Canh khổ qua (canh mướp đắng) nhồi thịt là món ăn văn hóa lâu đời của cha ông Việt Nam ta. Thường được nấu trong dịp ngày lễ Tết. Với ý nghĩa sâu sắc là cầu mong những gian khổ, khó nhọc trong cuộc sống hằng ngày sẽ sớm qua đi. Không những mang giá trị tinh thần, văn hóa cao, món ăn còn rất rất bổ dưỡng. Ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả cho cả nhà trong dịp đón năm mới.
Tuy nhiên, món canh khổ qua thường có vị đắng, chát và khá khó ăn với cả trẻ nhỏ và người lớn. Do đó, nếu không quen ăn sẽ rất mau ngán. Để chế biến nên vừa thanh mát, bổ dưỡng vừa đơn giản mà lại không bị đắng. Thì hôm nay, hãy để Tuthuoc24h.net hướng dẫn bạn qua bài viết bên dưới nhé!.
Nguyên liệu chuẩn bị cho món canh khổ qua nhồi thịt
Nguyên liệu
- Khổ qua (mướp đắng): 5 trái, tùy theo miệng ăn.
- Thịt nạc hoặc ba chỉ: 200 - 300gram.
- Nấm rơm hoặc nấm mèo: 100gram.
- Miến: 50 gram
- Xương heo ống: 500 gram.
- Trứng gà hoặc trứng vịt: 1- 2 quả
- Hành khô, hành lá, ngò rí: 100 gram
- Ớt sừng: 3 trái
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt, tiêu, ớt bột.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu
Để có món ăn ngon bạn cần lưu ý cách chọn mướp đắng: Cần lựa quả có màu xanh vừa, không bị vàng úa. Để có món canh khổ qua không bị đắng, trước tiên phải lựa quả có gai nở đều; hơi to, còn hành lá nên mua cọng đủ dài để buộc quả khổ qua.
Ngoài ra, nên chọn quả mướp đắng có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti. Sẽ đảm bảo cho sức khỏe của bạn và gia đình, vì không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng.
Thêm một thành phần thơm ngon vào công thức của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang chuẩn bị rau xanh và mướp đắng; hãy thêm một vài muỗng cà phê mật ong hoặc đường để chống lại vị đắng của rau xanh và mướp đắng. Hoặc, nếu bạn đang sửa sốt cà chua tự chế. Hãy thêm một ít giấm đường hoặc rượu vang đỏ vào công thức. Thêm muối hoặc thịt gà vào công thức của bạn để làm giảm vị đắng.
Các bước chế biến món khổ qua nhồi thịt
Bước 1: Ninh xương lấy nước
- Để có được vị ngọt của thịt ta chủ yếu dùng thịt xương ống heo. Đầu tiên, xương ống heo rửa sạch sẽ với một ít nước muối loãng, rồi xả lại một vài lần với nước lạnh. Sau đó, tiến hành dùng dao to để chặt xương thành các khúc nhỏ, đổ khoảng lượng nước nhất định sao cho khi nấu xong còn khoảng 1,5 lít nước dùng là được. Lưu ý, hốt bọt hớt hết các bọt bẩn nổi trên mặt nước nha, để nước dùng của chúng ta được trong. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta sẽ tiến hành quá trình sơ chế ở các bước tiếp theo.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Sau khi mua khổ qua về thì rửa sạch sẽ rồi rọc một đường dài dọc thân, tách nhẹ theo đường rọc rồi bỏ hết hạt bên trong, dùng muỗng nhỏ hoặc bất cứ vật dụng gì có thể loại bỏ hết phần ruột và hạt.
- Ở bước này cần phải lưu ý chúng ta chỉ nên rạch một đường vừa đủ để lấy hết các hạt ra là được, đừng rạch quá dài sẽ làm phần thịt nhồi lòi ra ngoài.
- Tiếp tục, bắc xoong lên trên bếp và thêm tiếp 500ml nước Nấu sôi lên rồi cho khổ qua vào luộc sơ cho bớt đắng, đến khi nước vừa sôi tăm tăm trở lại thì vớt khổ qua ra rổ, để nguội.
- Muốn khổ qua không bị đắng, phải nhớ bỏ qua giai đoạn luộc trần này. Không những vậy, bước luộc trần còn giúp nấu khổ qua nhanh chín, đỡ tốn thời gian.
- Miến thì rửa sạch, ngâm với nước lạnh vài phút cho hơi mềm rồi xắt thành đoạn khoảng 2cm.
- Với hành lá, ngò rí rửa chỉ cần rửa sạch. Rồi lấy một phần hành trụng với nước sôi, còn một phần xắt nhỏ cùng với ngò rí, hành lá sau khi trụng sẽ có độ dai để buộc được khổ qua.
- Ớt tươi rửa sạch, xắt lát nhỏ cho vào chén nước mắm tí nữa chấm canh khổ qua.
Bước 3: Băm thịt nạc và làm nhân
- Đầu tiên, rửa sạch miếng thịt nạc rồi xắt thành từng lát mỏng nhỏ, và cho thịt vào một cái tô. Tiếp tục ta sẽ cho vào hỗn hợp phụ gia gồm ½ muỗng cà phê bột tiêu, 1,5 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt (mì chính), 1 muỗng hành tỏi băm nhỏ trộn đều tất cả ướp trong thời gian chừng 30 phút để cho thịt ngấm đều gia vị là được.
- Sau đó hãy cho trực tiếp nấm mèo và miến đã xắt vào tô thịt băm. Trộn đều và đổ chén lòng trắng trứng gà vào trộn cùng, phần nào sẽ giúp cho phần thịt làm nhân thơm ngon và đậm đà hơn.
- Cuối cùng là mang bao tay hoặc dùng muỗng, nhồi thịt đều vào từng quả khổ qua đã được luộc trần. Dùng hành lá và ngò rí đã trụng nước sôi buộc quanh ở phần giữa quả để giữ cho thịt không bị rơi ra ngoài và thêm phần đẹp mắt.
Bước 4: Nấu canh khổ qua nhồi thịt
- Thông thường, một số người sẽ cắt ngang trái khổ qua làm hai phần. Rồi nhồi phần nhân gồm có thịt bằm trộn với nấm và lòng trắng trứng gà vào. Nhưng không nên làm thế, vì như vậy sẽ làm trái khổ qua đã chọn ngắn và rất xấu. Tốt nhất cắt 2 phần như thế dễ làm nhân bung ra ngoài khi hầm chín.
- Lấy dây quấn xung quanh cả quả nhồi nhân vào (nhớ phải luộc dây hành lá chín trước khi quấn nha) . Thắt thành nơ vừa bắt mắt vừa giúp cho phần nhân chín ngấm vào trái khổ qua, rất thơm ngon.
- Tiếp tục, cứ như thế nếu đã nhồi hết 5 trái khổ qua. Mà phần nhân vẫn còn thừa thì ta không nên bỏ đi hoặc cố nhồi nhồi nhét nữa. Hãy vê tròn lại thành từng viên tròn giống bò viên chiên. Rồi thả vào nồi nước canh giúp cho nước dùng ngọt hơn.
- Trước khi tiến hành nấu canh khổ qua nhồi thịt ta cho 2 muỗng dầu ăn vào nồi. Rồi cho 1 muỗng hành tỏi băm nhỏ vào phi thật thơm. Cùng với một chút ớt bột để tạo màu sắc bắt mắt hơn cho món ăn.
- Sau đó, đổ phần nước đã ninh với xương đã chuẩn bị ở bước 1 vào nồi. Nêm thêm gia vị gồm: nửa muỗng muối ăn, 1 muỗng hạt nêm; 1 muỗng bột ngọt rồi nếm thử xem vừa ăn chưa nhé.
- Tiếp theo, đun với lửa to cho đến khi nào thấy nước trong nồi sôi lên. Mau chóng gắp khổ qua ra rồi hạ lửa nhỏ bớt. Nhớ chú ý lấy muỗng hớt bọt bẩn nổi bên trên để nước canh được trong hơn.
Lưu ý:
- Nên sử dụng tăm kiểm tra thử nếu cây tăm xuyên qua trái khổ qua dễ dàng thì nhận biết được canh khổ qua đã chín, nên ta hạ lửa xuống nhỏ rồi cho tiếp các gia vị vào nêm nếm lại thêm lần nữa để đảm bảo vừa khẩu vị.
Bước 5: Trang trí và thưởng thức
- Hoàn tất các bước thì hãy múc canh ra tô, rắc vào một ít tiêu, hành, ngò rí để dậy hương thơm.
- Canh khổ qua nhồi thịt sẽ ngon hơn khi chung với ít hành ngò và nước mắm. Canh có vị thơm ngon, không đáng tức là món ngon miệng, vừa thanh mát vừa đưa cơm. Miếng khổ qua mềm, ít đắng, nước ngọt đậm vị lừ giúp bạn và gia đình thêm thích thú, ngon miệng.
MỘT SỐ BIẾN TẤU CANH KHỔ QUA CHO GIA ĐÌNH NGÀY TẾT
Món canh khổ qua chay
Trong ngày Tết, món canh khổ qua chay là món ăn rất thích hợp với gia đình có người cao tuổi. Đơn giản là mong muốn sự thanh đạm trong bữa ăn. Bên cạnh, đem lại chất lượng dinh dưỡng dồi dào, món ăn còn rất tốt cho sức khỏe. Vị ngọt nhẹ, thanh mát không quá đắng đóng góp cho thực đơn bữa ăn hàng ngày thêm phong phú.
Nguyên liệu:
khổ qua (mướp đắng) 3 trái, đậu phụ trắng 2 thanh, bún gạo, cà rốt, nấm mèo, hành lá, muối, đường.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, ngân nấm mèo với nước ấm rửa sạch băm nhuyễn. Bún gạo thì ngâm mềm cắt khúc nhỏ. Cà rốt và hành lá gọt vỏ, băm nhuyễn rửa sạch và để ráo. Đậu phụ thì dùng thìa dằm nát và lưu ý phải đảm bảo đừng nhuyễn quá.
- Tiếp tục, cho hỗn hợp gồm cà rốt, hành khô, đậu phụ nêm chút muối hạt tiêu sao cho vừa ăn. Rồi trộn cho đều. Sau đó, tiến hành nhồi vào phần quả khổ qua đã làm sạch ruột và liên tục thái khúc hoặc để cả quả.
- Nước sôi và cho dầu ăn phi thơm hành vào rồi. Tiếp tục thả trái khổ qua đã nhồi hầm trong 20 phút nấu chín vừa tới. Nêm gia vị sao cho vừa ăn múc ra bát.
- Trang trí thêm một vài cọng hành lá bên trên, tiêu và ngò gai. Cuối cùng là thưởng thức ngày ngay thôi
Canh khổ qua cá thác lác
Canh khổ qua chả cá thác lác mang vị dai ngọt, bùi và thơm của cá thác lác. Vị đắng đặc trưng của trái khổ qua khiến gia đình mê mẩn khi thưởng thức đấy.
Nguyên liệu:
Khổ qua (mướp đắng) 3 trái, đậu phụ trắng 2 thanh, chả cá thác lác 300 gram, bún gạo, cà rốt, nấm mèo; hành lá, muối, đường.
Cách chế biến:
+ Đầu tiên sơ chế nguyên liệu bằng cách gọt 2 đầu của khổ qua, loại bỏ sạch ruột rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn (cỡ khoảng 1,5cm). Cá thác lác thì rửa sạch, để ráo và xay nhuyễn rồi ướp với muối, tiêu, bột ngọt sao cho vừa ăn.
+ Các nguyên liệu khác thì sơ chế hoàn toàn giống với cách làm canh khổ qua nhồi thịt nhé.
+ Sau đó, đến cách nấu, cho dầu ăn phi vàng hành tỏi băm nhuyễn rồi cho 1 lít nước vào nồi. Một khi nước đã sôi lên, bạn bỏ chả cá đã vo thành viên vào nấu. Khi chả nổi lên thì cho hết khổ qua vào nấu khoảng 5 phút. Đến khi khổ qua mềm thì tiến hành tắt bếp.
+ Trang trí thêm một vài cọng hành lá bên trên, tiêu và ngò gai. Cuối cùng là thưởng thức ngày ngay thôi
Canh khổ qua nấu tôm
Mang vị đặc trưng là vị đắng của trái khổ qua và vị ngọt của tôm rất dễ ăn vừa đưa cơm. Tất cả kết hợp trong món canh khổ qua nấu tôm làm nên món ăn có hương vị đậm đà có “1 không 2” này.
- Nguyên liệu: khổ qua (mướp đắng) 3 trái, đậu phụ trắng 2 thanh, tôm khoảng 300 gram, bún gạo, cà rốt, nấm mèo, hành lá, muối, đường.
- Cách chế biến: Món này về cơ bản thì cách nấu canh khổ qua tôm giống hệt với cách nấu canh khổ qua cá thác lác. Nên lưu ý, tôm chỉ cần băm nhuyễn rồi thực hiện các bước như canh khổ qua cá thác lác.
Món canh khổ qua nhồi thịt với hương vị thơm ngon ai ăn rồi cũng không thể quên được. Không những ngày tết mọi người mới có thể ăn món này đâu. Bất cứ khi nào thích thì chúng ta cũng có thể tự chế biến. Ngoài món canh khổ qua điển hình đó, các bạn còn có thể tham khảo thêm một số biến tấu bên dưới. Hy vọng rằng các bạn đã sở hữu khẩu phần ăn chính xác mà nấu cho phù hợp nhé. Tuthuoc24h.net vừa hướng dẫn xong cách nấu canh khổ qua nhồi thịt bằm đơn giản ngon mà không bị đắng. Chúc các bạn thành công và có một mùa cuối năm hạnh phúc nha.
Xem thêm: canh khổ qua cá thác lác
Tuthuoc24h.net