Cách dạy con kinh điển của người Nhật để trẻ phát triển cả thể chất lẫn nhân cách
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Dạy Con @

Cách dạy con kinh điển của người Nhật để trẻ phát triển cả thể chất lẫn nhân cách

Mọi người cứ bảo để con lớn tý rồi dạy, có chăng là đang ngụy biện cho sự lười biếng của mình, Việt Nam chúng ta từ xưa đã có câu ca dao uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ.

Vì sao hàng trăm quốc gia trên thế giới nhưng tôi chọn kinh nghiệm dạy con của người Nhật để giới thiệu đến các bạn!

  • Tôi có thể hỏi rằng khi bạn đi mua món đồ như điện tử, mỹ phẩm, chăm sóc mẹ và bé ở siêu thị hay cửa hàng giữa hàng hóa sản xuất tại Nhật và nước khác bạn sẽ chọn món đồ của nước nào… tôi tin chắc hầu hết bạn sẽ chọn của Nhật. 
  • Đất nước nào về văn hóa luôn được duy trì mạnh mẽ, mọi thứ như đi vào khuôn khổ, từng con đường, phương tiện, thái độ làm việc... Tận mắt tôi trông thấy công ty của Nhật tại Việt Nam họ còn dạy công nhân cúi chào nhau khi gặp mặt trước khi ăn.

Mọi người cứ bảo để con lớn tý rồi dạy, có chăng là đang ngụy biện cho sự lười biếng của mình, Việt Nam chúng ta từ xưa đã có câu ca dao “uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ”. Ai ai cũng đều bận rộn công việc hằng ngày, và chịu nhiều vất vả mệt mỏi, nhưng dạy dỗ con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta, và đừng đợi mọi việc đã đi quá mức không thể cứu vãn như con cái hư hỏng, con cái đến tuổi trưởng thành, có cá tính và cái tôi riêng. Hãy dành nhiều thời gian cho con trước khi quá muộn bằng cách các ông bố bà mẹ hãy yêu thương, tôn trọng nhau trước và chia sẻ công việc nhà với nhau để có thời gian chăm sóc con dạy dỗ con, bởi như bạn thấy các đứa trẻ ngoan giỏi đều đến từ gia đình đầm ấm hạnh phúc vợ chồng tôn trọng hòa thuận

1. Dạy con những giá trị đạo đức ngay từ khi còn bé


Khi con bạn có được điều này thì sẽ được mọi người yêu quý, được tôn trọng, có sự tín nhiệm từ người khác, con sẽ sống có trách nhiệm và có những mối quan hệ tốt. Vậy ngay từ khi còn nhỏ hãy dạy con những giá trị đạo đức cơ bản như là cúi đầu chào, mong muốn điều gì thì phải xin phép, biết cảm ơn, xin lỗi,...cho đến những điều lớn hơn như thừa nhận việc làm sai, làm việc có trách nhiệm… Và hướng con đến việc đọc sách, tạo thói quen thích đọc sách từ bé những quyển đơn giản cho đến những quyển nói về tâm lý nuôi dưỡng tâm hồn để con có tâm hồn phong phú hơn, giàu cảm xúc, lòng trắc ẩn, giàu vốn từ để giao tiếp hay hơn.

2. Vui chơi cùng con

Đừng để con bạn cô đơn trong thế giới ảo, nói chuyện với điện thoại, chăm sóc thú cưng trên điện thoại, trồng cây thu hoạch trên điện thoại,... ăn cùng điện thoại ngủ cùng điện thoại,.... tất cả những việc đó bạn có thể hoàn toàn làm thực tế với con, đừng trách con sao mải mê điện thoại không thèm nghe cha mẹ nói gì, đừng trách con sao ngày càng nhút nhát gặp người lạ, cứ sợ sệt không chào hỏi được gì, gặp con gì cũng sợ hãi… Cái cây non đó chính bạn đã uốn nắn nó, bạn đưa cho con điện thoại để làm gì… để ra điều kiện con ăn cho nhanh nhưng rồi khi không có con lại la hét, bạn đưa điện thoại để con ngồi yên không phá để bạn nghỉ ngơi xem ti vi lướt facebook. Có thể bạn dùng thời gian đó để làm việc, nhưng thử hỏi con có cả bố và mẹ không thể sẻ chia công việc cho nhau rồi một người chơi với con kiêng nhẫn cho con ăn sao.

Chơi với con giúp con gần gũi hơn với cha mẹ, làm những việc thực tế với con, có thể cùng con tắm thú cưng hay cho thú ăn, chơi vọc đất trồng cây với con,... vừa vận động vừa vui lại giúp con hiểu được vài điều trong cuộc sống.

3. Cho con vui chơi bên ngoài với thiên nhiên

Trước hết vì sức khỏe, bạn không hiểu vì sao những đứa trẻ ở quê đầu trần chân đất vọc cát vọc đất mà khỏe mạnh săn chắc còn con bạn ở thành phố sạch đẹp đi đâu cũng che chắn cẩn thận vậy mà hở ra tí là ốm, vì sao nói ra ngoài để tăng cường hệ miễn dịch, tất nhiên bên ngoài nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, con bạn làm quen dần dần và có thể tạo ra kháng thể dần dần nên hệ miễn dịch ngày càng tăng lên, làm quen với nắng gió để khi thời tiết thay đổi con có thể thích ứng được, ở Nhật Bản trẻ em 2 tháng tuổi được cha mẹ bế ra ngoài, 3 đến 4 tháng là ra ngoài không đội mũ che chắn dù nắng nóng hay lạnh để con làm quen.

Việc ra ngoài còn giúp con khám phá thế giới rộng lớn xung quanh, không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với những điều lạ lẫm, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tính tò mò khám phá con sẽ có nhiều câu hỏi để khám phá thế giới này với bạn, giúp con gần gũi hơn.

4. Cho bé tự do thể hiện quyết định ý chí

Điều này đỏi hỏi bạn phải thật chịu khó và nhiều thời gian, con muốn tự xúc ăn nhưng bạn muốn cho nhanh nên đút, con muốn tháo cho xong chiếc xe ô tô lắp ráp mới mua nhưng bạn thấy mất thời gian và muốn làm giúp cho nhanh, hoặc là không cho con chơi nữa. Nhưng những phụ huynh người Nhật họ kiên nhẫn theo quyết định của con, những điều về ăn uống, quần áo, vệ sinh cá nhân đều theo ý muốn của con.
Để con học được tính tự lập tự quyết định và chịu trách nhiệm với những việc con làm. Một số công việc nhà nhẹ nhàng phù hợp nếu con đòi làm hãy để con làm.

5. Khi con phản kháng hãy nhẹ nhàng trò chuyện lắng nghe con.


Đọc những nội dung trên xong bạn sẽ nghĩ đâu mà dễ dàng vậy, trẻ con đâu phải bảo gì làm nấy theo ý mình, theo kinh nghiệm của người Nhật thì khi con phản kháng thì nên nhẹ nhàng khuyên bảo, nén sự tức giận mà trò chuyện giải thích, dùng những lời lẻ và cách nói chuyện nhẹ nhàng nhất có thể. Tránh việc không quan tâm và gạt ý kiến của con, trẻ làm gì cũng có lý do hãy chịu khó lắng nghe chúng, và học cách kiên nhẫn kiềm chế sự tức giận với con trẻ.
Chúc gia đình bạn vui vẻ hạnh phúc.

TuThuoc24h.net