Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà các bà mẹ không nên bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Trào ngược dạ dày là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu được nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ khi bị trào ngược dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm khi các bà mẹ lơ là. Cần chú ý các vấn đề này vì sức đề kháng của bé rất yếu, bé rất dễ bị tổn thương và dẫn đến những căn bệnh cấp tính liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ biết thêm thông tin để chăm sóc bé tốt hơn.

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Khi ăn uống, thức ăn được đưa từ miệng xuống dạ dày thông qua thực quản là một cấu trúc giống như ống.

Ở phần dưới của thực quản, chỗ nối với dạ dày, có một vòng cơ tròn gọi là cơ thắt thực quản dưới, mở để thức ăn đi xuống và đóng lại để ngăn thức ăn và axit vào lại thực quản.

Đôi khi vòng cơ này không đóng hoàn toàn hoặc không mở ra đúng lúc làm cho chất lỏng và thức ăn bị trào ngược vào thực quản.

Đối vơi trẻ sơ sinh, các cơ quan tâm vị còn yếu và xốp. Do đó, khi trẻ bú ở tư thế không đúng, sữa và không khí trong dạ dày cùng dâng lên qua tâm vị trào ngược lên thực quản.

Khi trẻ em bị trào ngược dạ dày thường xảy ra hiện tượng nôn trớ khoảng 15 phút sau bữa ăn hay bú. Việc nôn trớ sẽ khiến cổ họng của trẻ bị đau, rát, dẫn đến biếng ăn, hấp thu chất dinh dưỡng kém của trẻ

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày

  • Trào ngược dạ dày do bệnh lí: nguyên nhân của bệnh là do trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, làm cho cơ tâm vị của trẻ co thắt yếu, gây trào ngược và đẩy thức ăn ra ngoài. Một vài trẻ bị bại liệt não, hở van tim,… cũng có khả năng bị bệnh này
  • Trào ngược dạ dày sinh lí: hiện tượng này hay găp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể là do ăn quá no hoặc có phản ứng với 1 loại thực phẩm nào đó
  • Cho trẻ bú sai tư thế cũng khiến trẻ bị trào ngược. Nhiều mẹ có thói quen vừa nằm vừa cho con bú vào ban đêm. Ở tư thế này, dạ dày nằm ngang nên khi uống sữa, sữa sẽ trào ngược trở lại lên thực quản

Triệu chứng nhận biết khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược sinh lí là hiện tượng xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, và không gây ra triệu chứng gì. Trong khi đó, trào ngược bệnh lí thường kéo dài à có các triệu chứng như sau:

  • Trẻ quấy khóc liên tục, la hét lớn, thậm chí trẻ còn cong lưng, uốn người để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Giọng khàn, hơi thở khò khè nhất là trong lúc ngủ.
  • Thường xuyên cáu kỉnh.
  • Có hiện tượng nôn trớ khi ăn. Bé có thể nôn trớ sữa lên mũi.
  • Đau ở vùng ngực, bụng

Một số triệu chứng nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh khi bị trào ngược dạ dày:

Nguyên nhân khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Khi gặp những triệu chứng nguy hiểm đó cần đưa trẻ đến ngay các bác sĩ để thăm khám và kiểm tra kĩ càng

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không?

Liệu rằng khi bị  trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không ?

Khi trào ngược dạ dày là bệnh lí thì có thể gặp các biến chứng sau:

  • Biến chứng về thực quản: Viêm thực quản, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nặng nhất là Barret thực quản, khi đó thực quản bị viêm, thu hẹp lại làm cho việc lưu thông thức ăn qua thực quản xuống dạ dày rất khó khăn
  • Biến chứng về hô hấp: Trẻ sẽ dễ bị ho khè, ho kéo dài, điều trị thông thường không khỏi. Axit trong dạ dày trào lên càng khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, làm cho trẻ bị khò khè, khan giọng. Nghiêm trọng hơn, trào ngược dạ dày còn có thể khiến trẻ bị hen suyễn
  • Biến chứng tai – mũi – họng, các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng: khi bị trào ngược trẻ rất dễ bị sặc, gây nên viêm tai, viêm xoang,…Điều này sẽ khiến trẻ biếng ăn, chấm lớn, không hấp thu được chất dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Cách chăm sóc cho trẻ khi bị trào ngược dạ dày

Cùng biết thêm các phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày nhé!

  • Cho trẻ bú đúng tư thế: nếu trẻ bú mẹ, nên để trẻ bú đúng tư thế, tránh nằm bú, đảm bảo đúng chiều thức ăn đi xuống. Nếu trẻ bú bình, thì nên để bình sửa luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng, khi cho trẻ bú thì nên để đầu của bé cao hơn trong vòng 15-20 phút, vỗ lưng cho trẻ ợ hơi xong mới đặt trẻ nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao.
Tu thế cho con bé để bé không bị trào ngược dạ dày
  • Khi trẻ bị nôn trớ, nên cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, làm sạch lưỡi và khoang miệng. Không để trẻ ăn ngay mà phải để dạ dày ổn định
  • Khi bé nằm, nên để bé nằm nghiêng, tránh nằm ngửa khi trào ngược sẽ bị sặc ở mũi gây tắc thở

Có một số biện pháp phòng tránh cho trẻ bị trào ngược dạ dày:

  • Làm đặc thức ăn: Mẹ có thể làm đặc sữa (pha đặc) hoặc cho thêm 1 thìa canh bột gạo vào thức ăn loãng. Điều này sẽ hạn chế trẻ bị nôn trớ.
  • Tránh thực phẩm làm tăng trào ngược dạ dày: Các loại quả có tính axit như cam, quýt, bưởi; Các đồ ăn nhiều chất béo; Tỏi, hành, thức ăn cay; Xốt cà chua;…
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò thì loại bỏ ngay khỏi chế độ ăn của trẻ nếu trẻ bú mẹ; hoặc dùng đạm sữa thủy phân nếu trẻ bú sữa theo công thức

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng các bà mẹ cần cân nhắc chú ý tới sức khỏe của con em mình. Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích với bạn!

Tuthuoc24h.net