Huyết áp thấp có thể là hệ quả của một số bệnh lý hoặc đến từ thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để xây dựng một lối sống sinh hoạt khoa học nhằm giảm triệu chứng bệnh, trước hết cần phải nắm rõ nguyên nhân gây huyết áp thấp. Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu thông tin bên dưới nhé!
Nguyên nhân chính gây huyết áp thấp
1. Giảm chất lượng, thể tích máu tuần hoàn
Mất nước
Mất nước xảy ra khi cơ thể buồn nôn, nôn mửa kéo dài, tiêu chảy hoặc tập thể dục quá sức, đổ mồ hôi, sốt hoặc say nắng. Khi cơ thể không cung cấp đủ nước, bản thân dễ dàng thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu. Người bị mất nước nhẹ thì chỉ khát và khô miệng. Nếu mất nước trung bình và nặng, có thể bị hạ huyết áp tư thế đứng.
Thiếu máu
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ có thể dẫn tới cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, lưu lượng tuần hoàn giảm sút dẫn tới hạ huyết áp.
Mất máu
Chảy máu do chấn thương, biến chứng phẫu thuật, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đường đại tràng, khối u,… gây chảy nhiều máu dẫn đến hạ huyết áp. Ngoài ra, phình động mạch chủ vỡ làm chảy máu nhanh chóng khiến người bệnh vị sốc và thậm chí tử vong vì mất máu.
2. Bệnh lý tim mạch
Tim là cơ quan chủ chốt giúp co bóp và tạo lực đẩy đưa máu lưu thông khắp cơ thể. Người bệnh mắc một số bệnh về tim mạch như suy tim, hẹp/hở van tim, thiếu máu cơ tim,… đều có thể dẫn tới huyết áp thấp.
Trong trường hợp này, chỉ cần điều trị bệnh lý nền, huyết áp sẽ được hồi phục về mức bình thường.
3. Vấn đề về nội tiết
Nồng độ hormone trong máu như hormon aldosterone hay progesteron có thể ảnh hưởng đến huyết áp của cơ thể. Vì thế, một số bệnh lý liên quan rối loạn quá trình sản xuất hormone như suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận,… có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp.
4. Liên quan đến một số bệnh lý
Các cơ quan bị viêm nhiễm
Các cơ quan nội tạng bị viêm nhiễm như viêm tụy cấp có thể dẫn tới huyết áp thấp. Do khi tuyến tụy bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi các mạch máu, đi vào các mô vị viêm xung quanh tuyến tụy, sau đó di chuyển đến các mô gần tuyến tụy và rút máu. Điều này gây ra tình trạng huyết áp thấp.
Bệnh Vasovagal
Vasovagal là bệnh liên quan đến phản xả thần kinh của người. Đó là khi một người bị mất ý thức tạm thời do nhịp tim bị chậm bởi phản xạ thần kinh và các mạch máu bị giãn nở dẫn tới huyết áp thấp. Phản ứng Vasovagal xảy ra với người sợ hãi và đau đớn khi rút máu, truyền tĩnh mạch hoặc rối loạn tiêu hóa.
Bệnh nhiễm trùng huyết
Nhiễm khuẩn máu là nguyên nhân gây huyết áp thấp ít người biết. Bệnh do vi khuẩn hoặc sinh vật truyền nhiễm di dời từ vị trí tổn thương lan rộng theo đường máu theo khắp cơ thể. Bệnh có thể đe dọa tính mạng, gây sốc nhiễm trùng và tổn thương các cơ quan khác cho người bệnh.
Bệnh Addison
Bệnh Addiison gây phá hủy tuyến thượng thận, khiến chúng không thể sản xuất đủ hormone tuyến thượng thận, dẫn tới chức năng cơ thể không được hoạt động bình thường, trong đó có duy trì huyết áp và chức năng của tim.
Triệu chứng của bệnh Addison gồm: giảm cân, mệt mỏi, sạm da và huyết áp thấp.
Bệnh gan thận
Người bị suy thận, xơ gan sẽ gặp tình trạng huyết áp thấp. Do suy thận làm giảm sản xuất hormone gây co mạch, ảnh hưởng quá trình đào thải muối nước. Còn xơ gan làm giảm nồng độ protein trong máu, dẫn tới giảm giữ nước trong lòng mạch.
5. Rối loạn chức năng thụ thể cảm áp
Nếu huyết áp thấp không rõ nguyên nhân hoặc không kèm bệnh lý nền khác có thể là do rối loạn chức năng điều hòa huyết áp của cơ thể.
Các thụ thể nhận cảm huyết áp trong lòng động mạch giữ vai trong trung gian trong truyền tín hiệu giữa tim, thận, não và mạch máu và điều chỉnh tặng hoặc giảm huyết áp khi cần thiết. Tuy nhiên, khi cơ chế này bị rối loạn, các thế bào cảm áp hoạt động kém hiệu quả, làm chậm trễ hoặc sai lệch tín hiệu điều khiển, dẫn tới huyết áp thấp và cơ thể không thể tự điều chỉnh hồi phục được.
6. Một số nguyên nhân khác
Huyết áp thấp cơ địa, di truyền
Trong gia đình có tiền sử bị huyết áp thấp, các thành viên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người bị huyết áp cơ địa luôn có chỉ số dưới 90/60 mmHg những có triệu chứng nguy hiểm gì cũng không cần điều trị.
Thay đổi tư thế đột ngột
Thay đổi tư thế đột ngột như từ ngồi tại bàn làm việc, nằm hoặc ngồi xổm dễ gây ra tình trạng huyết áp thấp. Do khi thay đổi tư thế, trọng lực cơ thể làm máu lắng đọng tại các tĩnh mạch và chưa kịp quay về tim làm huyết áp giảm xuống.
Ngoài ra, đứng quá lâu dẫn tới đau dầu, chóng mặt cũng là nguyên nhân gây huyết áp thấp, bời vì trạng thái đứng quá lâu, tim sẽ đập chậm lại và các tĩnh mạch giãn ra, ngăn chặn quá trình lưu thông máu.
Thói quen đi tiểu nhiều lần
Hình thành thói quen đi tiểu nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng ngất đồng bộ, người bệnh bị tụt huyết áp tạm thời và thậm chí mất ý thức. Hiện tượng này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi vì các bộ phận trong cơ thể bị lão hóa và các chức năng cũng bị suy giảm. Đặc biệt chức năng thận suy giảm sẽ dẫn tới giảm chức năng cô đặc nước tiểu và xảy ra tình trạng đi tiểu nhiều.
Sốc phản vệ
Đây là một phản ứng dị ứng có thể gây tử vong khi người bệnh xảy ra hiện tượng dị ứng với một số thực phẩm, nọc độc từ côn trùng hoặc thuốc điều trị. Khi gặp trường hợp này, ngoài tình trạng tụt huyết áp, người bệnh có thể bị nổi mè đay, khó thở, thở khò khè.
Làm việc quá sức
Khi cơ thể người ở trong tình trạng làm việc căng thẳng, ngủ không đủ giấc, thức khuya trong thời gian là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa hoặc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra huyết áp thấp.
Mang thai
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt 6 tháng đầu, hệ tuần hoàn của người mẹ phát triển, mở rộng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện dần cho đến khi sinh. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể kéo dài cho đến khi sinh và trong thời gian nuôi con nhỏ.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Khi đang điều trị các loại bệnh khác, việc sử dụng thuốc điều trị có thể dẫn tới hạ huyết áo. Vì thế, cần hỏi kĩ bác sĩ về thuốc bạn phải sử dụng để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Một số loại thuốc có thể tăng nguy cơ huyết áp thấp như:
- Thuốc lợi tiểu làm giảm lượng máu
- Thuốc điều trị bệnh về tim mạch làm chậm nhịp tim
- Thuốc chữa bệnh cao huyết áp
- Các thuốc dùng để điều trị trầm cảm, thuốc điều trị Parkinson và rối loạn chức năng cương dương.
Phương pháp điều trị huyết áp thấp
Sử dụng thuốc Tây
Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và kê đơn cho người bệnh. Trường hợp huyết áp thấp do mắc một số bệnh lý như suy tim, suy thận,… chỉ cần điều trị các bệnh lý nền, huyết áp sẽ trở về mức bình thường.
Ngoài ra, bác sĩ có thể một số loại thuốc giúp nâng cao huyết áp tạm thời để giảm triệu chứng xuất hiện của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Thực tế, hầu hết người bệnh huyết áp thấp đều không xác định được nguyên nhân rõ ràng, bởi vậy hướng điều trị mang lại hiệu quả lâu dài trong những trường hợp này là sử dụng các sản phẩm thảo dược kết hợp với điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống để cải thiện bệnh.
Sử dụng thảo dược
Hầu hết bệnh huyết áp thấp khó có thể xác định được nguyên nhân, do đó người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược để hỗ trợ như Đường quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Ba loại thảo dược đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng bổ máu, hoạt huyết và có ích trong việc điều trị huyết áp thấp.
Người bệnh có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để xin tư vấn trước khi sử dụng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp người bệnh cải thiện tình trạng huyết áp
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc và sản phẩm thảo dược hỗ trợ, chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ cũng là phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng huyết áp:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm bổ máu như cá, thịt bò, thịt nạc, rau lá xanh đậm, trái cây, các loại hạt, đậu và ngũ cốc
- Không bỏ bữa để tránh tình trạng kiệt sức và mệt mỏi
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày để tránh giảm huyết áp đột ngột khi ăn no, sau khi ăn nên nghỉ ngơi 30 phút - 1 tiếng
- Uống nhiều nước, ít nhất 1,5 – 2 lít mỗi ngày, để bù lượng nước đã mất và duy trì thể tích máu tuần hoàn
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên đi ngủ sớm vào lúc 9 – 10 giờ tối
- Nên nghỉ trưa tầm 15 – 20 phút để tăng khả năng tập trung và tỉnh táo
- Tập cách kiểm soát stress, giữ tinh thần thoải mái, thư giản, đặc biệt trước lúc ngủ để có giấc ngủ ngon
- Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền,…
- Tăng thêm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày vì muối giúp giữ nước trong mạch máu, giúp tăng huyết áp, không áp dụng phương pháp này cho người bệnh thận hoặc tim mạch
- Kết hợp vớ nén y khoa để tăng áp lực lên các mạch máu ở chân, thúc đẩy quá trình đẩy máu đến tim và não bộ
- Khi thức dậy vào sáng sớm cần ngồi dậy và đứng dậy từ từ, thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng trước khi thay đổi tư thế.
Trên đây là những nguyên nhân gây huyết áp thấp và lưu ý trong thói quen sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù bệnh huyết áp không thể chữa khỏi nhưng nếu người bệnh xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý có thể cải thiện tình trạng bệnh. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
TuThuoc24h