Chữa bệnh trào ngược dạ dày như thể nào để hiệu quả? Trào ngược dạ dày là một bệnh lý gây khó chịu cho người người nhà nhà, “đi rồi lại đến”, dễ tái phát, khó trị dứt điểm, vì vậy bên cạnh việc sử dụng các biện pháp y học hiện đại nhưng khá tốn kém, chúng ta vẫn có một số bài thuốc cổ truyền dân gian xưa nay khá hữu dụng nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu một bài thuốc nào cũng cần có sự hướng dẫn, hỏi ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ để tránh xung khắc và mang lại tác dụng phụ.
Tìm hiểu thêm thông tin về trào ngược dạ dày nhé!
Dưới đây là tổng hợp những cách hữu hiệu để chữa trào ngược dạ dày:
Thuốc
Việc này cần có lời khuyên, chỉ định từ bác sĩ ở các bệnh viện uy tín mới có thể đảm bảo đúng bệnh đúng thuốc. Thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế thụ thể H2 và thuốc kháng axit có hoặc không có axit alginic là các loại thuốc chính thường được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày.
Tìm hiểu thêm khi trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì ?
-
Việc áp dụng liệu pháp ức chế axit là cách đối phó với các triệu chứng trào ngược được sử dụng cho nhiều bệnh nhân ở các bệnh viện hiện nay. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá trình ức chế axit quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ cực kì nguy hiểm.
- Nhiều bác sĩ cho rằng thuốc ức chế bơm proton (PPI), như omeprazole, là cách hiệu quả cao nhất; tiếp theo là thuốc chẹn thụ thể H2 như ranitidine. Thuốc này nên được sử dụng hai lần một ngày để phát huy tối đa hiệu suất và cần uống trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Nếu phải dùng các loại thuốc này được sử dụng lâu dài, nên dùng liều thấp nhất có thể. Chúng cũng chỉ sử dụng ở những người bệnh nặng. Thuốc chẹn thụ thể H2 có thể mang lại hiệu quả đến khoảng 40%.
- Thuốc kháng axit: Khi dùng các loại thuốc này một mình hiệu quả cao nhất chỉ có thể lên đến 10%, nhưng khi kết hợp cả hai loại thuốc kháng axit và axit alginic (như Gaviscon) thì có thể cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày lên đến 60%.
Phẫu thuật
Phương pháp Nissen: Khi sử dụng lộ trình này, phần trên của dạ dày được quấn quanh cơ thắt thực quản dưới để tăng cường cơ thắt và ngăn ngừa trào ngược axit, nhờ đó khắc phục tình trạng thoát vị tạm thời. Chống chỉ định với người đang sử dụng PPI. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn so với điều trị nội khoa, nhưng không chắc chắn về lợi ích lâu dài so với thuốc ức chế bơm proton.
Phân ly thực quản là một phương pháp thay thế thường được sử dụng để điều trị cho trẻ em suy yếu thần kinh bị trào ngược dạ dày. Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng nó có thể có tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ tái phát thấp.
Gừng ngâm giấm
Trong dân gian, gừng là một loại dược liệu hết sức phổ biến, dễ tìm, nhưng lại có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa như: làm ấm bụng, giảm các cơn đau bao tử và đặc biệt là dùng chữa trào ngược dạ dày khi ngâm giấm
Gừng ngâm giấm được dân gian truyền rằng sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi. Bên cạnh đó ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước giấm sau khi ngâm còn giúp tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài mong đợi là loại dược liệu này còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa. Đặc biệt, với người bệnh mắc trào ngược dạ dày, mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 3 lát gừng ngâm giấm, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Biết thêm thông tin về phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng gừng nhé!
Giấm có công dụng làm hoạt huyết, khơi thông dạ dày, đường tiêu hóa, do đó khi ngâm với gừng có thêm tác dụng điều hòa tỳ vị, giúp cho tỳ vị hoạt động hiệu quả, tiêu hóa tốt và loại bỏ các chứng bệnh về chán ăn, khó tiêu, làm nền tảng cho các hoạt động khác của cơ thể.
Cách pha chế lại vô cùng đơn giản, tiết kiệm.
- Gừng tươi sau khi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng thì ngâm qua nước muối khoảng 15 phút để rồi để cho ráo nước.
- Chuẩn bị lọ thủy tinh thật sạch để đựng hỗn hợp
- Cho khoảng 250ml – 300ml giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi giấm sôi, rồi thêm đường vào dễ có vị dễ sử dụng hơn, nêm nếm sao cho có vị chua ngọt dễ chịu, phù hợp khẩu vị. Đợi đến khi nồi giấm nguội bạn cho gừng vào lọ thủy tinh, rồi cho nước giấm vào, đậy thật kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được.
Thời gian phù hợp nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng, kết hợp cùng bữa ăn sáng. Khi đó, dạ dày của chúng ta đang làm việc, ăn gừng sẽ được tiêu hóa tốt, hấp thu nhiều hoạt chất và đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào, ngăn tiết axit.
- Sau 3 ngày liên tục ăn gừng ngâm giấm, bạn có thể sẽ cảm thấy không còn bị trào ngược dạ dày, thậm chí không đau bao tử. Nhưng cần duy trì thói quen này để trị dứt điểm bệnh.
- Mặc khác, nếu ăn khoảng 20ml giấm đã ngâm còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp tay chân, giảm mỡ máu. Thích hợp cho người bị mỡ máu cao, huyết áp cao sử dụng món này.
- Một mách nhỏ nhưng lại rất thú vị nè, đối với đấng mày râu, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tự nhiên giúp tăng cường thể lực, tráng dương, bổ thận,...
Nghệ
Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, trong củ nghệ có chứa hoạt chất chính là curcumin giúp chống viêm, thúc đẩy làm lành vết loét niêm mạc dạ dày nhanh chóng. Hơn thế nữa, hoạt chất trong nghệ cũng giúp xúc tiến quá trình co bóp dạ dày, ngăn tiết nhiều axit.
Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 thìa tinh bột nghệ + ¼ thìa hạt tiêu đen đem pha cùng nước nóng, dùng liên tục trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy rõ hiệu quả giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày.
Biết thêm thông tin về phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ nhé!
Mật ong
Chỉ cần mỗi sáng một ly nước chanh pha mật ong bằng nước ấm, bao tử và dạ dày của chúng ta sẽ dễ chịu hơn rất nhiều, để bắt đầu cho một ngày làm việc khỏe mạnh. Mật ong sẽ giúp điều hòa hệ tiêu hóa, êm bụng, tạo cảm giác dễ chịu. Trong mật ong có chứa rất nhiều axit amin và vitamin vô cùng có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, các chất kháng sinh tự nhiên từ mật ong giúp làm liền sẹo trong niêm mạc dạ dày nhanh và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Đu đủ
Trong số các mẹo chữa trào ngược dạ dày, không thể bỏ qua bài thuốc sử dụng đu đủ vô cùng đơn giản. Trong đu đủ có các loại khoáng chất cần thiết giúp thực quản tiết axit có tác dụng chống trào ngược dạ dày. Cách đơn giản và tiện lợi nhất là bạn chỉ cần ăn đu đủ sau bữa ăn 15 phút.
Nước ép lô hội
Ngoài đu đủ, nước ép lô hội cũng đáng được xứng danh bài thuốc quý để chữa trào ngược dạ dày. Nhờ chất Anthraquinon, lô hội có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngừa axit dạ dày trào ngược. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng nửa cốc nước ép lô hội trước bữa ăn sẽ mày thấy được hiệu quả.
Các thực phẩm bổ trợ
- Bánh mì, bột yến mạch: bánh mì thường được sử dụng chống say xe, chống ói vì nó giúp giảm tiết axit trào ngược dạ dày
- Đỗ (đậu): Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,... thường được lựa chọn dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản vì nó chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid...
- Đạm dễ tiêu: Các loại đạm dễ tiêu theo khoa học bao gồm: Thịt thăn lợn, thịt vịt, lưỡi lợn. Những loại thịt này có tác dụng trung hòa axit, thích hợp làm thực phẩm cho bệnh nhân trào ngược dạ dày.
- Sữa chua: Sữa chua có chứa các men tiêu hóa tốt cho đường ruột, bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, nhờ vậy mà đây là loại thực phẩm được nhiều người tiêu dùng yêu thích bởi sự tiện lợi và bổ ích mà nó đem lại.
Thay đổi lối sống
Không chỉ chữa bệnh một cách một chiều mà nên tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày để trị tận gốc, tránh tái đi tái lại sẽ dẫn đến những biến chứng về sau. Thay đổi thói quen sống khoa học hơn là cách phòng bệnh tái diễn bởi rất nhiều khả năng loại bệnh này xuất hiện do lối sống sai lầm, thiếu yêu thương, trân trọng bản thân của chúng ta:
- Thay đổi tư thế nằm khi ngủ (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ liền.
- Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và các cơ chế co thắt của dạ dày
- Ăn các thực phẩm giảm chất béo, tránh ăn sôcôla, tỏi, mỡ, rượu, bia, gia vị cay, cà ri
- Tránh các đồ uống có pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng triệu chứng, thuốc lá làm nặng thêm trào ngược và có nguy cơ gây ung thư.
- Nếu có thể thì nên hạn chế, tránh tình trạng lạm dụng các loại thuốc bổ trợ giảm áp lực cơ thắt dưới như: thuốc chẹn beta theophylline, chẹn alpha, ức chế calci, các thuốc chống tiết cholin, chống parkinson, thuốc an thần. Tránh dùng aspirin, các loại thuốc giảm đau không steroid khác vì có chứa nhiều chất làm nặng thêm viêm thực quản. Uống thuốc nên có chỉ định rõ ràng của bác sĩ
Tập yoga chữa trào ngược dạ dày bảo vệ sức khỏe!
- Duy trì số cân nặng ở mức cho phép: Tình trạng thừa cân hay thiếu cân đều gây áp lực lên toàn bộ cơ thể bạn, khiến dạ dày co thắt không kịp và làm axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.
- Đừng nằm ngay sau khi ăn: Nhiều người vẫn có thói quen nằm ngay sau khi ăn làm cho dạ dày bị thắt lại, chèn ép bao tử, khó khăn trong quá trình tiêu hóa.
- Không nên mặc quần áo quá bó sát: Quần áo quá chật cũng sẽ gây một số áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới và gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
- Thư giãn, tránh bị stress, căng thẳng: khoa học chứng minh rằng giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
- Sử dụng thêm nhiều thảo dược vào đời sống: Cam thảo, hạt thì là, lá mơ lông, lá tía tô và hoa cúc đôi khi được sử dụng để giảm trào ngược dạ dày thực quản. Các thảo dược này chứa nhiều loại chất giúp giảm viêm loét, làm liền sẹo và giảm tiết axit trong dạ dày. Tuy nhiên, trong các thảo dược tự nhiên này thỉnh thoảng lại có tác dụng phụ nghiêm trọng và đôi khi ảnh hưởng đến thuốc đang điều trị. Vì vậy cần trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một loại thảo dược nào.
Liệu rằng khi bị trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không ?
Như vậy bạn đã có thể nắm được các phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày một cách hiệu quả rồi đúng không nào. Hãy cùng chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết cách phòng và chữa căn bệnh này nhé!
Tuthuoc24h.net