Mụn cóc là một khối u nhỏ sần, màu trắng mọc ở bàn tay, bàn chân. Đa phần mụn cóc là lành tính, có thể biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, đôi khi mụn cóc cũng gây ra đau đớn, phát triển nhanh và lây lan sang vùng khác. Vì thế 5 mẹo chữa mụn cóc bằng phương pháp dân gian giúp bạn điều trị bệnh kịp thời và an toàn.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là một bệnh lý dễ nhận biết nhờ sự xuất hiện của các khối u nhỏ trên bề mặt da. Các khối u này thường sần sùi, màu trắng, lành tính, mọc trên bàn tay, ngón tay, bàn chân và đôi khi ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ, vướng cộm và bất tiện trong sinh hoạt.
Bệnh có thể gặp ở tất cả lứa tuổi, thông thường trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn do thói quen chời đùa, tiếp xúc với mầm bệnh.
Triệu chứng thường gặp ở bệnh:
- Xuất hiện hiện tượng chảy máu, đau đớn khó chịu khi mọc trên mặt hoặc đầu
- Sưng rộp, vỡ và đau đớn khi đi lại nếu mọc ở bàn chân
- Nứt móng, hư móng khi mọc tại móng tay, móng chân
- Đau đớn, khó chịu khi mọc trên bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn
Một số trường hợp, bệnh có thể tự biến mất, ngược lại, cũng có trường hợp phát triển to hơn, gây đau nhức và chảy máu.
Nguyên nhân dẫn tới mụn cóc
Theo dân gian, mụn cóc là do chạm phải các dịch tiết ra từ da con cóc. Nhưng khoa học đã chứng minh, mụn cóc là do virus HPV (Human Papilloma virus) – tác nhân chính gây ra bệnh. Chúng thường sống tại nơi ẩm thấp như trong đất, đồng ruộng, bể bơi,… Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước trên da. Qua một thời gian chúng sinh sôi, phát triển, người bệnh mới phát hiện ra bệnh.
Các đối tượng có khả năng cao bị mụn cóc:
- Trẻ em: do thường chơi đùa với đất cát, đi chân đất, làm trầy xước chân tay, cắn móng tay,… tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập.
- Bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như ung thư máu, bạch cầu, HIV/AIDS,...
- Người già và phụ nữ mang thai cũng có hệ miễn dịch suy giảm
- Người thường xuyên làm móng, dùng chung dụng cụ (kìm bấm, khăn,…) với nhiều người.
- Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh.
Phụ huynh cần tập thói quen sinh hoạt sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên vệ sinh chân tay sau khi chơi đất cát, hạn chế cho trẻ chạy nhảy với chân trần. Khi cơ thể có vết xước cần sát trùng kịp thời, cắt móng tay gọn gang, không cho trẻ gặm cắn. Đồng thời, giữ vệ sinh chung và bảo vệ bản thân để tránh lây nhiễm bệnh qua các vật dụng cho gia đình và cộng đồng.
Phân loại mụn cóc
Mụn cóc có thể phát triển tại nhiều vị trí với các biểu hiện khác nhau, được chia làm 2 loại phổ biến: mụn thông thường và mụn phẳng.
Mụn thông thường
Là các cục mụn to mọc rõ trên bề mặt da, sần sùi, sẫm màu, có hình tròn hoặc oval. Kích thước đa dạng, to nhỏ khác nhau. Mụn có thể mọc tại bất cứ vùng nào trên da, chủ yếu ở tay, chân, cụ thể:
- Mụn mọc dưới gang bàn chân, bàn tay, ngón tay, các móng tay, móng chân: tạo cảm giác khó chịu, cộm và đau đớn khi chạm vào
- Mụn cóc Mosaic: tập hợp nhiều cục mụn nhỏ, mọc thành chùm tại lòng bàn chân và gót chân
- Mụn mọc ở bộ phận sinh dục, hậu môn: có thể lây lan trong quá trình quan hệ tình dục
Mụn cóc phẳng
Các cục mụn không nhô hẳn lên trên bề mặt da, chỉ là những nốt sần nhỏ, kích thước 1 – 5 mm, bề mặt trơn láng, có màu vàng. Loại này khó phát hiện, nhìn kỹ và sờ mới thấy được. Đặc điểm lây lan nhanh chóng, mọc ở bàn tay, cằng tay và phải điều trị mới hết được.
5 phương pháp dân gian trị mụn cóc ở tay
Tuy lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mụn cóc gây mất thẩm mỹ. Mụn có thể biến mất sau vài tháng cho đến vài năm. Vì thế, bên cạnh điều trị bằng Tây y và các phương pháp hỗ trợ hiện đại, một số mẹo dân gian sau sẽ giúp ngăn ngừa mụn cóc lây lan và an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Điều trị mụn cóc ở tay bằng quả sung
Theo Đông y, sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, làm sạch ruột và tăng cường tiêu hóa. Ngoài ra, trong sung giàu chất chống oxy, có khả năng kháng virus nên điều trị mụn cóc rất hợp lý, làm xẹp mụn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách dùng:
- Chọn sung quả tươi, nhiều mũ, cắt đôi lấy nhựa
- Bôi trực tiếp nhựa sung lên các nốt mụn cóc
- Giữ yên trong 30 – 45 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày để cho hiệu quả tốt nhất
- Sử dụng các biện pháp tránh nắng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Điều trị mụn cóc ở tay bằng tỏi
Trong tỏi có chứa một lượng lớn allicin, có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, tiêu diệt virus mà không ảnh hưởng đến lợi khuẩn. Đồng thời, hỗ trợ làm lành các vết thương ngoài da, bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài.
Cách dùng:
- Rửa sạch tay và vùng da mụn cóc rồi thấm bằng vải bông
- Cách 1: Lấy vài tép tỏi, ép nát lấy nước, thêm một thìa cà phê mật ong. Sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị mụn, để yên trong 10 – 15 phút và rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả
- Cách 2: Thái lát mỏng vài tép tỏi, chà nhẹ lên vùng da bị mụn cóc trong 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần, lưu ý không bôi lên vùng da lành vì tỏi rất nóng.
Điều trị mụn cóc ở tay bằng lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, tính ấm, không độc có công dụng giải cảm, giải hàn, làm ra mồ hôi. Hơn nữa, tía tô có chứa nhiều Perillaldehyde, Limonene, giúp cân bằng điều tiết của da và ức chế hoạt động của các vi khuẩn.
Cách dùng:
- Làm sạch da, chườm nước nóng và loại bỏ lớp da sần phía trên để lộ thịt da bên trong mụn cóc
- Cách 1: Rửa sạch và giã nát 200g lá tía tô tươi, vắt lấy nước chia làm 2 phần. Một phần để uống, một phần chấm lên vết mụn. Lấy bã đắp lên rồi dùng băng gạc cố định để qua đêm. Thực hiện liên tục trong 1 – 2 tuần.
- Cách 2: Rửa sạch 300 – 400g lá tía tô tươi, giã nát lấy nước rồi trộn với nhựa nha đam tươi. Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng da bị mụn cóc rồi cố định bằng băng gạc để qua đêm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Điều trị mụn cóc bằng nha đam
Nha đam là một bài thuốc có vị đắng, tính mát, hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, mát huyết nhuận tràng. Nha đam cũng giàu khoáng chất và vitamin, có chứa chứa glycoprotein giúp làm lành vết thương, giảm dị ứng, chống viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
Cách dùng:
- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng làm sạch vùng da bị mụn cóc, dùng khăn mềm lau khô.
- Nha đam tươi gọt bỏ vỏ, bôi trực tiếp lớp nhựa lên vùng da bị mụn, băng lại trong 2 – 3 tiếng thì rửa lại với nước. Thực hiện 2 lần/1 ngày trong 2 – 4 tuần.
- Đồng thời, đem nha đam nấu nước uống mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và loại bỏ virus HPV trong cơ thể.
Lưu ý: Phương pháp này không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị tiêu chảy chảy vì nha đam có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Điều trị mụn cóc bằng giấm táo
Giấm táo là một axit axetic có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn khi tiếp xúc. Sử dụng giấm táo có thể diệt vi khuẩn và tăng cường sức đề kháng.
Cách dùng:
- Ngâm vùng da bị mụn cóc trong nước muối loãng trong 30 phút rồi lâu khô
- Thấm giấm táo vào bông rồi áp trực tiếp lên các nốt mụn cóc. Dùng băng gạc băng lại để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau
- Thực hiện đều đặn vào tối trước khi ngủ sẽ thấy mụn cóc khô đi.
Một số chỉ định khi áp dụng phương pháp dân gian điều trị mụn cóc
Khi sử dụng phương pháp dân gian, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Các biện pháp dân gian có tác dụng chậm, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của từng người. Khi thấy mụn mọc quá nhiều cần đi khám để điều trị bằng thuốc tây và các phương pháp y học hiện đại khác.
- Nếu bị mụn cóc ở tay hạn chế tiếp xúc với nước, luôn để tay khô ráo. Sau khi vệ sinh mụn cóc cần rửa tay lại với nước sạch và xà phòng, tránh lây lan sang vùng khác. c
- Có thể dùng đá bào nhám, dũa móng tay để giảm độ sần của mụn cóc. Tuyệt đối không sử dụng dao lam, kim khâu cạy khi chưa sát trùng.
Phương pháp giảm nguy cơ lây lan mụn cóc
Đôi khi mụn cóc tái phát là do mụn mẹ đã phát tán virus, lan sang vùng khác gây mụn con xung quanh. Thường mụn cóc con có kích thước nhỏ, chúng ta rất khó phát hiện để điều trị kịp thời. Vì thế điều trị kịp thời mụn cóc là cách tránh lây nhiễm nhanh nhất. Dưới đây là một số biến pháp giúp mụn cóc tránh lây lan và tái phát:
- Không gãi, dùng vật nhọn sắc như dao lam, dao cạo hoặc kim châm vào khu vực có mụn
- Không dùng chung các đồ dụng như dụng cụ cắt móng tay để tránh lây nhiễm mụn cóc
- Giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, ...) luôn khô ráo vì mụn cóc dễ sinh sôi trong môi trường ẩm ướt
- Rửa tay với xà phòng khi khi chạm vào mụn cóc
- Tự theo dõi nốt mụn hằng ngày để phát hiện dấu hiệu tái phát kịp thời
- Tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
- Tiêm phòng vắc-xin HPV để ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư do virus này gây ra.
Mặc dù mụn cóc không nguy hiểm, lành tính nhưng người bệnh vẫn cần điều trị kịp thời để giảm đau đớn, bất tiện và mất thẩm mỹ. Hi vọng một số mẹo chữa mụn cóc ở tay bằng phương pháp dân gian sẽ giúp người bệnh phần nào điều trị bệnh sớm khỏi, ngăn chặn lây lan và tái phát của virus HPV. Nếu có bất kỳ triệu chứng khác nào, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.
TuThuoc24h