Đau xương chậu khi mang thai và những thông tin mà mẹ bầu cần lưu ý
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Tìm hiểu những thông tin cần biết nếu bị đau xương chậu khi mang thai

Bị đau xương chậu khi mang thai chắc hẳn là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này, cùng Tuthuoc24h.net giải đáp nhé.

Bị đau xương chậu khi mang thai sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu trong sinh hoạt. Việc tìm ra nguyên nhân cũng như có hướng điều trị sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho bầu rất nhiều.

Nguyên nhân gây đau vùng chậu khi mang thai

Nguyên nhân gây đau vùng chậu khi mang thai

Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone gọi là relaxin có tác dụng làm mềm dây chằng để giúp em bé có thể vượt qua xương chậu khi chuyển dạ. Điều này cũng đồng nghĩa các khớp trong khung chậu của bạn tự nhiên trở nên lỏng lẻo hơn.

Tuy nhiên, sự thay đổi này chưa hẳn gây ra đau xương chậu khi mang thai. Thông thường, dây thần kinh và cơ bắp của mẹ bầu có thể thích ứng với những yêu cầu cần thiết khi con yêu dần phát triển trong bụng.

Các chuyên gia cho rằng đau xương chậu khi mang thai xảy ra khi cơ thể bạn không thích nghi tốt với việc dây chằng trở nên lỏng lẻo. Ngoài ra, đau xương chậu có thể xuất hiện bởi:

- Các khớp trong xương chậu của mẹ bầu di chuyển không đều

- Có sự thay đổi do cơ hoạt động hỗ trợ các khớp xương chậu

- Một khớp xương chậu không hoạt động tốt và gây đau nhức

Hơn nữa, mẹ bầu cũng có khả năng đau xương chậu nếu:
- Vùng xương chậu bị đau hoặc đau khớp vùng chậu trước khi mang thai

- Từng bị chấn thương vùng xương chậu trước đây

- Từng bị đau xương chậu ở lần mang thai trước

- Có BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao

- Do tăng cân trong quá trình mang thai, tăng cân làm tăng gánh nặng lên các khớp gây ra tình trạng đau xương chậu.

Tăng cân khi mang thai như thế nào là bình thường?

- Có thể do thiếu hụt vitamin D và canxi, khi mẹ thiếu canxi để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho thai nhi thì cơ thể sẽ đưa canxi từ xương ra để cung cấp cho bé dẫn đến đau xương chậu.

Đau xương chậu khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ hoặc sau khi sinh. Bạn có thể đau lần đầu tiên vào giữa thai kỳ.

Biểu hiện đau vùng chậu khi mang thai như thế nào?

Biểu hiện đau xương chậu

Đau vùng xương chậu khi mang thai với triệu chứng có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, càng về cuối thai kỳ thì mức độ đau thường tăng lên.

- Vị trí đau: Đau ở khớp cùng chậu, khớp mu, vùng hông lan xuống đùi, đau bên trong đùi hoặc giữa hai chân thường kèm theo đau lưng.

- Cơn đau thường liên tục, âm ỉ, tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột, khi đi lại, đi lên xuống cầu thang và tăng lên vào buổi đêm có thể làm thai phụ thức giấc.

- Đau cùng với cảm giác như bị đè nặng ở khu vực mu của bộ phận sinh dục

- Đau bên trong đùi hoặc giữa hai chân

- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và làm bạn không thể ngủ ngon. Thức dậy để đi vệ sinh vào giữa đêm có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều đau đớn

- Đau khi cố gắng duỗi tay chân, đi bộ hoặc di chuyển lên xuống cầu thang hoặc thậm chí trong những lúc cử động khi nằm trên giường.

- Mức độ đau tùy thuộc vào từng trường hợp, từ cảm giác khó chịu khi đi cho đến mất cơ năng hoàn toàn khiến bệnh nhân không đi lại được hoặc cản trở bệnh nhân trong việc thực hiện công việc nhà, đi lại, hoạt động tình dục, công việc.

- Mẹ bầu cần chú ý phân biệt giữa đau vùng chậu và đau do co thắt tử cung, đau do co thắt thường đau thành từng cơn, vùng bụng có cảm giác cứng, ngoài ra nếu do dọa sảy hay sảy thai sẽ kèm theo ra mau bất thường ở âm đạo.

Đau dạ dày khi mang thai mẹ bầu nên làm gì?

Có gây hại gì cho thai nhi không bị đau xương chậu khi mang thai?

Thai nhi có bị ảnh hưởng không?

Đau xương chậu khi mang thai thì hoàn toàn không gây hại đến thai nhi, dù gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu. Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, can thiệp điều trị sớm, mẹ bầu sẽ có kết quả tốt hơn

Hầu hết các mẹ bầu bị đau vùng chậu trong thai kỳ vẫn có thể sinh thường qua ngả âm đạo.

Giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai bằng cách nào?

Bà bầu nên tập yoga thường xuyên

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng hiện tượng đau mỏi xương chậu khi mang bầu là biểu hiện khó chịu trong mà bất cứ thai phụ nào cũng sẽ gặp phải trong giai đoạn thai kỳ,nhưng thật ra, tình trạng này có thể được được thuyên giảm nếu các mẹ áp dụng các cách giảm đau xương chậu khi mang thai đơn giản sau đây:

- Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội. Lưu ý không nên tập quá sức.

- Trong quá trình mang thai không nên đi lại quá nhiều, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ việc sinh đẻ sau này diễn ra thuận lợi.

- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp vùng xương chậu và dây chằng được thư giản, từ đó giảm đau hiệu quả.

- Thay đổi tư thê thường xuyên, nên ngủ ở tư thế thoải mái có thể dùng gối ôm chuyên dụng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, hạn chế nằm ngửa nhiều.

- Không nên mang giày cao gót và cần chú ý đến tư thế ngồi. Không được ngồi xổm và không nên đứng nhiều sẽ gây áp lực lên xương chậu.

- Ngoài ra, không nên khiêng, nhấc những vật nặng, cần thận khi lên xuống cầu thang và tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.

- Sử dụng thêm gối ôm khi nằm để tạo cảm giác thoải mái.

Các tư thế nằm khi mang thai giúp mẹ thoải mái và không ảnh hưởng đến thai nhi!

- Khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ.

- Nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi xuống nghỉ khi thực hiện các hoạt động đứng lâu (ủi đồ)

- Phương pháp ngồi trên quả banh hoặc quỳ gối sẽ giúp giảm trọng lượng của bé lên vùng chậu

- Tránh cử động mạnh hoặc đột ngột

- Nếu có thể, hãy nhờ người thân làm giúp công việc nhà

- Nếu bạn đang nằm, hãy kéo giãn đầu gối càng xa càng tốt để làm cho chân ít bị đau

- Nếu bạn đang ngồi, hãy thử gập lưng và ưỡn ngực ra trước khi duỗi tay hoặc di chuyển chân

Điều trị đau xương chậu khi mang thai

Biện pháp châm cứu cho bà bầu

Tập vật lý trị liệu có thể giúp cơn đau giảm bớt, cải thiện chức năng cơ và vùng xương chậu, bao gồm các biện pháp như:

- Các bài tập thể dục để tăng cường cơ bụng, dạ dày, cơ lưng và hông

- Vận động dưới nước.

Hoặc đến các cơ sở y tế:

- Nhiệt trị liệu dùng đèn hồng ngoại, chườm ấm giúp mềm cơ giảm đau.

- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng chậu thường xuyên là biện pháp giảm đau hiệu quả.

- Trường hợp đau nhiều, mẹ bầu có thể dùng giảm đau loại sử dụng được cho phụ nữ mang thai như paracetamol. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc sử dụng thuốc giảm đau, ảnh hưởng tới thai nhi.

- Châm cứu cũng có thể rất tốt.

- Phẫu thuật chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp tác động bên ngoài không hiệu quả.

- Thai phụ cũng nên tham khảo bác sĩ về việc vận động như thế nào để giảm đau và làm thế nào để việc sinh nở dễ dàng hơn.

- Một số liệu pháp khác cũng khá hiệu quả là nắn xương khớp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải rất am hiểu trong lĩnh vực điều trị cho bà bầu.

- Đau vùng chậu khi mang thai gây mệt mỏi và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu, tuy nhiên đau vùng chậu khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Vì vậy mẹ bầu nên điều trị sớm, kết quả điều trị cao hơn.

Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết nếu đau xương chậu khi mang thai thì xử thế nào rồi. Mang thai sẽ dẫn đến nhiều biến đổi ở cơ thể người mẹ, do đó cần chăm sóc chu đáo hơn nhiều để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Tuthuoc24h.net