10 phép lễ nghĩa tối thiểu mà cha mẹ cần dạy cho trẻ nếu như muốn con trở thành người thành công
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Dạy Con @

10 phép lễ nghĩa tối thiểu mà cha mẹ cần dạy cho trẻ nếu như muốn con trở thành người thành công

Trẻ em như trang giấy trắng, việc định hình nhân cách trẻ sau này như thế nào phụ thuộc vào cách giáo dục của bố mẹ ngay từ nhỏ. Hãy dạy con bạn trở thành một người hiểu lễ nghĩa...

Tiên học lễ - hậu học văn mà cha mẹ là những người thầy dạy lễ nghĩa đầu tiên cho trẻ. Để trẻ trở thành một người hiểu lễ nghĩa, biết phép tắc, dưới đây là 10 phép lễ nghĩa mà cha mẹ không thể bỏ qua để dạy cho trẻ ngay từ thuở ấu thơ.

1. Đứng lên để thể hiện sự tôn trọng

Khi một người mới đến hoặc rời khỏi bàn, để thể hiện sự tôn trọng người ta thường đứng dậy, bắt tay hoặc cúi chào. Đây là một hành động đẹp thể hiện phép lịch sự và tôn trọng người khác. Bố mẹ nên dạy cho trẻ biết điều này và khen ngợi, cổ vũ trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện hành động này để dần hình thành thói quen cho trẻ.

2. Nhường đường hoặc nhường chỗ cho người khác

Ví dụ bạn thấy một đám đông đang đi hướng về phía mình, bạn có thể né sáng bên phải để nhường đường cho đám đông đó đi qua. Hoặc nhường đường cho những ai đang mang vác vật nặng, nhường đường, nhường chỗ ngồi cho phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi,... đây đều là những phép lịch sự và cử chỉ đẹp. Để dạy trẻ hành vi này, bố mẹ cần phải làm gương cho con trẻ và khuyến khích trẻ thực hiện theo. Phân tích cho trẻ biết lý do và ý nghĩa của hành động của mình.

3. Lễ phép với người lớn tuổi

“Kính lão đắc thọ’, những người lớn tuổi cũng giống như ông bà, cha mẹ của mình cần phải được kính trọng, lễ phép. Bố mẹ phải dạy trẻ biết thể hiện sự kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người lớn tuổi hơn,... Bạn cũng cần thực hành sự tôn kính người lớn tuổi trong gia đình và cuộc sống hàng ngày để trẻ noi gương.

4. Chào hỏi khách đến tham nhà

Bạn sẽ thấy tự hào khi khách đến chơi nhà con bạn chào hỏi khách một cách lễ phép và ngoan ngoãn. Hãy dạy cho trẻ biết cách chào hỏi khách đến chơi nhà. Nếu trẻ nhút nhát, bạn có thể chủ động giới thiệu khách với trẻ và gợi ý trẻ mời khách món gì đó để trẻ quên đi sự bẽn lẽn và tự tin hơn trong những lần sau.

5. Để trẻ nhớ tên người mới quen

Nhớ tên một ai đó mới quen cũng là một phép lịch sự, thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Vì vậy hãy dạy trẻ nhớ tên những bạn mới hay thầy cô, người quen mới bằng cách tạo giai điệu, ghép với những ấn tượng nào đó để giú trẻ ghi nhớ tên người mới. Khi nói chuyện với con, bạn cũng nên sử dụng tên của người mới để giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.

6. Trẻ không nên là trung tâm của mọi sự chú ý

Trông cuộc vui hay cuộc nói chuyện, bạn khôn nên đưa trẻ trở thành trung tâm thu hút mọi sự chú ý. Như thế sẽ khiến trẻ kiêu ngạo, không biết khiêm nhường, lễ độ. Bạn nên nhắc nhở trẻ điều gì nên làm, điều gì không nên.

7. Lịch sự khi thay đổi đề tài

Trong cuộc nói chuyện, có thể có những câu chuyện tẻ nhạt hoặc không phù hợp vơi môi trường xung quanh, nên khéo léo để thay đổi chủ đề một cách lịch sự là một kỹ năng cần thiết mà bố mẹ nên dạy cho trẻ. Cắt ngang chủ đề của người đang nói là sự thiếu lịch sự và không tôn trọng. Vì thế nếu muốn thau đổi đề tài đang nói, bạn nên dạy trẻ dành một chút thời gian nói về đề tài đó với đối phương trước khi chuyển sang chủ đề khác. Không nên thay đổi đột ngột sang câu chuyện khác khi người kia đang nói dở câu chuyện của họ.

8. Không chỉ tay hoặc nhìn chằm chằm vào người khác

Việc chỉ tay hay nhìn chằm chằm vào người khác là một hành vi khiếm nhã. Bạn hãy để trẻ thử trải nghiệm cảm giác khi ai đó cứ liên tục chỉ tay vào mặt hay nhìn chằm chằm vào mình như thế nào rồi hãy khuyên trẻ không nên tạo cảm giác khó chịu đó cho người khác.

9. Quan tâm đến người khuyết tật

Bản tính của trẻ là hay hiếu kỳ về mọi thứ xung quanh nên nếu gặp những người khuyết tật, trẻ có thể tò mò hỏi những câu khiến cho người khác không thoải mái. Vì vậy bạn hãy xin lỗi người đó và ra hiệu cho trẻ im lặng, bạn sẽ giải thích với trẻ sau. Bạn nên dạy trẻ biết cách tôn trong, quan tâm đến những người không may mắn, dạy trẻ biết cách yêu thương và tử tế với tất cả mọi người.

10. Không thể hiện sự khó chịu khi đến nhà người khác

Mỗi nhà sẽ có những thói quen sinh hoạt khác nhau, hãy dạy trẻ biết “nhập gia tùy tục’, hãy là một vị khách dễ chịu khi đến làm khách nhà ai đó.

Trẻ em như trang giấy trắng, việc định hình nhân cách trẻ sau này như thế nào phụ thuộc vào cách giáo dục của bố mẹ ngay từ nhỏ. Hãy dạy con bạn trở thành một người hiểu lễ nghĩa, biết tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh. Đó là hành trang tốt nhất để giúp con bạn hòa nhập với cuộc sống sau này.

TuThuoc24h.net