Nên làm gì khi phát hiện bệnh zona thần kinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh zona thần kinh ở trẻ, mẹ phải xử lý như thế nào cho đúng?

Bệnh zona thần kinh ở trẻ nhỏ là căn bệnh nguy hiểm. Cần phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách để tránh biến chứng nguy hại cho trẻ.

Zona thần kinh là một bệnh liên quan đến virus zoster gây ảnh hưởng lên các gốc dây thần kinh. Bệnh zona thần kinh ở trẻ gây ra cảm giác đau rát, ngứa ngáy cho trẻ. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm cho con trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị bệnh zona thần kinh 

Bệnh zona hay còn gọi bệnh zona thần kinh là một bệnh ngoài ra khá phổ biến, do virus Varicella zoster gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Virus này cũng là thủ phạm gây ra bệnh thủy đậu và có quan hệ với virus herpes. Do đó, bên cạnh tên gọi trên, bệnh còn có tên gọi khác là herpes zoster.

trẻ bị zona thần kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Trẻ bị zona thần kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Bệnh không xảy ra với trẻ em và các bé tuổi teen có hệ miễn dịch khỏe mạnh, mà gặp ở các bé có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt là những trẻ không được tiêm ngừa thủy đậu hoặc đã từng mắc bệnh thủy đậu cũng dễ mắc bệnh zona hay tiếp xúc với những người bị thủy đậu hoặc zona cũng dễ bị lây nhiễm.

Đây là một bệnh lý về da và gây ra những biến chứng khó lường đối với trẻ nhỏ. Vì vậy khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chữa trị. Không tự áp dụng các biện pháp dân gian gây vết loét nghiêm trọng.

Dấu hiệu trẻ bị bệnh zona thần kinh

Triệu chứng chung

Da có cảm giác bị căng, nóng, ngứa rát, mẩn đỏ, nhức hoặc đau nhói ở trên mặt hoặc vùng da bất kỳ. Sau 1-3 ngày, có mụn nước màu hồng ngọc mọc thành chum xuất hiện ở các vị trí da đau nhức. Các mụn nước này thường chỉ mọc ở một bên cơ thể như một bên má, mọc ở mắt và hiếm khi mọc cả hai bên. Trong 10-12 ngày, các mụn nước này phát triển các mụn rộp có mủ, vỡ ra và tự đóng vảy. Sau 2-3 tuần, các vảy sẽ tự khô dần, rơi ra và để lại sẹo.

Một số trẻ khi bị zona thần kinh có thể kèm theo các hiện tượng như sốt cao đến 40 độ, nhức đầu, ngứa, đau nhức, khóc quấy. 

Một số vị trí zona thường gặp ở trẻ

  • Vị trí ở tai: Xuất hiện mụn nước rải rác trên nắp tai, cửa ống tai từ vùng da tai đau rát. Cảm giác tai đau rát như bị bỏng, khó chịu lan dọc theo ống tai ngoài, vùng da cả trước và sau tai.Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, cơn đau còn lan xuống miệng, họng và lưỡi.
biểu hiện của zona thần kinh
Biểu hiện của zona thần kinh
  • Vị trí ở miệng: Theo viền môi trên hoặc dưới, các mụn nước nhỏ, hình dạng tròn hoặc bầu dục mọc rải rác hoặc lan thành dải quanh vị trí môi, gây cảm giác ngứa và đau rát. Bệnh ở vị trí này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Vị trí ở mắt: Các mụn nước mọc rải rác hoặc lan thành dải, xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi vết rộp da biến mất xung quanh các vị trí mắt, mi mắt, trán và cả mũi trẻ. Đi kèm với đó, trẻ còn có một số triệu chứng như: đau đớn, khó chịu, mỏi mắt, đau mắt kiểu bỏng rát hoặc đau nhói, mờ mắt. Khi bệnh phát triển nặng, mắt có nguy cơ bị tê liệt, hoạt tử kết mạc, giác mạc và mù vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời. 

Những biến chứng của bệnh zona thần kinh ở trẻ

Thông thường bệnh sẽ khỏi trong vòng 2 đến 4 tuần, để lại sẹo trên vùng da tổn thương gây mất thẩm mỹ. Với các sẹo nặng, khó phục hồi, có thể khiến trẻ mất tự tin, ảnh hướng đến vẻ đẹp tương lai. Khi trẻ mắc zona ở vùng mặt, mắt… bố mẹ cần đặc biệt thận trọng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực và thính lực về sau của trẻ.

Trẻ mắc zona thường mệt mỏi, suy kiệt về thể chất, dễ dẫn đến mắc các bệnh nhiễm trùng khác. 

Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh và bệnh thủy đậu có liên quan đến nhau. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus zoster có thể sẽ bị thủy đậu. Khi điều trị khỏi thủy đậu, virus vẫn chưa được đẩy lùi sẽ ẩn giấu tại các gốc thần kinh và đợi cơ hội thích hợp bùng phát bệnh zona ở trẻ. 

nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có biểu hiện
Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có biểu hiện

Khi trẻ bị mắc zona thần kinh, ba mẹ cũng không nên lo lắng hay hoang mang quá. Vì da trẻ còn non và nhạy cảm nên tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để nhận điều trị của bác sĩ, tránh bôi thuốc lung tung, gây nhiễm trùng. 

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Bệnh zona có các biểu hiện rất cụ thể và dễ phát hiện. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu:

  • Các mụn nước xuất hiện nghiêm trọng ở mặt và mắt
  • Sau 10-14 ngày mụn nước vẫn không biến mất 
  • Những nơi nổi mụn nước đau rát, ngứa
  • Không biết rõ các mụn nước này có phải do zona thần kinh không hay có thể là tác dụng phụ của thuốc trẻ đang dùng. 
  • Các nốt mụn nước có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ có dấu hiệu sốt và mệt mỏi. 

Zona không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng song nó khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa bệnh này có tính truyền nhiễm. Vì thế trẻ có thể lây cho người xung quanh nếu như không có phương pháp điều trị đúng cách. 

Điều trị bệnh zona thần kinh ở trẻ nhỏ

sử dụng thuốc an toàn để điều trị trẻ nhỏ
Sử dụng thuốc an toàn để điều trị trẻ nhỏ

Zona không có phương pháp điều trị cụ thể giúp khỏi hẳn nào nhưng sử dụng một số thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bệnh zona sẽ biến mất sau khi virus hoàn thành hết vòng đời của nó. Những trường hợp bệnh nặng có thể kéo dài khoảng một tháng. Vì vậy, không phải lúc nào trẻ nào bị zona cũng cần phải điều trị. 

Tuy nhiên, khi tiến hành điều trị, bác sĩ có thể kê một số thuốc như: Thuốc kháng virus, kem bôi ngoài da, thuốc xịt để giảm các cơn đau thần kinh. Các thuốc này giúp hạn chế sự tấn công của bệnh ,đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, giảm lây lan. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tránh gây viêm nhiễm, để lại sẹo sau này cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị zona thần kinh

Chăm sóc cho trẻ bị zona cực kỳ quan trọng. Đây là một bệnh lây nhiễm nên cha mẹ  cần chú ý những điều sau để tránh lây lan.

Điều nên làm 

  • Dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, tránh để da ẩm ướt dễ lây sang các bộ phận khác. 
  • Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thoải mái. Điều này giúp các mụn nước nhanh khô, hạn chế mụn nước xuất hiện nhiều và dễ vỡ.
  • Sử dụng găng tay khi chăm sóc vết thương của trẻ. Tránh động chạm trực tiếp vừa gây nhiễm trùng vừa dễ lây bệnh cho người chăm sóc.
  • Đắp khăn lạnh, chườm đá xung quanh vùng da bị tổn thương để giảm đau.
không chạm tay trực tiếp vào vết loét
Không chạm tay trực tiếp vào vết loét

Điều không nên làm

  • Nên cách ly trẻ, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với bất cứ ai khi mụn nước chảy mủ. 
  • Không băng kín các vết mụn nước lại.
  • Không tùy ý sử dụng thuốc bôi ,đặc biệt thuốc chứa kháng sinh, sẽ làm chậm quá trình lành bệnh.
  • Chạm tay hoặc ấn trực tiếp vào các mụn nước.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở trẻ

Cha mẹ có thể giảm nguy cơ bệnh zona thần kinh cho trẻ bằng cách phương pháp sau: 

tiêm vác xin để phòng ngừa bệnh
Tiêm vác xin để phòng ngừa bệnh
  • Tiêm phòng vacxin ngừa thủy đậu cho trẻ. Tiêm vacxin có thể giảm khả năng bùng phát bệnh cho dù bệnh vẫn có thể xuất hiện nhiều lần. 
  • Không để chung đồ của trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà và cả bố mẹ, người thân.
  • Cho trẻ sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng như cam, ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, cà chưa, trứng, sữa,… Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh tật.

Như vậy, Tuthuoc24h đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin về bệnh zona thần kinh ở trẻ nhỏ. Hi vọng bài viết đã giúp bố mẹ có biện pháp điều trị, phòng bệnh zona đúng cách cho trẻ. Chúc cho bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: những cách chữa zona thần kinh cho mọi đối tượng

TuThuoc24h