Tại sao lại bị ốm nghén khi mang thai và cách điều trị hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Tại sao lại bị ốm nghén khi mang thai và cách giải quyết hiệu quả

Quá trình ốm nghén khi mang thai và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy ốm nghén khi mang thai là gì, ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ốm nghén khi mang thai là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này. Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề bị buồn nôn hay kén ăn. Hãy yên tâm vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không tạo sự khác biệt gì lớn đối với các bà bầu bị nghén khác.

Ốm nghén là gì?

Khoảng 80% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng ốm nghén mệt mỏi trong toàn bộ thai kỳ.

Ốm nghén là tình trạng khó chịu ở bụng và đầy hơi nhiều lần trong ngày nên bạn cần được nghỉ ngơi. Không một ai có thể tự cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén chỉ khi mà họ đã từng trải qua tình trạng này và ở mỗi người một khác, có người nghén cơm, nghén xôi, nghén những thứ có thể ăn được còn có người lại nghén thèm ớt, thèm vữa tường. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi nó còn kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.

Khoảng 80% phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén

Ốm nghén thường bắt đầu từ tuần thứ mấy trong thai kỳ?

Ốm nghén rất khó chịu, nhưng nói chung, không nguy hiểm. Ở hầu hết phụ nữ mang thai, nó sẽ biến mất sau ba tháng đầu tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ và giảm dần vào tháng thứ ba hoặc thứ tư. Đỉnh điểm chính xác của ốm nghén là khác nhau đối với mỗi phụ nữ, nhưng nhìn chung sẽ vào khoảng tuần thứ 9.

Thời gian bắt đầu ốm nghén thường từ tuần thứ 6 của thai kỳ

Khi nào thì cơn ốm nghén sẽ kết thúc?

Thông thường thì 12 tuần đầu tiên là thời điểm xảy ra ốm nghén và sẽ kết thúc ngay sau đó. Giữa tuần 12-14 của thai kỳ, beta HCG không tăng cao là khi nghén giảm và mất hẳn. Tuy nhiên cũng có một số sản phụ lại bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Có trường hợp kéo dài suốt thai kỳ. Nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với hormone thai kỳ, khiến nghén nặng, lời khuyên tốt nhất là bạn hãy đến gặp và xin tư vấn từ bác sĩ.

Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai có nguy hiểm không và do đâu?

Sự khác nhau giữa ốm nghén nặng và ốm nghén nhẹ là gì?

- Ốm nghén thông thường:

Biểu hiện thường thấy nhất khi mẹ bị ốm nghén là buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, khó chịu… Tuy nhiên, việc ốm nghén này cũng khiến mẹ bầu hết sức mệt mỏi, khó chịu, kém ăn uống và bản thân người mẹ có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.

- Ốm nghén nặng:

Cũng giống như ốm nghén thông thường, khi bị ốm nghén nặng mẹ bầu cũng có những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn,… Tuy nhiên, khi bị ốm nghén nặng thì tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, mẹ bầu sẽ nôn rất nhiều và nôn khan.

  • Nôn liên tục, khó có thể kiểm soát.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Không ăn uống được trong thời gian dài.
  • Mất nước, sụt cân.
  • Nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại.
  • Khác với triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra cả ngày lẫn đêm.

Bạn đã biết gì về hội chứng nôn nghén?

Hội chứng nôn nghén là dạng ốm nghén nặng nhất của thai kỳ, với tỷ lệ xảy ra khoảng 3%. Phụ nữ được chẩn đoán bị nôn nghén khi trọng lượng cơ thể trước khi sinh giảm tới 5% và bị mất nước nghiêm trọng (do nôn ói quá nặng). Bà bầu bị nôn nghén cần điều trị để ngăn chặn tình trạng nôn mửa, cân bằng nước và điện giải cho cơ thể. Đôi khi sản phụ cần phải nhập viện để theo dõi.

Ốm nghén nặng xảy ra khi nào?

Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra ốm nghén nặng khi mang thai:

  • Mang đa thai.
  • Đã từng bị ốm nghén trong lần mang thai trước (nhẹ hoặc nặng).
  • Người thân trong gia đình của thai phụ bị ốm nghén khi mang thai.
  • Đã từng bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu.
  • Mang thai con gái.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không?

Điều lo lắng là khi mẹ ốm nghén, nôn mửa, kén ăn, ăn không đủ chất thì liệu con có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ bị nghén bình thường thì bé sẽ tự hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.

Chỉ trong những trường hợp mà mẹ bị nôn mửa quá nhiều mà không thể ăn uống gì được thì mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thêm các loại vitamin và theo dõi nếu nguy hiểm thì cần nhập viện.

Ốm nghén khiến mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi. Nếu sau 3 tháng đầu tiên mẹ không tăng cân được, không hấp thu được bất cứ loại thức ăn nước uống nào thì mẹ có thể có nguy cơ bị một số biến chứng khác nhau. Đặc biệt là biến chứng nôn nghén, khi bị biến chứng này không phải thi thoảng mẹ buồn nôn mà là một căn bệnh nghiêm trọng mẹ cần phải nằm viện để theo dõi.

Thời điểm tốt nhất để điều trị ốm nghén khi mang thai là khi nào?

Người mẹ liên tục buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khác và trở nên khó điều hơn. Do đó, các chuyên gia khuyên nên điều trị sớm để ốm nghén không ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nên làm gì khi bị ốm nghén?

Không có cách nào để ngăn ngừa ốm nghén, nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng của nó. Tuy nhiên thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp thai phụ cảm thấy đỡ hơn. Có thể áp dụng những gợi ý sau đây:

  • Uống nhiều nước.
  • Ngủ trưa và nghỉ ngơi thường xuyên.
  • Không khí thoáng trong nhà và không gian làm việc để loại bỏ mùi hương buồn nôn.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ hoặc chỉ ăn nhẹ trong suốt cả ngày.
  • Uống trà gừng hay ngậm kẹo gừng.
  • Uống vitamin vào ban đêm thay vì vào ban ngày.
Uống nhiều nước cũng là cách để ngăn chặn chứng ốm nghén ở mẹ bầu

Những loại thuốc điều trị ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ?

Trước tiên, tốt nhất vẫn là không sử dụng thuốc để can thiệp chứng ốm nghén, như thế em bé sẽ không bị phơi nhiễm thuốc. Nhưng nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu thuốc chống buồn nôn nào có thể làm giảm được chứng ốm nghén.

Vitamin E và phụ nữ mang thai, những điều mẹ nên biết!

Các loại thuốc điều trị chứng ốm nghén không cần kê toa:

- Vitamin B6 thường giúp những bà mẹ dễ bị buồn nôn kiểm soát được ở mức nôn vừa phải. Đây được xem là phương pháp điều trị chứng ốm nghén hàng đầu.

Sử dụng vitamin B6 là phương pháp điều trị chứng ốm nghén hàng đầu

- Kết hợp vitamin B6 và doxylamine được đề xuất như một phương pháp điều trị ban đầu cho chứng ốm nghén. Sự kết hợp này được coi là an toàn và được bán dưới nhãn hiệu Diclegis. Bác sĩ có thể kê toa Diclegis hoặc đề nghị các loại thuốc không cần kê đơn.

- Các loại thuốc chống trào ngược như Zantac hoặc Pepcid đôi khi hiệu quả nếu chứng buồn nôn của bạn bị kích thích bởi các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột.

Thuốc trị ốm nghén kê theo toa:

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một trong các loại thuốc dưới đây nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Vì thông tin rất hạn chế về sự an toàn của những loại thuốc này trong thời gian mang thai, vì vậy bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro và lợi ích:

  • Metoclopramide (Reglan)
  • Promethazine (Phenergan)
  • Prochlorperazine (Compazine)
  • Trimethobenzamide (Tigan)

Khi nào thì mẹ bầu cần gặp bác sĩ để điều trị chứng ốm nghén nặng?

Khi các triệu chứng của ốm nghén ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Hầu hết bác sĩ chỉ điều trị những trường hợp nôn mửa dữ dội, không kiểm soát vì điều này ảnh hưởng đến những biến chứng trong thời kỳ mang thai nếu không được điều trị tận gốc. Trong khi nôn mửa bình thường của mẹ bầu thì không có vấn đề gì. Các triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai thường xảy ra tương đối nhẹ, vì vậy bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn đối phó với tình trạng ốm nghén này.

Nôn quá mức được gọi là chứng nôn nghén, có thể làm bạn mất nước và cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang cần. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Trong trường hợp nặng, mẹ bầu có thể phải ở lại bệnh viện để các bác sĩ theo dõi.

Nếu lần mang thai trước bạn mắc chứng nôn nghén và bây giờ bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy gặp bác sĩ để được điều trị sớm. Việc này có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng bệnh này tái phát hoặc giảm giảm bớt các triệu chứng của tình trạng bệnh.

Nếu gặp phải tình trạng nôn quá mức các mẹ nên đến gặp bác sĩ điều trị

Tình trạng ốm nghén nặng có tự hết sau khi sinh?

Tin vui là các triệu chứng của ốm nghén sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, việc hồi phục sau sinh thường lâu hơn nếu bạn mắc chứng ốm nghén nặng. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm cách làm giảm ốm nghén nặng sau khi sinh. Những căng thẳng tâm lý và tình cảm khi ốm nghén nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc cùng bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp.

Với những thông tin trong bài viết các mẹ bầu có thể thấy được tình trạng ốm nghén khi mang thai khá phổ biến. Hiện tượng này xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ và đỉnh điểm là tuần thứ 9. Hy vọng với những kiến thức cơ bản về vấn đề này sẽ góp phần giúp các mẹ bầu có thể ứng phó và vượt qua giai đoạn thai kỳ một cách nhẹ nhàng nhất. Chúc các mẹ luôn vui khỏe.

Tuthuoc24h.net