Sinh non là một vấn đề không hiếm gặp trong thai kỳ, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Chính vì vậy sinh non là điều không một phụ nữ mang thai nào mong muốn. Nhận diện sớm dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ tăng khả năng giữ con bên mình. Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu qua các dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa sinh non, để tránh tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.
Sinh non là gì?
Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời quá sớm. Sinh non là khi mẹ bầu lâm bồn và sinh ra em bé trong khoảng thời gian từ hết tuần thứ 22 đến trước khi hết tuần thứ 36 của thai kỳ.
Sinh cực non: Sinh khi thai dưới 28 tuần.
Sinh rất non: Sinh khi thai từ 28 đến 33 tuần 6 ngày.
Sinh non muộn: Sinh khi thai nhi 34 đến 36 tuần 6 ngày.
Mẹ bầu cần tìm hiểu các nguyên nhân dọa sinh non để phòng tránh tốt nhất có thể.
Lý do khiến phụ nữ sinh non?
Đa số các trường hợp sinh non đều không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên theo nghiên cứu, một số nguyên nhân chính có thể gây sinh non như:
Sinh non do thai
Vỡ ối non: Chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non, 80% các trường hợp vỡ ối non không xác định được nguyên nhân.
Đa thai: Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, song thai là 261,5 ngày và 3 thai là 246,5 ngày.
Đa ối: Chiếm 0,4-1,6% các thai. Khoảng 1/3 trường hợp đa ối có thể gây chuyển dạ sinh non.
Thai dị dạng: Thường gây chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).
Viêm màng ối do nhiễm trùng.
Sinh non do mẹ
Các dị tật ở tử cung: Dị tật tử cung, tử cung kém phát triển là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm: Hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở, cổ tử cung ngắn...
Do bệnh lý nằm ngoài tử cung.
Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.
Viêm đài bể thận, nhất là khi kết hợp với sốt.
Viêm ruột thừa ở người mẹ
Tiền sử sinh non, sẩy thai:
Tiền căn sinh non, nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25 - 50%. Nguy cơ càng cao nếu càng có nhiều lần sinh non trước đó.
Tiền căn sẩy, nạo thai ảnh hưởng lên sinh non nhưng chưa được chứng minh.
Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp. Những yếu tố quan trọng nhất trong nhóm này gồm dinh dưỡng kém, không được chăm sóc tiền sản đầy đủ, mẹ quá trẻ dưới 20 tuổi hoặc lớn hơn trên 40 tuổi và lao động nặng nhọc quá sức.
Vấn đề khác:
Mẹ hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích.
Mẹ bị stress trầm trọng: Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai.
Lao động nặng nhọc
Mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
Người mẹ mang thai từ 40 tuổi trở lên, mang thai quá nhiều lần, quan hệ tình dục quá đà, dùng thuốc an thai bừa bãi.
Thiếu vitamin B9
Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai quá ngắn
Đã từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung
Sinh non do nhau
Nhau tiền đạo, nhau bong non.
Thiểu năng nhau nên dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.
Do rời lòng mẹ sớm nên thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non rất khó tồn tại hoặc tồn tại khó khăn, với nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất.
Các dấu hiệu dọa sinh non và sinh non
Dấu hiệu dọa sinh non:
Triệu chứng cơ năng: Đau bụng có tính chất từng cơn, tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/ 10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm
Dấu hiệu sinh non
Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 - 3 lần/phút, và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.
Triệu chứng khác: Liên tục buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, cảm thấy thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu. Chuột rút ở phía trên vùng xương mu.
Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?
Nếu bạn có dấu hiệu sinh non hoặc bị rò rỉ nước ối, hãy đến bệnh viện để xem xét tình hình. Bác sĩ sẽ theo dõi các cơn co thắt (cơn gò tử cung) đồng thời đánh giá nhịp tim thai nhi và kiểm tra xem liệu màng ối có bị vỡ hay chưa. Ngoài ra, bạn cần làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Bạn cũng có thể được kiểm tra fibronectin bào thai nữa.
Nếu màng ối vẫn chưa bị vỡ, bác sĩ sẽ khám âm đạo để đánh giá tình trạng của cổ tử cung hoặc siêu âm bụng để kiểm tra lượng nước ối và xác định sự tăng trưởng, tuổi thai và ngôi thai. Cuối cùng, một số bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm âm đạo để kiểm tra lại chiều dài cổ tử cung và tìm kiếm các dấu hiệu của sự xóa mở cổ tử cung.
Nếu tất cả các xét nghiệm âm tính, màng ối không vỡ, cổ tử cung không bị xóa mở sau vài giờ theo dõi, các cơn co thắt giảm đi, bạn và thai nhi vẫn khỏe mạnh thì bạn sẽ được cho về nhà.
Hậu quả của việc sinh non trên trẻ sơ sinh
Hầu hết trẻ sinh non đều rất khó khăn để làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng bầu. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời. Trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định bởi vì các bé được sinh ra quá sớm có thể không được phát triển đầy đủ. Trẻ sinh non thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
+ Trẻ bị nhẹ cân.
+ Phổi trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu sống được trẻ cũng dễ mắc các bệnh đường hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản...
+ Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm...Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng, từ đó trở thành gánh nặng về tâm lý và tài chính cho gia đình.
+ Bị bại não, thường kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác, chẳng hạn như khiếm khuyết về nhận thức, có thể xuất hiện muộn hơn khi bé bắt đầu vào mầm non hoặc thậm chí trễ hơn khi đến tuổi trưởng thành
Điều trị dọa sinh non - sinh non
Bạn có thể đề phòng việc sinh non ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, bằng các cách:
+ Thường xuyên cung cấp đủ nước, khoảng 200-250ml nước lọc hoặc nước trái cây để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
+ Có chế độ ăn, uống hợp lý, nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cố gắng chỉ tăng tối đa 11 – 15kg trong suốt thai kỳ.
+ Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng đường tiểu.
+ Mỗi tiếng hoặc vài tiếng một lần, bạn nên ngồi xuống, kê cao chân lên và phải nhớ tuyệt đối không được nâng vật nặng.
+ Ngừng mọi hoạt động thể chất và nghỉ ngơi nếu bạn gặp các cơn gò không có dấu hiệu dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn.
+ Cố gắng giảm bớt mọi căng thẳng, lo nghĩ trong cuộc sống hàng ngày.
Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ nhưng đừng lo lắng, đa số cơn gò mà phụ nữ mang thai gặp phải thường là cơn gò Braxton-Hicks.
Bạn phải chăm sóc bản thân thật tốt và nhớ liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn gặp bất kỳ điều gì bất thường trong suốt thai kỳ.
Chuẩn đoán sinh non như thế nào?
Thông thường, trong lịch hẹn khám thai trước tuần 37, bác sĩ có thể giúp bạn chuẩn đó nguy cơ sinh non hay không. Nếu mẹ đang có những dấu hiệu sinh non như trên, những xét nghiệm và thủ tục dưới đây có thể sẽ được tiến hành để kiểm tra :
+ Khám phụ khoa để đánh giá độ cứng và độ mềm của tử cung, kích thước và vị trí của em bé, khung xương chậu rộng mở thế nào…
+ Siêu âm thai đo chiều dài tử cung, kích thước, trọng lượng và vị trí của em bé
+ Kiểm tra tử cung đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt.
+ Xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng qua mẫu dịch tiết âm đạo.
+ Chọc nước ối nhằm xác định sự trưởng thành của phổi em bé và nguy cơ nhiễm trùng trong nước ối.
+ Nhận diện càng sớm các dấu hiệu sinh non càng giúp thai nhi có cơ hội được nuôi dưỡng thêm thời gian trong bụng mẹ. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong và sau khi sinh.
Dự phòng sinh non bằng cách nào?
Cần tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ sinh non cao
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ.
Cần tránh sự luyện tập hoặc lao động quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ cao.
Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
Cần kiêng giao hợp vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm.
Cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non
Nếu có khí hư âm đạo - có thể là nguyên nhân của sanh non và vỡ ối sớm cần phải khám và điều trị thích hợp ở những cơ sơ uy tín.
Việc hiểu rõ về sinh non, nguyên nhân, dấu hiệu sinh non cũng như một số cách dự phòng sinh non không chỉ cần thiết đối với thai phụ mà còn cần thiết đối với những người thân của thai phụ. Bởi khi trong quá trình mang thai, không chỉ thai phụ mới phải chăm sóc bản thân mà còn cần sự quan tâm, giúp đỡ của những người xung quanh, có như thế mới đảm bảo thai nhi được phát triển, con sinh ra khỏe mạnh và người mẹ cũng được đảm bảo an toàn sau khi sinh con.
TuThuoc24h.net