5 điều bạn cần biết về bệnh đau xương cụt khi mang thai
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Biện pháp giúp thoát khỏi tình trạng đau xương cụt khi mang thai

Mẹ bầu hay cảm thấy đau xương cụt khi mang thai, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cùng áp dụng những mẹo vặt sau để giảm đau các mẹ nhé.

Đau xương cụt khi mang thai là một hiện tượng phổ biến cũng như các triệu chứng nôn nghén, táo bón,... Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi hormone, sinh lý hoặc do lối sinh hoạt, đi lại của các mẹ bầu chưa thực sự phù hợp. 

Định nghĩa bệnh đau xương cụt khi mang thai

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy đau nhức, nhói ở vùng mông hoặc hông, sau đó cảm thấy đau đớn cả vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí mắt cá chân nữa. Kinh nghiệm từ các mẹ bầu là cảm giác đau luôn bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra xung quanh.

Đau xương cụt khi mang thai là một hiện tượng phổ biến
Đau xương cụt khi mang thai là một hiện tượng phổ biến

Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường vì khi thai nhi trong bụng phát triển dần, dẫn đến tăng áp lực ở các chi dưới làm xuất hiện những cơn đau nhức. Đặc biệt, cơn đau có thể sẽ tăng lên rất nhiều ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Một số trường hợp sau khi sinh, người mẹ vẫn còn cảm thấy đau vùng xương cụt.

Nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa đau xương cụt và đau hông, tuy nhiên xương cụt nằm ở giữa xương sống và xương hông, được tạo nên bởi 5 đốt sống hình tam giác nối liền với xương hông.

Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt khi mang thai

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen. Cả hai loại hormone này đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

Thai nhi phát triển

Giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Vì vậy, bà bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp, nhất là vùng mông và lưng.

Thai nhi phát triển chèn vào xương cụt của mẹ gây đau
Thai nhi phát triển chèn vào xương cụt của mẹ gây đau

Các hành động như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn, nên các mẹ cũng nên thận trọng thực hiện các hành động này. 

Căng cứng cơ

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai là do sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông. Ngoài ra, căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động không hợp lý hoặc đến từ việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

Các bệnh lý trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, bệnh xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng có thể góp phần làm nên chứng đau này cho chị em phụ nữ, nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu ở vùng xương cụt của mẹ bầu.

Những triệu chứng của bệnh đau xương cụt khi mang thai

Cơn đau sẽ tăng dần phía cuối cột sống là biểu hiện của đau xương cụt
Cơn đau sẽ tăng dần phía cuối cột sống là biểu hiện của đau xương cụt

Khi bị đau xương cụt, các mẹ bầu sẽ gặp những biểu hiện như sau:

  • Đau liên tục ở lưng dưới hoặc ở hông;
  • Cơn đau tăng dần ở gần cuối cột sống;
  • Đau nặng về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ;
  • Cơn đau tăng hoặc giảm cùng với sự thay đổi tư thế;
  • Đau ở khu vực mu, đau lưng, hông, vùng giữa hai chân hoặc đầu gối;
  • Ngay khi mẹ bầu bắt đầu đi bộ, đứng dậy, uốn người thì cơn đau được kích hoạt;
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi mẹ bầu bị táo bón.

Các yếu tố làm bệnh đau xương cụt nghiêm trọng hơn

  • Hội chứng tăng động khớp (hay còn gọi Hypermobility) là tình trạng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó.
  • Ngồi hoặc đứng lâu trong cùng một tư thế thời gian dài gây tăng áp lực lên xương cụt.
  • Có tiền sử đau xương cụt hoặc từng gặp chấn thương ở vị trí này.
  • Các loại nhiễm trùng trên cơ thể đều có thể tạo nhiều áp lực lên vùng xương cụt, dẫn đến cơn đau nặng nề hơn.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.

Cách giảm đau xương cụt cho mẹ bầu

Các bài tập đơn giản giúp giảm đau

Thường xuyên áp dụng các bài tập đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau
Thường xuyên áp dụng các bài tập đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau

 

  • Bài tập Standing Pelvic Tilt: Thực hiện bằng cách hai chân mở rộng ngang vai, giữ tư thế đứng thẳng, gồng mông sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần.
  • Bài tập Torso Twist: Thực hiện ở tư thế ngồi, hai chân bắt chéo trên thảm hoặc trên giường, tay trái giữ chân phải. Tiếp đó, đặt tay phải lên sàn làm trụ và xoay phần trên cơ thể về phía bên phải. Giữ nguyên tư thế trong năm giây và lặp lại động tác tương tự với chân kia, lặp lại từ 10 – 15 lần. 
  • Các bài tập khác như: Bơi lội, ngồi thiền, yoga,… đều là những bài tập tốt chống đau xương sống khi mang thai. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ bài tập nào, mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Các mẹo giảm đau tại nhà

Tư thế ngủ

Khi ngủ nên nghiêng bên trái, nên có gối kẹp giữa 2 đùi để chia đều trọng lượng cơ thể.

Tránh vận động mạnh

Không đi bộ hay thực hiện các vận động mạnh như: đi bộ, đạp xe,… khi xương cụt có biểu hiện đau.

Nên nghỉ ngơi đúng tư thế để hạn chế đau vùng xương cụt
Nên nghỉ ngơi đúng tư thế để hạn chế đau vùng xương cụt

Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài 

Nếu làm việc trong môi trường phải ngồi lâu, mẹ bầu nên thay đổi tư thế thường xuyên. Tốt nhất nên đứng dậy sau 2 tiếng làm việc và đi quanh chỗ ngồi của mình vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày giúp lưu thông máu và làm các đốt xương linh hoạt hơn.

Hoạt động thể thao 

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu có thể tham gia bơi lội ở mức độ nhẹ. Môn thể thao này rất có ích trong việc giảm đau xương cụt. Nhưng tuyệt đối với phải hỏi kỹ bác sĩ trước khi thực hiện.

Tránh tăng cân quá nhanh và quá nhiều

Kiểm soát tình hình cân nặng, không nên để cân tăng quá nhanh và nhiều. Như vậy, áp lực tăng đột ngột lên xương cụt không chỉ gây đau nhức mà còn dẫn tới nhiều vấn đề tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé.

Đeo đai hỗ trợ vùng bụng 

Biện pháp này giúp mẹ bầu giảm áp lực dồn lên phần xương dưới thắt lưng, cải thiện tư thế và giảm mệt mỏi, đặc biệt trong tam cá nguyệt cuối. Để mua đai này, mẹ có thể tìm mua tại các cửa hàng mẹ và bé.

Ngồi thẳng 

Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể được cố định, giảm áp lực nặng lên phần xương cụt. Tốt nhất mẹ nên ngồi trên một quả bóng chuyên dùng để tập thể dục.

Tạm biệt những đôi giày cao gót

Trong quá trình mang thai tuyệt đối không dùng giày cao gót vì lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên đôi chân kéo theo những cơn đau rất nghiêm trọng. Đồng thời, nếu không may bị ngã cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Ngồi thẳng trên bóng cao su là một mẹo giảm đau hiệu quả
Ngồi thẳng trên bóng cao su là một mẹo giảm đau hiệu quả

Massage vùng xương cụt 

Phương pháp này có thể tham khảo tại các spa chăm sóc sản phụ hoặc bệnh viện phụ sản lớn.

Chườm nước ấm

Phương pháp này dùng nhiệt tác động vào lưng giúp nới lỏng các mô và làm dịu cơn đau. Mẹ có thể ngâm mình trong nước ấm, thêm chút tinh dầu mẹ sẽ thấy thư thái dễ chịu hơn. Chú ý đừng sử dụng nước với nhiệt độ cao sẽ không tốt cho thai nhi.

Tuyệt đối không nâng vật nặng

Đây là một điều rất dĩ nhiên đối với các mẹ mang thai. Tránh vận động nặng gây căng các mô liên kết, dây chằng ở lưng dẫn đến đau vùng xương cụt.

Tránh xa táo bón

Mẹ hãy ăn uống các chất dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh, uống nước nhiều. Nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng để giảm táo bón khi mang thai. Bởi vì bệnh táo bón sẽ gây tác động rất lớn tới đau xương cụt trong giai đoạn này vì sự thay đổi của nhu động ruột tương tác tới các mô xương chậu và khớp háng.

Bổ sung đầy đủ canxi và các vitamin cần thiết cho cơ thể

Bổ sung canxi không chỉ giúp cho xương của mẹ bầu chắc khỏe mà còn cung cấp cho thai nhi.

Trên đây là những thông tin cùng các mẹo hỗ trợ các mẹ giảm đau xương cụt khi mang thai. Trường hợp đau nặng, kéo dài, nên đi khám tại các bệnh viện để nhận được điều trị sớm. Chúc mẹ luôn khỏe trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời này.

TuThuoc24h