Phù chân khi mang thai là hiện tượng tương đối phổ biến. Phù chân ở phụ nữ mang thai không những gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm.Tùy theo độ lớn của thai, cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ. Vậy bệnh lý này là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào là hiệu quả? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!
Triệu chứng phù chân khi mang thai là gì?
Phù chân khi mang thai thường xuất hiện từ tháng 7, 8, 9 của thai kỳ có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ 5 (khoảng 25 tuần). Nếu không để ý kỹ đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Khi bị phù chân thì phần từ cổ chân trở xuống đặc biệt là phần bàn chân bị sưng phù. Tuy không gây đau đớn nhưng sẽ gây bất tiện trong quá trình di chuyển.
Nguyên nhân của hiện tượng phù chân khi mang thai là gì?
Lượng máu và chất lỏng tăng lên
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất thêm 50% lượng chất lỏng và máu để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, khoảng 25% cân nặng tăng lên của mẹ là do lượng chất lỏng và máu tăng lên gây ra hiện tượng phù ở mẹ.
Lượng máu chảy từ các chi về tim trở nên khó khăn
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi, và chúng làm cho thành mạch trở nên mềm hơn gây nên khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu về tim.
Khi thai nhi lớn thì tử cung của mẹ cũng lớn theo, chúng gây nên áp lực chèn lên tĩnh mạch chi dưới đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ các chi về tim. đặc biệt những tháng ở kỳ tam nguyệt cá thứ 3 khi sức ép này càng lớn làm cho máu đổ dồn nhiều vào chân gây ra hiện tượng sưng phù.
Hoạt động bơm máu của cơ vùng chân bị giảm
Bà bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; thường xuyên mang giày cao gót ở phụ nữ; Bà bầu bị liệt chân vì bị tai biến mạch máu não hoặc do các bệnh về thần kinh.
Hai hiện tượng trên làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và làm thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu như không được điều trị kịp thời thì càng gần đến ngày sinh thai phụ sẽ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới sẽ bị suy giãn ra và không hồi phục được ngay cả sau khi sinh xong.
Do thiếu Kali
Vì Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Vì khối lượng máu tăng sẽ thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm.
Nguyên nhân khác
Tiêu thụ nhiều caffein, ăn nhiều natri (muối), làm việc vất vả, đứng lâu, thời tiết nóng bức… cũng là nguyên nhân gây phù chân ở phụ nữ mang thai.
Một trong những triệu chứng các mẹ bầu hay gặp đó là khó thở khi mang thai, vậy nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không?
Bị phù chân khi mang thai có nghiêm trọng không?
Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời. Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:
Chân bị sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
Tay lẫn mặt cũng bị sưng phù lên
Dấu hiệu sưng, phù ngày càng tăng dần, lớn hơn so với ban đầu
Đau đầu nặng
Có vấn đề về thị giác như nhìn không rõ, cảm giác lờ mờ
Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
Nôn với bất kỳ triệu chứng nào
Bị ngứa vùng kín khi mang thai là một trong những vấn đề gây sự khó chịu rất lớn đối với các mẹ bầu!
Đó là những dấu hiệu cảnh báo cho tiền sản giật. Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Yếu tố chính giúp kiểm soát tiền sản giật đó là thường xuyên theo dõi huyết áp người mẹ và nhịp tim thai nhi.
Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, đó có thể là gợi ý cho biết bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, có thể bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn.
Cách trị phù chân khi mang thai là gì?
Không ngồi hoặc đứng quá lâu
Các mẹ cần hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển để có thể giảm tình trạng phù nề trong thai kỳ. Nếu các mẹ làm việc văn phòng thì nên đi lại 2-3 phút 1 giờ để lượng máu được lưu thông tốt hơn.
Khi làm việc các mẹ có thể kê một chiếc ghế con vừa giúp cơ thể mẹ thoải mái giảm thiểu tình trạng đau lưng, và phù chân.
Nếu ở nhà các mẹ nên để chân ngang tầm tim để máu được lưu thông dễ dàng. Các mẹ không nên ngồi bắt chéo chân sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn.
Tập thể dục, massage
Các mẹ cần thực hiện các biện pháp tập thể dục nhẹ nhàng giúp cho quá trình vượt cạn trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn thường xuyên tập thể dục thì sẽ giúp tối ưu hóa lượng nước trong cơ thể giúp tránh tình trạng nước ứ đọng ở tay và chân. Đồng thời tăng quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng chuột rút, đề phòng giãn tĩnh mạch.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng rất có ích trong quá trình mang thai và sinh con
Trước khi đi ngủ các mẹ có thể ngâm chân vào nước ấm có pha 1 chút gừng và muối tầm 10-15 phút. Sau đó massage nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ dễ ngủ hơn.
Tư thế ngủ
Khi ngủ mẹ nằm nghiêng người bên trái để cho quá trình vận chuyển máu trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời đây cũng là tư thế thoải mái nhất cho mẹ và giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh.
Xem ngay những tư thế ngủ khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi mà mẹ bầu cần biết!
Chế độ ăn uống
Để khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai các mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những vi chất cần thiết vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Uống nhiều nước hơn: Mỗi ngày bà bầu nên uống từ 2.5-3 lít nước. Uống nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu thiếu nước, thận sẽ tự động giữ lại lượng nước gây ra tình trạng phù nề nặng hơn.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa caffein: Đây là chất chứa nhiều trong cafe, trà có tác dụng lợi tiểu tuy nhiên cũng gây ra tình trạng mất nước khiến thận phải giữ lại lượng nước cho cơ thể gây ra tình trạng phù nề. Các mẹ nên cố gắng hạn chế sử dụng caffein hàng ngày.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kali, magie, canxi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để giữ cho cơ thể mẹ khi mang thai đủ nước.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm đồ ăn hộp đóng sẵn vì chúng có chứa các chất béo chuyển hóa là một nguyên nhân gây nên hiện tượng phù nề ở mẹ.
Bổ sung các thực phẩm giàu protein vì khi lượng protein không đủ gây ra hiện tượng chất lỏng rò rỉ khỏi mạch máu vào các mô gây ra hiện tượng phù nề rõ rệt.
Trang phục
Các mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái hạn chế mặc quần áo bó sát làm cho quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn.
Bà bầu không nên sử dụng giày cao gót vì làm gia tăng tình trạng đau lưng, rủi ro trong khi di chuyển. Các mẹ nên đeo giày thấp, đế bằng, có chất liệu mềm mại và đúng cỡ chân.
Hạn chế đeo tất quá lâu đặc biệt các loại tất khít chặt ở mắt cá chân, bắp chân. Các mẹ nếu cần sử dụng tất nên sử dụng tất dành riêng cho bà bầu để tạo cảm giác thoải mái.
Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
Các yếu tố ảnh hưởng phù chân khi mang thai
Thời tiết nóng bức
Đứng trong thời thời gian dài
Trong thực đơn hàng ngày thiếu kali
Sử dụng quá nhiều caffein
Hoạt động trong thời gian dài
Lượng muối trong cơ thể cao
Một số thực phẩm giúp phụ nữ mang thai tránh bị phù chân
Cần tây: Chứa alkalizing giúp thải độc tố cơ thể.
Cải xoong: Với hàm lượng lớn vitamin C có trong cải xoong cũng như các vitamin A, B1, B2, đây là một thực phẩm tuyệt vời giúp tẩy độc, lợi tiểu, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đậu xanh: Với nhiều cách chế biến khác nhau, đậu xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu với tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Củ cải: Các hợp chất diuretic tự nhiên có trong củ cải trắng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, tăng cường chức năng cho thận.
Các loại rau lá xanh như cải bắp, cải thảo… bổ sung một lượng lớn vitamin giúp thận khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
Măng tây: Giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Các loại hành, tỏi: Có công dụng lớn hỗ trợ loại bỏ natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa tình trạng tích nước.
Trái cây sạch hữu cơ lợi tiểu như táo, nho, chuối, cam, quýt… thích hợp làm bữa ăn nhẹ mỗi ngày cho bà bầu, vừa bổ sung vitamin vừa tốt cho thận, giúp hạn chế tình trạng phù nề chân.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như: cá hồi, bông cải xanh, khoai tây, ớt chuông, dưa hấu… không chỉ giúp làm giảm nguy cơ xảy ra tình trạng phù nề chân khi mang thai mà còn giúp cơ thể mẹ và bé khỏe mạnh hơn, phòng ngừa các dị tật cho bé.
Thông qua bài viết, các chị em đã hiểu khái quát về tình trạng phù chân khi mang thai rồi nhé!. Cũng như nguyên nhân và một số cách trị hiệu quả. Khi gặp hiện tượng phù chân khi mang thai các mẹ cần bình tĩnh vì đó là biểu hiện bình thường. Các mẹ cần có chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tình trạng này. Nếu có các dấu hiệu bất thường các mẹ hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các mẹ.
Tuthuoc24h