Người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và cần ăn gì để mau khỏi bệnh?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và cần ăn gì để mau khỏi bệnh?

Bệnh hen suyễn cần kiêng ăn gì? Bệnh hen suyễn nên ăn gì để mau khỏi bệnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này. Hãy cùng Tuthuoc24h tìm hiểu nhé!

Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một bệnh lý về đường hô hấp, gây ra các triệu chứng khó thở, khò khè cho người bệnh. Chăm sóc bệnh nhân hen suyễn là một yếu tố không kém phần quan trọng. Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì cũng cần được mọi người lưu ý Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết để có được lời giải đáp nhé.

Những thực phẩm người bị hen suyễn nên ăn

Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh chống chọi với bệnh tật. 

Bổ sung các chất dinh dưỡng nhóm đạm, béo, đường

Hàng ngày người bệnh hen phế quản nên ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là cần chú ý đến lượng chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu (cung cấp ít nhất 1g đạm/kg thể trọng/ngày).

Người bị hen suyễn cần bổ sung nhiều dưỡng chất omega 3
Người hen phế quản nên bổ sung nhiều omega 3 để giảm tình trạng bệnh

Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần cần chiếm khoảng 40 - 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Bổ sung chất béo bằng axit béo omega-3 trong cá giúp ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và các vấn đề liên quan đến trí não khác. Hơn thế nữa, axit béo omega-3 có chứa trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ cực kì có lợi đối với bệnh hen suyễn, giúp chống viêm điển hình như viêm phế quản (một triệu chứng phổ biến của hen suyễn).

Chất bột đường trong khẩu phần cũng có tác dụng giúp làm tăng thông khí của đường hô hấp.

Rau xanh và quả mọng

Người mắc bệnh hen nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua… 

Người bệnh hen phế quản nên ăn nhiều rau xanh
Rau quả là những thực phẩm người bị hen suyễn không nên bỏ qua

Đặc biệt là bơ, bởi vì bơ chứa nhiều chất chống oxy hoá như gluthione, giúp bảo vệ phổi khỏi áp lực khí quản và tổn thương ở mô. Đồng thời, chất béo trong bơ rất tốt cho tim mạch, giúp giảm cholesterol xấu và làm gia tăng cholesterol lành mạnh.

Các nhóm thực phẩm khác

Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam..., và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.

người bệnh nên nhiều thực phẩm nóng
Người bệnh hen phế quản cũng cần ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt...

Người bệnh hen phế quản cũng cần ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm, để tăng cường sức đề kháng, tiêu đờm, bảo vệ và làm tăng cường chức năng hô hấp.

Cho trẻ em tăng cường bú sữa mẹ

Trẻ bị hen nên tăng cường bú sữa mẹ
Trẻ bị hen nên tăng cường bú sữa mẹ

Riêng với đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh cần cho trẻ duy trì bú sữa mẹ để giảm nguy cơ mắc bệnh hen phế quản, giảm triệu chứng tăng nặng của bệnh lý hen. Không như nhiều mẹ suy nghĩ, bệnh hen không phải là bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không lây từ mẹ sang trẻ qua sữa mẹ. Ngược lại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: nếu trường hợp mẹ mắc bệnh hen, trẻ được bú mẹ càng lâu sẽ càng có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh hen sau này. Đặc biệt là khi trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. 

Bổ sung Canxi

Bổ sung canxi để ngăn chặn bệnh hen suyễn
Bổ sung canxi là điều tất yếu đối với người bệnh hen 

Ngoài ra, khi trẻ phải sử dụng các thuốc phòng ngừa hen lâu dài (thường là corticoid dạng hít), ta cần chú ý cung cấp thêm calcium hoặc dùng thêm các loại thực phẩm, sữa giàu calcium để tránh biến chứng loãng xương cũng như giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn.

Người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Trái cây sấy khô

Trong các loại trái cây sấy khô có chứa sulfite, một chất bảo quản giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. Và đây cũng là một trong các chất phụ gia đặc biệt không có lợi cho nhiều người bị hen suyễn.

Khi mua các loại quả sấy khô như anh đào hoặc mơ, nên chú ý vơi các từ như "kali bisulfit" và "sodium sulfite" có ghi trên bao bì. Nếu các thực phẩm có sử dụng chất này cần tránh mua và cho người bệnh nhân hen suyễn sử dụng, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.

Rượu hay bia

Tương tự như hoa quả sấy khô, chất sulfite cũng có trong rượu vang và bia. Vì vậy, người bị hen suyễn tránh sử dụng các chất kích thích. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.

Tôm đông lạnh

Tôm đông lạnh hay tôm được chế biến sẵn cũng có thể nguy hiểm cho người bệnh, bởi vì với các loại thực phẩm này cũng sử dụng chất phụ gia sulfite để bảo quản thực phẩm.

Dưa chuột muối

Dưa chuột muối hay các thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải thường chứa chất bảo quản sulfite. Vì vậy, thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.

Người bệnh hen phế quản không nên ăn chuột muối
Người bệnh hen không nên ăn dưa chuột muối

Khoai tây đóng gói hoặc chuẩn bị sẵn

Mặc dù khoai tây đóng gói là món ăn vặt được rất nhiều người thích, song nó có chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit, chất này tất nhiên cũng không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.

Mứt anh đào ngâm

Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Bên cạnh trái cây đóng hộp, các loại nước ép trái cây đóng chai như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản gây xuất hiện các triệu chứng co thắt phế quản hay các biểu hiện khác của bệnh hen suyễn.

người bị hen suyễn nên kiêng ăn mứt đào ngâm
Người bị hen suyễn nên hạn chế ăn mứt đào ngâm

Bất kỳ loại thực phẩm mà bạn dị ứng

Nên cảnh giác cao đối với các loại thực phẩm mà bạn biết đang bị dị ứng và không nên dùng thử. Thông qua một cuộc khảo sát, Hiệp hội Bệnh dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma & Immunology) đã công bó một danh sách các thực phẩm có gây ra hầu hết các phản ứng dị ứng, gồm các loại hạt, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, trứng, cá, động vật có vỏ và sữa bò.

Bài viết trên đã tổng hợp những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị bệnh, bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì. Mặc dù hen suyễn không thể điều trị dứt điểm, nhưng vẫn có thể kiểm soát được thông qua lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Mong rằng bài viết này có thể giảm được những cơn hen suyễn của bạn.

TuThuoc24h