Con vào bếp học được gì?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Dạy Con @

Con vào bếp học được gì?

Bạn đã từng cho con vào bếp chưa? Hình ảnh con mình loay hoay, làm rối tung mọi thứ lên thật dễ thương đúng không? Từ căn bếp, trẻ em sẽ cảm nhận được hơi ấm của gia đình, giúp cho trẻ biết yêu thương mọi người và tự lập hơn

Bạn đã từng cho con vào bếp chưa? Hình ảnh con mình loay hoay, làm rối tung mọi thứ lên thật dễ thương đúng không? Từ căn bếp, trẻ em sẽ cảm nhận được hơi ấm của gia đình, giúp cho trẻ biết yêu thương mọi người và tự lập hơn. Vậy, cho con vào bếp như thế nào để dạy con một cách tốt nhất. Bạn hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây của chúng tôi nhé!

Theo nghiên cứu cho thấy, đa số những đứa trẻ được tiếp xúc và tham gia vào các công việc gia đình phát triển cảm xúc rất tốt. Chúng biết yêu thương gia đình, có khả năng lập kế hoạch để thực hiện và hoàn thành chúng, hòa đồng với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, cho những đứa trẻ vào bếp còn hun đúc, nuôi dưỡng ý thức của trẻ về tầm quan trọng của bữa cơm gia đình và chia sẻ công việc gia đình trong cuộc sống.
Đưa con vào bếp cũng là một cách để gắn kết tình mẹ con và tạo cho trẻ nhận thức, có thói quen ăn uống lành mạnh. Khi được góp sức mình để tạo ra các món ăn, trẻ sẽ thấy vô cùng thích thú và ý nghĩa. Những đứa trẻ sẽ ăn uống một cách thật ngon miệng món ăn mà chúng làm ra mặc dù nó chẳng ngon như mọi ngày. Vì thế, vào bếp sẽ giúp con cảm thấy ngon miệng hơn và học được nhiều hơn về thế giới động thực vật. Trẻ sẽ có khả năng phân biệt, nhận dạng các thực phẩm, định lượng các gia vị, đồ vật và dụng cụ nhà bếp,...

1. Tuổi nào nên dạy con nấu ăn?

Dạy nấu ăn cho con sẽ giúp cho con học được cách tự lập, có khả tự chăm sóc bản thân và giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. Vậy khi nào là thời gian thích hợp nhất để trang bị cho những cô cậu nhỏ những kiến thức nấu ăn. Bạn sẽ thật bất ngờ khi biết rằng bạn có thể để trẻ tiếp xúc với nhà bếp khi trẻ mới 2 tuổi. Bạn có thể nhờ trẻ lấy các loại rau củ. Điều đó giúp cho trẻ phân biệt các loại củ quả và làm quen với các vật dụng trong nhà bếp. Khi trẻ lớn hơn, hãy cho trẻ vào bếp thường xuyên hơn cùng với những nhiệm vụ khác như: rửa củ, lấy nước,... Khi trẻ 7 tuổi, bạn có thể hướng dẫn bé cách lên thực đơn một bữa ăn và hãy cho trẻ tự lên thực đơn cho mình nhé!

2. Những mẹo giúp trẻ hứng thú dài lâu với nhà bếp

Để trẻ thoải mái: Trẻ nhỏ rất tò mò và khám phá những điều chúng chưa biết. Hãy cho trẻ tự do khám phá, tìm hiểu về nhà bếp. Nhà bếp có thể bừa bộn một chút nhưng chẳng sao cả, bạn có thể dạy cho con cách dọn chúng mà! Bạn cần đặc biệt thận trọng với các dụng cụ nguy hiểm như: dao, kéo, chén bát,.. . Hãy để chúng xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
 
Cùng chơi đùa: Các bà mẹ hãy biến nhà bếp thường ngày thành một sân chơi thú vị cho trẻ. Bạn có thể cùng con chơi các trò chơi để học cách nhận dạng các loại thực phẩm cùng màu sắc, chức năng của chúng. Đối với những trẻ lớn hơn, hãy cùng con thi ai nhặt rau, rửa rau nhanh nhất nhé! Cảm giác chiến thắng sẽ cổ vũ mạnh mẽ, tạo động lực cho trẻ tiếp tục quá trình chinh phục các món ăn của trẻ. Vì thế, các mẹ hãy nhường cho con đôi chút nhé!


Không quên khen con: Vốn lời khen chẳng làm mất điều gì cả nhưng đem đến cho người khác sự thích thú vô cùng. Vì thế, những đứa trẻ non nớt cũng vậy, lời khen của mọi người sẽ làm cho trẻ cố gắng nhiều hơn cũng như vui vẻ hơn khi tham gia nấu ăn.

Mỗi ngày một điều lạ: Trẻ con rất hào hứng khi gặp những điều mới lạ. Do đó, mỗi ngày mẹ nên dạy con một phần khác nhau. Hôm nay, bạn có thể dạy con phân biệt giữa các loại gia vị thì ngày mai hãy dạy cho con cách rửa rau, nhặt rau như thế nào. Đối với trẻ đã biết những điều cơ bản này, hãy thử để trẻ chọn món ăn của ngày hôm nay để phát triển sự sáng tạo của trẻ.

3. Những lưu ý cần biết

-          Nhắc nhở, cảnh báo trẻ các dụng cụ nguy hiểm có khả năng làm cho trẻ bị thương như: dao, kéo, bếp ga,... Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi hành động của con để ngăn chặn kịp thời trẻ khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn
-          Phải dạy con rửa tay trước và sau khi nấu ăn, sau khi hắt hơi và đi vệ sinh.
-          Thường xuyên phải dọn “ chiến trường” mà con bày ra.

Trẻ con cần được học hỏi, khám phá về thế giới xung quanh. Dạy con thông qua các công việc gia đình sẽ là cách rất tuyệt vời để trẻ vừa chơi vừa học. Đừng bảo bọc con mình quá nha các mẹ, hãy để chúng tìm hiểu những điều chúng muốn biết. Khi đó, trẻ mới phát triển một cách tốt nhất được.

Tuthuoc24h.net