Con bạn có tự đi học không? Làm sao giúp bạn yên tâm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Dạy Con @

Con bạn có tự đi học không? Làm sao giúp bạn yên tâm

Khi có một người bạn chung đường thì sẽ an toàn hơn, tâm lý vững vàng hơn, lại vui vẻ, khi gặp điều gì thú vị có người để nói, bạn cũng nên liên hệ với gia đình bạn của con để khi bạn không liên lạc được với con thì có thể liên lạc với gia đình bạn của con.

Cho con tự đi học vì cha mẹ muốn giúp con độc lập, tự có ý thức từ bé, học được những điều con tự quan sát, tự rút ra bài học, giúp con mạnh dạn vững bước với tương lai nhưng bạn phải đảm bảo rằng con vẫn được an toàn tuyệt đối khi rời xa vòng tay của cha mẹ.
Một nhà biên kịch người Singapore cũng là giáo viên cô có một cô con gái và cô hiểu cảm giác khi để con tự đến trường, thật sự nếu có điều gì không may xảy ra với con thì những cha mẹ đó sẽ ân hận dằn vặt rất nhiều, cô cũng từng là một đứa trẻ và mãi đến 11 tuổi mẹ cô mới để 2 chị em cô được tự đi học piano vào buổi chiều, cô luôn thấy thích thú với điều này, nhưng cô cũng có nhiều phen khiếp vía khi đi trên đường, vì thế dưới ngòi bút với những trải nghiệm của tuổi thơ cô cũng đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm trên một trang web tên là Theasianparent dành cho bố mẹ, dưới đây là những thông tin cô truyền đạt cho những bố mẹ nào muốn cho con tự đi học.

 1. Có ít nhất một người bạn chung đường

Trong khu bạn ở thế nào cũng có nhà có trẻ em đi học có thể khác lớp nhưng giờ giấc giống nhau, nếu bạn đó lớn hơn thì càng tốt. Hoặc chính bạn là người tìm cho con một người bạn chung đường, còn nếu nhà bạn ở nơi xa hẻo lánh không một ai đi chung với con thì tôi nghĩ tốt nhất bạn nên đưa con đi học, hoặc là cho con học nội trú bởi trường có vẻ xa.
Khi có một người bạn chung đường thì sẽ an toàn hơn, tâm lý vững vàng hơn, lại vui vẻ, khi gặp điều gì thú vị có người để nói, bạn cũng nên liên hệ với gia đình bạn của con để khi bạn không liên lạc được với con thì có thể liên lạc với gia đình bạn của con.

2. Dạy con cách tránh xa người xấu

Điều này cũng khó nói lắm, bởi những người xấu khi có ý đồ tiếp xúc với bé họ sẽ không để dễ nhận ra, có thể người lạ mặt nhưng nhìn chỉnh chu đẹp. Dạy con không được làm điều người khác sai bảo nếu không có sự đồng ý của cha mẹ hoặc điều đó không đúng. Người xấu này có thể người thân, bạn thân, hàng xóm,...

3. Tập luyện cùng nhau

Ban đầu trong vài ngày bạn nên quan sát con từ xa, và nếu con có đi sai đường, bắt nhầm chuyến xe buýt cũng để yên, hãy đi theo và quan sát con, xem con sẽ xử lý ra sao, rồi khi con về sẽ hỏi và giúp con rút ra những kinh nghiệm.

4. Luôn liên lạc với nhau

Tạo cho con thói quen nhắn tin hoặc gọi cho cha mẹ khi chuẩn bị về và đến nơi an toàn, để cha mẹ biết và yên tâm, khi con quên phải nhắc nhở. Khi thường xuyên liên lạc mà xảy ra điều bất thường thì dễ nhận ra.

5. Đủ khả năng tự đi học

Điều này không phụ thuộc vào tuổi của trẻ bao nhiêu nhưng tốt nhất là từ lớp 5 khoảng 10 đến 12 tuổi là có thể cho con tự đi học, nhưng nếu đến tuổi này mà trẻ còn nhút nhát và hay sợ hãi chưa xử lý tốt những tình huống cực kỳ đơn giản ở nhà thì không nên cho con đi học một mình. Chính cha mẹ quan sát và nhận ra khi nào là thời điểm thích hợp để con tự đi học.

6. Dạy con cách tham gia giao thông cho đúng

Mỗi nước mỗi vùng thì có các phương tiện khác nhau, ở thành phố thì đi xe buýt, ở quê thì trẻ đi bộ hoặc xe đạp nếu xa. Nhưng tất cả đều tuân thủ luật giao thông.
Ở Việt Nam thì thì dạy trẻ dù tham gia bằng phương tiện gì cũng phải đi phía bên phải, đi bộ thì đợi có tín hiệu đèn và đi đúng vạch kẻ dành cho người đi bộ. Đi xe đạp thì có đèn xanh mới được đi. Dù đi đúng cũng phải quan sát xe nhìn hai phía cẩn thận rồi mới băng qua đường.

7. Dạy con cách xử lý khi bị lạc

Đôi khi trẻ lơ đễnh và quên mất đường về nhà hoặc bắt nhầm chuyến xe buýt nên bạn dạy con cách xử lý tình huống nếu con đi lạc, bạn hãy đặt cho bé đề bài “nếu con đi lạc thì con phải làm thế nào vì bố mẹ ở nhà rất lo lắng cho con” để con trả lời và gợi ý cho con cách xử lý, nên gọi ngay cho cha mẹ thông báo tình trạng đang bị lạc, nói rằng con nên bình tĩnh đừng khóc sợ, sẽ dễ bị người xấu chú ý. Nhờ người an toàn quanh đó giúp đỡ, hoặc chỉ con đến trạm xe buýt xem con đang đứng ở đâu. Gọi điện hỏi thăm con, và nhắc con khi đến nơi an toàn nhớ nhắn tin liên lạc với cha mẹ.

8. Không đính tên của trẻ lên các đồ dùng

Cha mẹ không nên đính tên con lên các vị trí  như cặp xách, áo. Việc để tên bên ngoài nếu người xấu thấy họ gọi tên khiến bé tưởng người quen và nghe theo. Nếu nhà trường quy định viết tên trên áo thì khuyên con không được cởi áo khoác.

9. Mật khẩu bí mật

Nhiều chuyên gia khuyên, cha mẹ nên có mật khẩu gia đình và giữ bí mật chỉ những người tin tưởng mới biết, nếu trẻ gặp người lạ mặt giả vờ thân quen gọi tên nhưng nếu không biết mật khẩu bí mật thì trẻ sẽ hiểu đây là người không đáng tin, không làm theo những gì người đó nói và tìm cách tránh xa.

10. Biết chạy để giải cứu bản thân

Dạy con phải trốn chạy khi cần thiết, khi thấy nơi đó, người đó không an toàn hoặc xảy ra nguy hiểm thì có thể bỏ chạy và phải liên lạc về cho cha mẹ ngay lập tức, khuyên con chạy đến nơi an toàn, nơi có đông người, gần khu vực an ninh.

Trên đây là 10 điều được khuyên để bạn dạy con bạn các kỹ năng khi con tự đi học, thời gian đầu bạn nên dành thời gian theo sát bé. Hãy luôn quan tâm liên lạc dù tất cả những ngày trước đó an toàn cũng phải cảnh giác con đã nhắn tin nhắn lại cho con, thói quen liên lạ khi đến nơi an toàn của con và cha mẹ không được lơ là.

TuThuoc24h.net