Sốt phát ban và một số triệu chứng sốt phát ban thường gặp
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Sốt phát ban và một số triệu chứng sốt phát ban thường gặp

Sốt phát ban là một bệnh với cái tên không còn xa lạ. Nhưng đa phần mọi người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về bệnh sốt phát ban, dễ mắc phải sai lầm hoặc lơ là.

Sốt phát ban là triệu chứng nóng sốt , da nổi các đốm nhỏ, nguyên nhân do siêu vi HH6 hoặc HH7 gây ra. Ngoài ra, các loại virus đường hô hấp gây ra các loại bệnh như sởi, rubella,... cũng là một trong các yếu tố gây ra bệnh phát ban. Phát ban là căn bệnh nhanh chữa khỏi nếu được uống thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu, bệnh có thể gây sốt cao và biến chứng. 

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của trẻ trước khi phát ban: Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc nhiều hơn bình thường. Bắt đầu có triệu chứng sốt tùy theo nguyên nhân gây ra phát ban. Đối với bệnh sốt phát ban do sởi, trẻ thường sẽ có triệu chứng sốt cao, ho khan, chảy nước mũi mắt sưng đỏ; đối với sốt phát ban do virus rubela trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ hoặc thậm chí không sốt.

Sốt phát ban là triệu chứng nóng sốt, da nổi các đốm đỏ
Triệu chứng sốt phát ban

Trong thời gian phát ban: Một ngày đến vài ngày sau khi hạ sốt, người trẻ sẽ bắt đầu nổi ban, đồng thời với các triệu chứng phân lỏng, tiêu chảy. Ban thường bắt đầu nổi ở mặt, sau đó lan dần xuống cổ và ngực, bụng, tay chân, hình thành bọng nước đỏ. Từ vài chục đến hàng trăm. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách ban sẽ hết sau 3-5 ngày.

Sau khi hết phát ban: Trừ trường hợp sởi, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ không để lại vết thâm cho trẻ sau này. Nếu bị nhiễm khuẩn ban, sẽ để lại sẹo do loét. Bệnh sốt phát ban căn bản không để lại biến chứng. Nhưng nếu không điều trị đúng cách hoàn toàn có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn là viêm màng não nên các phụ huynh cũng cần lưu ý kỹ.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Sốt phát ban có thể điều trị tại nhà và sẽ hết sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên khi gặp các triệu chứng sau buộc phải đến bệnh viện gặp bác sĩ. Chữa trị đúng cách.

+ Sốt cao trên 39 độ C

+ Thời gian trẻ bị sốt phát ban kéo dài hơn 7 ngày

+ Sau 3 ngày kể từ ngày phát ban, không thấy có dấu hiệu giảm bệnh, lặn ban

+ Trẻ mệt mỏi nhiều, khó thở, phân hoặc tiểu có máu, mủ tai, co giật

+ Trẻ đang trong giai đoạn cơ thể yếu, hệ miễn dịch kém, suy nhược, từng tiếp xúc với bệnh nhân sốt phát ban

Khi trẻ có triệu chứng phát ban và sốt cao trên 39 độ, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị
Khi sẽ có biểu hiện sốt cao, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất đề kịp thời điều trị

Cách phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ hiệu quả

Phòng bệnh vẫn là phương pháp tối ưu nhất, tránh trường hợp bệnh rồi mới lo. Giúp trẻ luôn có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh được bệnh sốt phát ban, các phụ huynh, bố mẹ cần lưu ý:

Cách ly trẻ với bệnh nhân sốt phát ban, hoặc cách ly trẻ nếu trẻ bị sốt phát ban, tránh lây bệnh cho các trẻ em khác, nhất là ở trường học, nhà trẻ.

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin cho bệnh sốt phát ban. Do đó cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh hoặc nghi ngờ có mầm bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.

Luôn có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng bổ sung nhiều vitamin C tăng sức đề kháng. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước gừng, chanh, và các loại nước khoáng để bổ sung đủ nước, tránh thiếu nước, mất nước.

Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn

Sốt phát ban thường có tỉ lệ bệnh cao ở trẻ nhỏ. Còn ở người lớn, bệnh xảy ra có thể do bệnh nhân chưa từng bị sốt phát ban trước đó. Sau khi người bệnh sốt từ 2-3 ngày, trên da sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban. Các nốt ban này có màu hồng, không làm ngứa ngáy, không gây tổn hại đến bề mặt da. Tuy nhiên, người ta thường nhầm lẫn sốt phát ban với sởi, sốt xuất huyết,...nhưng nguyên nhân gây bệnh là khác nhau và gây ra những biến chứng không hề giống nhau.

Thời gian ủ bệnh sốt phát ban ở người lớn có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần và có thể gây ra những triệu chứng xấu, khiến bệnh kéo dài 6 - 9 tuần tiếp theo. Một số triệu chứng sốt phát ban ở người lớn:

Sốt cao: đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt phát ban. Người bệnh sẽ gặp những cơn sốt thường đến bất ngờ, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 độ C kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, ho, đau đầu, viêm kết mạc,...

Ở người lớn,tình trạng sốt phát ban hoàn toàn có thể xảy ra, nên mọi người cũng phải lưu ý khi có những triệu chứng
Bệnh sốt phát ban xảy ra ở phần lớn trẻ nhỏ, thế nhưng người lớn không được lơ là

Phát ban: Trên da bắt đầu nổi các vết mẩn đỏ, còn gọi là ban. Ban có màu hồng nhạt hoặc đốm, có thể phẳng hoặc nổi cộm nhẹ. Các nốt ban này nổi nhiều nhất ở ngực, bụng, lưng và có thể lan rộng ra cánh tay, chân, mặt.

Nếu bệnh không quá nặng, các nốt ban thường chỉ kéo dài vài tiếng. Trường hợp nặng hơn thì nốt ban tồn tại đến vài ngày. Với tình trạng này, bạn không nên gãi vì có thể gây tổn thương da.

Trong quá trình phục hồi sức khỏe, các nốt ban sẽ dần lặn và biến mất.

Sưng hạch: Nguyên nhân do hệ miễn dịch phản ứng với các virus xâm nhập trong quá trình bị bệnh, nên bệnh nhân sẽ bị nổi hạch,sưng hạch ở vùng cổ và quai hàm.

Khi sốt phan ban không được ngăn chặn kịp có thể dẫn đến hệ miễn dịch bị virus xâm hại
Dấu hiệu nổi hạch

Một số triệu chứng khác:  Ngoài các triệu chứng đã nói trên, người mắc bệnh còn bị chán ăn, mệt mỏi, dẫn đến cơ thể không có đủ chất, dễ bị suy nhược, mất nước, mí mắt sưng, tiêu chảy nhẹ, tai đau, viêm họng. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, bệnh nhân nên đến các cơ quan y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những biến chứng khó lường.

Bệnh sốt phát ban là một trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu biết cách phòng bệnh đúng, hoặc biết cách chăm sóc điều trị khi trẻ bệnh, thì sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, ba mẹ cần trang bị thêm kiến thức về bệnh này, để giúp con trẻ luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

TuThuoc24h.net