Bệnh á sừng ở trẻ em và những hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh á sừng ở trẻ em và những hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách

Bệnh á sừng ở trẻ em gây nên tình trạng da khô, bong tróc,...Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến da bé bị nhiễm trùng hay bội nhiễm.

Á sừng là một bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện da bong tróc, nứt nẻ ở các vùng da tay và chân. Bệnh á sừng không chỉ xuất hiện ở người lớn, mà còn gặp ở cả trẻ nhỏ. Vậy bệnh á sừng ở trẻ em cần những biện pháp chăm sóc và điều trị như thế nào? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu nhé!

Triệu chứng bệnh á sừng ở trẻ em

Á sừng có tên tiếng Anh à Dermatitis plantaris sicca mô tả hiện tượng khô, nứt bong tróc ngoài da. Vị trí á sừng thường ở chân và tay đặc biệt vào mùa đông hay mùa hanh khô. Làn da non nớt của trẻ sẽ đặc biệt khó chịu, đau đớn khi phải chịu á sừng. Bệnh á sừng ở trẻ em thường xuất hiện ở giai đoạn sau khi sinh cho đến hơn một tuổi. Mỗi độ tuổi, dấu hiệu bệnh có một vài sự khác nhau, cụ thể:

Biểu hiện bị á sừng ở tay
Biểu hiện bé bị á sừng

Á sừng ở trẻ sơ sinh

Bệnh á sừng đặc biệt nghiêm trọng khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi). Khi mắc bệnh trẻ thường có triệu chứng như xuất hiện các vết chàm ở đầu ngón tay hay da đầu. Vào thời tiết nóng da có thể có mụn nước, mẩn đỏ… Khi lạnh da bé khô, nứt nẻ và rớm máu. Những triệu chứng bệnh còn làm trẻ biếng ăn, quấy khóc vào ban đêm, trẻ bị á sừng chậm phát triển hơn các bé khỏe mạnh.

Á sừng ở trẻ hơn 1 tuổi 

Với trẻ trên 1 tuổi, các dấu hiệu bệnh có thể rõ ràng hơn.  Cha mẹ có thể nhận biết bệnh ở trẻ qua những triệu chứng chính như:

  • Da trẻ trở nên khô xuất hiện những mảng bong tróc
  • Vị trí á sừng ở trẻ xuất hiện nhiều ở các đầu ngón tay,ngón chân, gót chân.. gây khó chịu.
  • Viêc chà sát nhiều vào vết thương hoặc làn da quá khô khiến các tổn thương vỡ nứt gây chảy máu, mưng mủ.
  • Mụn nước xuất hiện gây ngứa.Mụn nước sau khi vỡ đi khiến da bị thâm, sần.  
  • Một số trường hợp trẻ 2 tuổi bị nứt gót chân do á sừng gây nên. Tổn thương này có thể lan rộng ra các vùng da khác. 

Các yếu tố dẫn đến việc trẻ em bị á sừng

di chuyển nhiều có thể khiến bé bị á sừng
Việc chuyển động ma sát lặp đi lặp lại có thể khiến bé bị bệnh á sừng

Nguyên nhân của bệnh á sừng trẻ em thường đến từ những lí do hết sức đơn giản, đôi khi vô tình bị bố mẹ bỏ quên trong quá trình chăm sóc trẻ, như:

  • Việc chuyển động ma sát lặp đi lặp lại đặc biệt là ở bàn chân khi di chuyển bên trong giày.
  • Đi giày kín thường xuyên. Điều này có thể làm da không được thoáng khí, dễ sinh nấm mốc và gây bệnh.
  • Đi chân trần trên thảm len hoặc thảm làm bằng chất liệu polyester. Điều này có dẫn đến việc tích tĩnh điện và làm khô da ở chân.
  • Sử dụng giày, bao tay, quần áo bằng chất liệu tổng hợp ví dụ như nylon hoặc nhựa vinyl.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều sau đó lại làm khô nhanh bằng việc ngồi trước máy quạt, điều hòa, máy sấy.
  • Di truyền sự nhạy cảm của da từ cha mẹ.
  • Thay đổi khí hậu, thời tiết dễ gây nên bệnh á sừng.
  • Các yếu tố kích ứng da như xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh có thể ăn mòn da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
  • Vệ sinh kém và không đúng cách dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ em bị á sừng có lây không? Có nguy hiểm không? 

Bệnh á sừng không do các vi khuẩn hay virus truyền nhiễm gây nên do đó cha mẹ không cần lo lắng về việc lây nhiễm khi chăm sóc trẻ. Tuy vậy á sừng là bệnh lý có tính chất mãn tính do đó việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn. 

bé bị á sừng có ở tay nguy hiểm không
Nếu không được phát hiện tổn thương ngoài da dễ bị lan rộng 

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, các tổn thương ngoài da dễ bị lan rộng, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên da. Khi da bị nhiễm trùng hay bội nhiễm, việc điều trị sẽ khó hơn và tốn kém nhiều chi phí. 

Da trẻ non nớt dễ tổn thương và để lại sẹo do biến chứng của á sừng. Ngoài ra bệnh còn khiến trẻ bỏ ăn, chậm lớn khiến cha mẹ lo âu. Bởi vậy, nên cho bé đến cơ sở y tế để điều trị ngay khi bệnh mới khởi phát.

Các cách điều trị bệnh á sừng ở trẻ em bố mẹ nên biết

Việc điều trị á sừng ở trẻ em thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn ở người lớn. Đôi khi cần nhiều tuần hoặc vài tháng để chữa lành các triệu chứng á sừng ở trẻ em. Việc điều trị thường nhằm mục đích tăng cường độ ẩm và ngăn chặn bệnh tái phát. Các biện pháp phổ biến bao gồm

Giảm khô và bong tróc da cho trẻ bằng các mẹo dân gian

những biện pháp dân gian chữa bệnh giúp trẻ mau khỏi
Những biện pháp dân gian chữa bệnh á sừng

Dùng mật ong: Lấy 1 thìa mật ong, vệ sinh vùng da bị á sừng của bé và thoa 1 lớp mỏng mật ong trước khi ngủ để giữ ẩm và kháng viêm. Đến sáng thì vệ sinh da bằng nước ấm.

Dùng lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch nhiều lần, vò nát và đun sôi với nước. Chờ đến khi nước ấm thì ngâm da tay, chân bị nứt nẻ, bong tróc do á sừng cho trẻ.

Dùng lá trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và nấu sôi kỹ với nước. Cho thêm chút muối và dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng cho bé khi nước còn ấm.

Dùng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch nhiều lần, vò nát và đun sôi với nước. Chờ đến khi nước ấm thì ngâm da tay, chân bị nứt nẻ, bong tróc do á sừng cho trẻ.

Dùng dầu dừa: Vệ sinh da trẻ sạch sẽ và lau khô, bôi một lượng dầu vừa đủ lên da và massage trong khoảng 15 phút. Dùng khăn ấm lau lại một lần và giữ cho da bé khô thoáng. Dầu dừa có tác dụng làm mềm và dịu da nên dùng có thể dùng như một loại dầu mát xa khi điều trị á sừng cho trẻ.

Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian

Ưu điểm: Thành phần dễ kiếm, dễ sử dụng và có giá thành rẻ.

Nhược điểm: Chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Khi thực hiện cần đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng.

Điều trị bệnh á sừng bằng thuốc Tây

Khi sử dụng thuốc Tây nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua và bôi linh tinh cho trẻ có thể khiến bệnh trở nặng thêm. Một số nhóm thuốc có thể được khuyên dùng là: 

  • Các dung dịch bôi ngoài da chứa acid salicylic.
  • Kem làm mềm da chứa vitamin E và các dưỡng chất dưỡng da.
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc mỡ kháng sinh.
  • Thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid.

Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị Tây y

Ưu điểm: Các loại thuốc tây đều dễ mua được ở hiệu thuốc. Nhóm thuốc chữa á sừng giúp làm giảm nhanh triệu chứng chỉ sau lần đầu sử dụng.

Nhược điểm: Thuốc có liều lượng mạnh dễ gây bào mòn da, nhờn thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé, phụ huynh nên thử độ dị ứng trên một diện tích da nhỏ. Để yên trong 24h để xem các phản ứng của da. Đặc biệt là đối với trẻ có làn da dị ứng hoặc tiền sử bệnh dị ứng.

Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y

Điều đầu tiên khi sử dụng thuốc Đông y cho trẻ là trẻ phải trên 2 tuổi. Lúc này, tùy theo tình trạng mà liều lượng và việc phối thuốc sẽ được gia sao cho phù hợp. Tuy nhiên, một số cây thuốc quý có dược tính cao sẽ có trong thuốc Đông y đến từ các loại sau: 

  • Kim ngân hoa: Thuộc loại cây dây leo, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cho hiệu quả cao trong điều trị các bệnh viêm da, mẩn ngứa.
  • Kế đầu ngựa: Vị ngọt, tính ôn có công dụng tiêu độc, sát trùng, rất hiệu quả trong điều trị các căn bệnh ngoài da, viêm nhiễm, mẩn ngứa
  • Đơn đỏ: Là vị thuốc nam quý có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, điều trị hiệu quả mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, nhiễm trùng da…
  • Tang bạch bì: Là phần vỏ rễ của cây dâu tằm, có hiệu quả cao trong giảm đau, hạ nhiệt, điều trị ngứa ngáy, lở loét.
  • Cây bồ công anh: Có vị đắng, tính mát, giúp giải nhiệt, thanh độc, rất tốt trong việc bồi bổ các tạng can, thận.

Ưu và nhược điểm của phương pháp dùng thuốc Đông y

Ưu điểm: Chữa bệnh dứt điểm, không tái phát. An toàn lành tính không tác dụng phụ.

Nhược điểm: Thuốc cần nhiều thời gian để phát huy công dụng, do đó cần kiên trì sử dụng. 

Mẹ cần lưu ý trẻ bị á sừng cần ăn gì và kiêng gì? 

mẹ cần chăm sóc cho bé khi á sừng như thế nào
Khi bé mắc bệnh, mẹ chính là ngừoi cần lưu ý khi chọn thực phẩm cho bữa ăn của mình

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Do vậy khi trẻ mắc á sừng, người mẹ đặc biệt cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng sữa cho bé. Tăng cường rau xanh, trái cây; vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh; chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị bệnh á sừng ở trẻ.

Đồng thời, cũng phải lưu ý một số điều sau:

  • Tránh ăn các đồ ăn tanh, dễ gây dị ứng: hải sản, thịt bò, thịt gà, nấm, đậu phộng…
  • Tránh sử dụng rượu bia bia, đồ uống có cồn hay chứa caffein…
  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp nhiều chất phụ gia.
  • Vệ sinh bình sữa hoặc núm vú cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ khi bị á sừng

1/ Vệ sinh da bé đúng cách để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Không nên chà xát quá mạnh, điều này có thể gây tổn thương bề mặt da.

2/ Không được bóc da khô hoặc chọc mủ viêm. Điều này dễ khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng.

3/ Không được cho bé tắm nước muối, ngâm nước muối hoặc nước quá nóng. Điều này sẽ làm da bị mất nước, dễ bị khô, lão hóa và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

4/ Tránh các tác nhân gây bệnh á sừng ở trẻ như quần áo làm bằng vải tổng hợp, nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại hoặc các chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh.

bôi thuốc để trj á sừng cho bé
Có thể dùng thuốc bôi để giảm tình trạng á sừng mà bé mắc phải

5/ Mang giày vừa vặn và có chất liệu phù hợp, mang vớ, bao tay bằng vải cotton để hạn chế ma sát và giúp hút ẩm.

6/ Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng.

7/ Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, hải sản,… 

8/ Thay vào đó, bổ sung các loại vitamin A, B, E…omega 3, chất xơ trong thực phẩm và cho trẻ uống đủ nước, để hỗ trợ quá trình thải độc trong cơ thể.

Bệnh á sừng ở trẻ em tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thẩn có thể xảy ra biến chứng. Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, tuy nhiên không có nghĩa cần phải chăm sóc cẩn thận quá mức. Khi đó, có thể xảy ra hiện tượng phản tác dụng, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn. Vì vậy, hãy trở thành những người bố người mẹ thông minh, sáng suốt khi chăm sóc con trẻ. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn!

Xem thêm: cách chữa bệnh á sừng ở nhiều trường hợp

TuThuoc24h