Huyết áp là lực đẩy của máu lên động mạch. Hiểu được mức huyết áp bình thường có thể đánh giá được sức khỏe tim mạch. Vậy huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu và cần làm gì khi có sự thay đổi huyết áp ở trẻ. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ hiểu về chỉ số huyết áp của trẻ.
Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em
Tùy vào độ tuổi, giới tính và chiều cao mà chỉ số huyết áp bình thường của trẻ khác nhau. Cơ bản huyết áp bình thường của nam giới thường cao hơn và tăng theo độ tuổi, chiều cao. Ngoài ra để xác
Dưới đây là biểu đồ chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em (theo độ tuổi)
Độ tuổi |
Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em (mmHg) |
1-12 tháng |
75-100/50 – 70 |
1-4 tuổi |
80-110/50 – 80 |
3-5 tuổi |
80-110/50 – 80 |
6-13 tuổi |
85-120/55 – 80 |
13-18 tuổi |
95-140/60 – 90 |
Chỉ số huyết áp bất thường ở trẻ em
Chỉ số huyết áp cao
Trẻ em bị huyết áp cao có chỉ số tương đương hoặc cao hơn 95 bách phân vị trẻ em có cùng giới tính, chiều cao. Không có một chỉ số huyết áp cụ thể nào cho thấy tăng huyết áp ở tất cả trẻ em vì một vài trường hợp huyết áp bất thường ở thời điểm hiện tại có thể là bình thường khi trẻ lớn.
Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi bị huyết áp cao có thể do một số tình trạng bệnh lý giống người lớn như: thừa cân, thiếu dinh dưỡng hoặc ít vận động. Nguyên nhân trẻ bị huyết áp cao được chia làm hai loại: tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.
Pic2: nguyen-nhan-tre-huyet-ap-cao
Tăng huyết áp nguyên phát
Đây là trường hợp tự huyết áp xảy ra, không xác định được nguyên nhân. Loại này có thể xảy ra thường xuyên ở trẻ 6 tuổi trở lên. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát gồm:
Huyết áp bình thường là như thế nào? Dấu hiệu huyết áp cao, thấo là gì?
- Trẻ bị thừahừa cân hoặc béo phì
- Hàm lượng cholesterol trong máu
- Gia đình có tiền sử bị huyết áp cao
- Ăn quá nhiều muối
- Bị tiểu đường loại 2 hoặc do lúc đói đường huyết cao
- Là nam giới
- Người có nguồn gốc Tây Ban Nha hoặc da đen
- Trẻ ít vận động
- Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá
Tăng huyết áp thứ phát
Huyết áp tâm thu tâm trương là gì? Những lưu ý khi theo dõi huyết áp
Tắng huyết áp thứ phát có thể đến từ các nguyên nhân sau:
- Mắc bệnh thận mãn tính hoặc thân đa nang
- Có vấn đề về tim mạch như hẹp động mạch chủ ở mức độ nặng
- Mắc bệnh cường giáp
- Bị rối loạn tuyến thượng thận, có khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận
- Động mạch thận bị hẹp
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, có hiện tượng ngưng thở khi ngủ
- Sử dụng một số thuốc điều trị như thuốc thông mũi, steroid,…
Chỉ số huyết áp thấp
Hạ huyết áp hay huyết áp thấp là hiện tượng huyết áp thấp hơn mức bình thường. Điều này đồng nghĩa tim, não và một số bộ phận khác không nhận đủ máu. Huyết áp thấp ở trẻ có thể chữa được nếu được điều trị và phát hiện nguyên nhân sớm.
Huyết áp thấp ở trẻ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sau:
- Mất nước: Cơ thể trẻ mất sự cân bằng giữa nước trẻ tiêu thụ và lượng chất lượng cần để hoạt động. Đây có thể tác dụng phụ của một số bệnh lý như: sốt, tiêu chảy ở mức độ nặng, đổ mồ hôi quá nhiều. Cơ thể mất nước đồng nghĩa giảm thể tích máu và dẫn đến hạ huyết áp.
- Thuốc: Trẻ được chỉ định cho dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung sức khỏe có chức năng làm giãn mạch máu và hạ huyết áp.
- Thiếu máu: Trẻ có thể bị huyết áp thấp do cơ thể thiếu máu.
- Suy tuyến thượng thận: Tình trạng suy yếu trong việc sản xuất và giải phóng hormone cần thiết cho hoạt động của thận.
- Thay đổi tư thế: Khi trẻ thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể xảy ra hạ huyết áp. Chẳng hạn khi trẻ đột ngột đứng lên khi đang nằm một lúc, huyết áp sẽ hạ chỉ trong vài giây hoặc vài phút rồi trở lại bình thường.
- Sốc: Lượng máu thấp, bất thường của tim hoặc sự giãn nở quá mức của mạch máu có thể dẫn đến sốc. Đây là một tình trạng gây tử vong khi huyết áp quá thấp và không thể duy trì sự sống.
Huyết áp tăng giảm bất thường nguy hiểm đến trẻ như thế nào?
Tình trạng huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp là do đâu?
- Cho dù là huyết áp thấp hay huyết áp cao đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, do đó phụ huynh cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp.
- Bệnh huyết áp cao có thể gây hưởng đến tim mạch, khiến tim đập nhanh, tức ngực và khó thở. Trường hợp huyết áp tăng cao về lâu về dài trẻ có thể mắc các biến chứng như: suy tim, và trên các cơ quan khác của cơ thể.
- Phù phổi cấp, suy thận cấp là biến chứng tức thời của cao huyết áp. Ngoài ra, nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh huyết áp thấp không để lại biến chứng nguy hiểm, khiến nhiều chủ quan sức khỏe của mình. Tuy nhiên sự thật, huyết áp thấp nếu kéo dài có thể dẫn tới giảm hệ thống thần kinh, gây ra tổn thương cho não, tim, thận. Mức độ nguy hiểm không hề thua kém huyết áp cao. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị huyết áp thấp có thể dẫn đến sốc nặng và đe dọa đến tính mạng.
Điều trị và phòng bệnh huyết áp ở trẻ như thế nào?
Phương pháp điều trị huyết áp cao ở trẻ em
Như ta thấy, tăng huyết áp ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận về sau. Vì thế thực hiện một số biện pháp sau sẽ giúp trẻ kiểm soát huyết áp:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau củ, trái cây, ngũ cố nguyên hạt và giảm chất béo bão hòa, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
- Vận động thể lực: Cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao hoặc tập thể dục ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Nếu có thể bố mẹ cho con tham gia hoạt động tăng sức bền – chạy bộ khoảng 3 lần một tuần.
- Dùng thuốc: Đối với trẻ em, bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc đặc trị huyết áp ở trẻ em như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Thuốc sẽ được chỉ định trong trường hợp thay đổi lối sống không mang sự thay đổi tích cực nào. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng dùng cho trẻ phù hợp với cân nặng và độ tuổi của con. Hãy cho trẻ tham khám bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào!
Phương pháp điều trị huyết áp thấp ở trẻ em
Đâu là những nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp?
uyết áp thấp được điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng tiềm ẩn. Điều trị huyết áp hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà bằng phương pháp sau:
- Uống nhiều nước hoặc truyền nước: Được áp dụng khi trẻ bị hạ huyết áp do mất nước tương đối nhẹ và có thể đảo ngược.
- Thay đổi thuốc điều trị: Khi trẻ bị hạ huyết áp do dùng một số loai thuốc. Bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng hoặc đổi sang thuốc khác. Không nên tự ý ngừng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận sự tư vấn tốt nhất.
- Truyền máu hoặc sử dụng thuốc điều trị tim mạch: Được dùng khi trẻ bị huyết áp thấp nặng do sốc và cần đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hoặc truyền máu để cải thiện sức mạnh của tim và huyết áp.
Tóm lại, chỉ số huyết áp cao hay thấp ở trẻ em vẫn luôn là mối quan tâm đối với bậc cha mẹ. Để quan sát được tình trạng sức khỏe của con, cha mẹ nên chủ động đo huyết áp cho trẻ khi con đã từ 3 tuổi trở lên. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sai khác so với chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em, hãy đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.
TuThuoc24h