Đau lưng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, nó chiếm khoảng 50% các triệu chứng trong thai kỳ. Triệu chứng đau lưng trong thai kỳ thường tăng dần theo tuổi thai và xảy ra ở vị trí thắt lưng, nơi tiếp giáp giữa cột sống với xương chậu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây các bạn nhé!
Vì sao phụ nữ mang thai gặp tình trạng đau lưng?
Đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất là từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Tình trạng đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:
-
Đau thắt lưng (vùng ngang lưng): Khi mang thai, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là mẹ sẽ cảm thấy các đốt sống ngang thắt lưng, đặc biệt là phần lưng dưới xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi. Phụ nữ mang thai đau thắt lưng thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng về sau.
-
Đau xương chậu: Song song với đau thắt lưng thì mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng đau xương chậu. Các cơn đau mỏi ở vùng đệm của mặt xương chậu, đau sâu trong mông, đau trên một hoặc cả hai bên mông hoặc nửa sau đùi. Cơn đau này sẽ kéo dài trong suốt thời gian mang thai.
Đau xương chậu khi mang thai do đâu và cách khắc phục?
-
Đau lưng về đêm.
Các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng
1. Thay đổi hormone thai nghén
Khi mang thai, hormone thai nghén Progesterone khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão” nên thỉnh thoảng nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.
2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi
Bình thường, các cơ vùng bụng của phụ nữ đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Nhưng trong thời gian mang thai, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” hơn trong thời gian mang thai và bị giãn mạch do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.
Bà bầu có thể cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng khi mang thai lần thứ hai bởi vì các cơ này đã bị mềm đi trong lần mang thai đầu tiên.
3. Do căng cơ lưng
Có thể nói nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai đó chính là căng cơ lưng. Tử cung của các mẹ sẽ càng trở nên nặng hơn khi thai nhi càng lớn dần. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước.
4. Ngồi sai tư thế
Rất nhiều thai phụ thích cách ngồi bệt, hai gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau. Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân.
Tư thế nằm khi mang thai tốt cho mẹ bầu?
Làm sao để ngăn ngừa đau lưng khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên thực hiện tốt các phương pháp dưới đây để ngăn ngừa đau lưng khi mang thai.
- Mẹ nên tránh mang giày cao gót. Tốt nhất là đi giày thấp (không phải giày đế bằng) với miếng đệm lót lòng bàn chân.
- Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ. Hãy nhờ người khác giúp khi phải nhấc các vật nặng.
- Tránh đứng yên quá lâu. Khi phải đứng lâu, mẹ bầu có thể đặt một chân lên ghế đẩu hoặc một cái hộp, thỉnh thoảng di chuyển để khớp gối dễ chịu.
- Các mẹ cũng nên kiểm tra xem tấm nệm đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ của bà bầu không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bà bầu thẳng thì mẹ nên đổi tấm nệm khác hoặc có thể đặt một tấm ván giữa lớp đệm và bộ phận lò xo của giường.
- Mẹ bầu nên ngồi trên loại ghế có thiết kế hỗ trợ tốt cho lưng, hoặc dùng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau ở phần lưng dưới.
Luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm đau lưng ở mẹ bầu
Thói quen luyện tập đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Vận động thường xuyên với những bài tập có cường độ phù hợp sẽ giúp cải thiện khả năng vận động, tăng độ dẻo dai, linh hoạt của đốt sống, ...
Vận động hợp lý không chỉ giảm đau nhức lưng mà còn hạn chế các cơn đau nhức ở các vị trí khác. Phụ nữ mang thai luyện tập trong suốt thời gian thai kỳ sẽ dễ dàng hơn khi sinh nở.
Các bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ mang thai như: yoga, đi bộ, bơi lội, …
Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ
Mẹ bầu bị đau thắt lưng khi mang thai nên đi khám nếu có một trong các tình trạng sau:
-
Đau dữ dội
-
Sốt cao
-
Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc cơn đau bắt đầu đột ngột
-
Nhịp đau quặn thắt
-
Khó tiểu, nóng rát khi đi tiểu
-
Xuất huyết âm đạo
-
Tứ chi có cảm giác đau như kim châm …
Các bài tập giúp điều trị đau lưng cho bà bầu
Các bài tập rèn luyện sức khỏe vùng lưng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong những cách điều trị đau lưng ở bà bầu. Mẹ bầu có thể tận dụng các bài thể dục đơn giản để rèn luyện sức khỏe và khắc phục chứng đau nhức lưng.
1. Bài thể dục giãn cơ lưng dưới
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế quỳ với các điểm chạm của cơ thể lên sàn là bàn tay và đầu gối. Mẹ bầu chú ý điều chỉnh để tay và đầu gối vuông góc với sàn nhà.
-
Bước 2: Nâng phần vai lên cao, đầu cúi xuống đồng thời điều chỉnh để cổ và lưng thẳng hàng với nhau.
-
Bước 3: Mẹ duy trì tư thế này trong khoảng 15 – 30 giây sau đó nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện lại. làm liên tục 10 – 15 lần cho mỗi lần tập.
2. Bài tập thư giãn xương chậu
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Đứng thẳng lưng cách tường khoảng 40cm, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể.
-
Bước 2: Từ từ hạ thấp cơ thể, đầu gối chùng xuống để các điểm lưng, đầu, cổ chạm vào tường là được
-
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây rồi nhẹ nhàng nâng cơ thể lên trở về tư thế đứng thẳng ban đầu.
3. Bài tập Yoga tư thế con mèo
Tư thế con mèo giúp giải phóng vùng cơ, dây thần kinh lưng từ đó khắc phục cơn đau thắt lưng thường gặp ở bà bầu.
-
Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế em bé tập bò với các điểm tiếp xúc là lòng bàn tay, đầu gối và mu bàn chân.
-
Bước 2: Rướn cao đầu, hạ thấp bụng sao cho xương cột sống tạo thành một đường hơi võng tại thắt lưng đồng thời hít một hơi thật sâu.
-
Bước 3: Từ từ cúi đầu xuống kết hợp với đẩy lưng lên trên và thở ra nhẹ nhàng
-
Thực hiện động tác 5 – 10 lần cho mỗi đợt tập luyện.
4. Bài tập Yoga tư thế con bướm
Tư thế con bướm là bài tập cải thiện tình trạng đau lưng đồng thời điều chỉnh nhu động đường tiêu hóa để cải thiện chức năng hấp thu của cơ quan tiêu hóa.
Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế ngồi, giữ cho lưng thẳng, đưa chân khoanh ra phía trước điều chỉnh để lòng bàn chân áp vào nhau, hai tay đặt lên trên hai đầu gối.
Bước 2: Cố gắng ép hai đầu gối xuống sàn sao cho thấp nhất có thể. Duy trì vị trí của hai đầu gối trong khoảng 5 nhịp thở rồi thả lỏng đến chúng trở về bình thường.
Bước 3: Lặp lại động tác liên tục khoảng 10 – 15 lần cho mỗi đợt tập để có được hiệu quả kiểm soát cơn đau tốt nhất.
5. Bài tập Yoga tư thế nghiêng lườn
Tư thế nghiêng lườn giúp kéo giãn cột sống đồng thời giải tỏa áp lực cho phần cơ hông, kéo giãn và thư giãn các cơ nên giúp giảm đau lưng hiệu quả.
Bước 1: Ngồi xếp bằng trên sàn, giữ lưng thẳng, hai tay đặt thoải mái bên cạnh người hoặc trên đầu gối.
Bước 2: Đưa tay phải thẳng lên cao qua đầu đồng thời nghiêng lườn về một thân người về phía bên trái, khuỷu tay trái chống vuông góc với mặt sàn.
Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây – 1 phút rồi từ từ trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với bên còn lại.
Mẹ bầu nên tập liên tục khoảng 10 lần cho bài tập này trong mỗi lần tập.
Trên đây là những tổng hợp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa chứng đau lưng khi mang thai ở các mẹ bầu. Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ bổ sung thêm những kiến thức bổ ích cho mình để giúp các mẹ có một sức khỏe tốt trong giai đoạn thai kỳ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!
Tuthuoc24h