nguyên nhân kết hợp cùng lúc. Các bạn nên rà soát lại tất cả các yếu tố trên để không bỏ sót bất kì thủ phạm gây bệnh  nào khi có các dấu hiệu táo bón.

Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị táo bón

Chứng táo bón ở bà bầu có thể được nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Số lần đi đại tiện trong tuần ít hơn 3 lần. Một số trường hợp đi ngoài 1 - 2 ngày một lần mà phân khô cứng, khó đi vẫn được xếp vào diện bị táo bón.

  • Khó đi tiêu, bạn phải rặn mạnh mới đi được.

  • Đi ngoài thấy phân cứng, khô.

  • Thi thoảng có những cơn đau ở bụng dưới.

  • Khuôn phân to, vón thành cục cứng, có kích thước to nhỏ khác nhau.

  • Khi đi đại tiện có cảm giác như bị cản trở, đi không hết phân.

Bị táo bón khi mang thai nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Rõ ràng, trong thai kỳ, mẹ bầu bị táo bón có thể khiến khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giảm hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Bị táo bón lâu ngày có nguy cơ bị trĩ, rách hậu môn, sa trực tràng, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát khi đại tiện … Tất cả điều này đều bất lợi cho thai nhi.

Ngoài ra, việc táo bón cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ cả bé như sau: 

  • Phân là độc tố cơ thể cần thải loại. Tuy nhiên, khi táo bón, phân bị tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành các chất độc như amoniac, indol, phenol… Những độc tố này bị hấp thụ ngược lại bởi cơ thể, gây ra nhiễm độc mãn tính, và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

  • Khi mẹ mang thai cố rặn phân ra ngoài có thể tác động gây sảy thai, sinh non. Đặc biệt nguy hiểm với thai nhi dưới 3 tháng tuổi. 

  • Hệ vi sinh đường ruột cũng mất cân bằng do táo bón, gây ra giảm hấp thụ dinh dưỡng. Tất nhiên, cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi. Nhiều trẻ sinh ra do mẹ táo bón thai kỳ nên bị suy dinh dưỡng từ bào thai, sức đề kháng giảm. 

Cách trị táo bón an toàn cho bà bầu trong thời kỳ mang thai

- Chế độ ăn giàu chất xơ:

Việc ăn thêm chất xơ vừa giúp mẹ giảm táo bón, vừa giúp tăng vitamin và các chất chống oxy hoá tốt tăng miễn dịch cả mẹ cả bé. Lượng chất xơ nên tiêu thụ từ 25 – 30g/ngày, duy trì đều đặn hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu như trái cây tươi, rau, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, ngũ cốc cám, mận, và bánh mì ngũ cốc.

mẹ bầu bị táo bón
Các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu chất xơ

- Uống nhiều nước:

Các mẹ bầu cần uống gấp đôi lượng nước so với thông thường. Phụ nữ mang thai cần uống tầm 8 cốc nước/ ngày, tương đương gần 2,5 lít nước. Việc uống đủ nước sẽ giúp phân mềm, tránh táo bón.

trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu
Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn hạn chế bị táo bón ở mẹ bầu

- Tăng cường vận động:

Tập thể dục giúp mẹ bầu tăng nhu động ruột, tránh phân tích tụ lâu bị khô và táo bón. Tần suất tập nên từ 20 – 30/ lần, 3 lần một tuần. Các bài tập rất đa dạng có thể từ đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội … Tham khảo ý kiến bác sĩ sản để chọn loại hình tập phù hợp với thai nhi.

Tư thế nằm ngủ khi mang thai tốt cho cả mẹ và bé!

bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Tăng cường vận động giúp mẹ bầu tăng nhu động ruột tránh táo bón rất hiệu quả

- Sử dụng men vi sinh:

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do việc táo bón gây ra. Khi hệ vi sinh cân bằng, quá trình tái hấp thu nước và điện giải vào phân ổn định, giúp mềm phân. Bổ sung men vi sinh giữ cho  hệ vi sinh khoẻ mạnh giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho cả mẹ cả bé.

Những điều bà bầu cần lưu ý khi bị táo bón trong giai đoạn thai kỳ

Chứng táo bón không phải là chứng hiếm gặp trước và cả sau khi sinh con. Trong những tuần đầu sau sinh, việc đau xung quanh đáy chậu và hậu môn là phổ biến ở sản phụ. Cảm giác này xuất hiện phổ biến hơn ở các bà mẹ đã bị khâu vết rạch tầng sinh môn. Trong thời kì cho con bú, điều quan trọng là các bà mẹ sẽ phải uống nhiều nước hơn nữa, vì táo bón cũng thường xảy ra trong thời kỳ này.

Táo bón khi mang thai và sau sinh có thể dẫn đến phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom). Điều này gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Do đó các mẹ bầu cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái.

Trên đây là những thông tin về bà bầu bị táo bón cần biết và lưu ý. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích các mẹ trong giai đoạn khó khăn này. Chúc các mẹ có một thời kỳ mang thai, sinh con thật thoải mái với những kinh nghiệm bỏ túi này nhé!

Tuthuoc24h