Bà bầu huyết áp thấp có sinh thường được không? Nguyên nhân do đâu?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Bà bầu huyết áp thấp có sinh thường được không? Nguyên nhân do đâu?

Chẳng may bà bầu bị huyết áp thấp có sinh thường được không? Nguyên nhân là do đâu? Làm gì để hạn chế tình trạng huyết áp thấp khi mang thai?

Bà bầu huyết áp thấp có sinh thường được không? Điều này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi? Làm cách nào để khắc phục hiệu quả, an toàn? Đây là những lo lắng của rất nhiều mẹ bầu khi có dấu hiệu bị huyết áp thấp. Cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu tình trạng này nhé!

Bệnh huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai là gì?

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng giúp hỗ trợ đánh giá tình trạng sức khỏe. Huyết áp được hiểu là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch; mục đích là đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của cơ tim cộng với  sức cản của thành động mạch.

Bà bầu bị huyết áp có thể dẫn đến ngất xỉu
Huyết áp xuống quá thấp có thể khiến cho mẹ bầu lâm vào tình trạng bị ngất xỉu

Đối với một người bình thường, huyết áp sẽ thuộc trong khoảng từ 110/70 -120/80. Đối với các mẹ bầu, bác sĩ thường xác định mẹ bầu bị huyết áp thấp nếu chỉ số ở dưới 100/60mmHg.

Huyết áp xuống quá thấp có thể khiến cho mẹ bầu lâm vào tình trạng bị ngất xỉu do lượng oxy và máu lên não không đủ và kịp thời, lượng máu không được truyền đủ tới các cơ quan trọng trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển.

Vì vậy, đo huyết áp là một trong những bước đầu tiên kiểm tra sức khỏe thai kỳ. Bác sĩ dựa vào chỉ số quan trọng này để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và thai nhi; giúp kịp thời đưa ra hướng giải quyết nếu mẹ bầu bị huyết áp thấp. 

Chóng mặt khi mang thai khi nào là bình thường khi nào là bất thường?

Nguyên nhân mẹ bầu bị huyết áp thấp khi mang thai

Bà bầu bị huyết áp thấp trong quá trình mang thai thường đến từ một số nguyên nhân trong đó có tình trạng ốm yếu, gầy, thiếu máu, ăn ít, thiếu vitamin B12... Suốt thời gian mang thai thì lưu lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên từ 1.2- 1.5 lần so với bình thường; mục đích là để có thể cung cấp đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng mẹ lại mắc phải tình trạng thiếu máu khiến không cung cấp đủ cho cơ thể.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp có nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ, hormone progesterone được sản sinh nhiều hơn nên dẫn đến tình trạng dễ gây giãn mạch máu và hạ huyết áp. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bà bầu bị huyết áp thấp như sau:

  • Mắc phải bệnh suy tuyến giáp
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài
  • Chế độ ăn không không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Mang thai đôi hoặc đa thai

Đa ối khi mang thai là gì, biểu hiện ra sao và có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị huyết áp thấp khi mang thai

Thông thường thì các trường hợp huyết áp thấp sẽ là mạn tính. Vì thế, có nhiều người đã quen và thích nghi với các triệu chứng của huyết áp thấp. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai các triệu chứng huyết áp thấp có khả năng xuất hiện nhiều hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, các triệu chứng thường thấy là:

Bà bầu bị tuột huyết áp sẽ dẫn đến mệt mỏi
Bà bầu bị hạ huyết áp sẽ cảm thấy hoa mắt, mệt mỏi
  • Luôn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở và cần được nghỉ ngơi
  • Hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, nhất là khi thay đổi tư thế; đặc biệt lúc đứng lên ngồi xuống
  • Đau đầu và mất tập trung trong tất cả mọi công việc
  • Buồn nôn, thậm chí thường nôn
  • Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt, tức giận
  • Cảm thấy ớn lạnh nhưng cơ thể lại vã mồ hôi
  • Làn da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sắc hồng và sức sống

Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Bà bầu bị huyết áp thấp khi mang thai có sinh thường được không?

Trong những lần khám thai định kỳ mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành đo huyết áp cùng với một số kỹ thuật y khoa khác để xác định tình trạng huyết áp và đưa ra chẩn đoán. Nếu mẹ bầu bị huyết áp thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cách để khắc phục như: mang kẹo ngậm khi ra đường; uống 1 tách cafe hay trà mỗi bữa sáng. Lời khuyên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, hoặc nếu mẹ bầu bị huyết áp thấp do mất nước thì có thể truyền nước thêm.

Theo thống kê có khoảng độ 80% bà bầu bị huyết áp thấp sẽ lựa chọn phương pháp sinh mổ cho an toàn. Trên thực tế chưa có bất kỳ một khuyến cáo cụ thể nào đưa ra về vấn đề này. Bởi vì việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ sẽ phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố, thông thường phải chờ đến khi bà bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ, lúc này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất. Nếu thể trạng sức khỏe tốt, huyết áp ổn định thì vẫn có thể sinh thường được.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này. Điều quan trọng là thường xuyên chú ý khám thai định kỳ đúng hẹn; xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí, để có thể thư giãn nghỉ ngơi; tập luyện thể dục đúng khoa học, lành mạnh để luôn giữ được huyết áp ở ngưỡng an toàn, ổn định.

Làm gì để hạn chế tình trạng huyết áp thấp khi mang thai?

Bổ sung chất lỏng

Việc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ các mẹ bầu tăng lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể; khắc phục tình trạng huyết áp thấp trong giai đoạn mang thai.

Uống nhiều nước để tránh tình trạng hạ huyết áp
Bổ sung nước để giảm tình trạng bị tuột huyết áp ở bà bầu

Bên cạnh nước lọc thì các mẹ bầu có thể bổ sung nước qua nước ép trái cây tươi. Trong trường hợp bị buồn nôn và nôn thì trà thảo mộc có gừng tươi, hoa cúc sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Không nên đột ngột thay đổi tư thế và thường xuyên nghỉ ngơi

Đối với các bà bầu bị tụt huyết áp thường xuyên, điều quan trọng cần chú ý là nên thực hiện mọi hành động thật chậm rãi. Buổi sáng trước khi xuống giường hãy từ từ nâng người từ từ; thay vì lập tức bật dậy và bước ra khỏi giường. Bên cạnh đó, trong trường hợp đang ngồi, mẹ bầu cũng chú ý không được vội đứng lên quá nhanh; bởi có thể xảy ra tình trạng chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu.

Nếu cảm thấy có thể sắp ngất, mẹ bầu nên chậm rãi từ từ ngồi hoặc nằm xuống một cách nhẹ nhàng, hít thở thật đều và sâu. Nằm nghiêng bên trái thay vì nằm nghiêng bên phải cũng có thể giúp tăng lưu lượng máu đến tim; từ đó giúp ổn định cơ thể. Cuối cùng, hãy mặc quần áo rộng, thoải mái nhằm tránh hiện tượng chóng mặt và mệt mỏi.

Thường xuyên để cơ thể nghỉ ngơi tránh hiện tượng tuột huyết áp
Để cơ thể được nghỉ ngơi để tránh tình bệnh tuột huyết áp tái diễn

Các mẹ bầu bị huyết áp thấp nên thường xuyên cho cơ thể được nghỉ ngơi; tránh các hoạt động và làm việc quá sức.

Ăn mặn hơn và chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Đa số các lời khuyên của bác sĩ đưa ra đối với các mẹ bầu bị huyết áp thấp là nên chia nhỏ khẩu phần ăn một ngày thành nhiều bữa nhỏ hơn thay vì ăn 3 bữa. Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lí giúp giảm thiểu các triệu chứng trong quá trình mang thai như chú trọng bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất; thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, cá béo, đậu đỗ, trứng, bí đỏ,…

Bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, acid folic,… ngay từ đầu thai kỳ để hỗ trợ thúc đẩy quá trình tạo máu, tránh nguy cơ huyết áp thấp.

Ngoài ra, natri trong muối có thể làm tăng huyết áp nên các mẹ bầu bị huyết áp thấp cũng được khuyên là nên ăn mặn hơn bình thường một chút, tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng muối cần tiêu thụ thêm để tránh một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe toàn cơ thể bởi cơ địa mỗi người là khác nhau.

Như vậy bài viết đã cũng cấp cho ta một số thông tin về tình trạng bà bầu huyết áp thấp và trả lời câu hỏi mẹ bầu bị huyết áp thấp có sinh thường được không? Tất cả tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi mẹ bầu. Quan trọng nhất là duy trì thăm khám thai định kỳ; có lối sống khoa học để khắc phục bệnh hiệu quả; giữ được chỉ số huyết áp luôn ở tình trạng ổn định.

TuThuoc24h