Béo phì ở trẻ em là do nguyên nhân nào?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Béo phì ở trẻ em có những tác hại gì? Thông tin ba mẹ nên biết

Béo phì ở trẻ em có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân như do rối loạn nội tiết, mắc phải hội chứng,...Vậy đâu là biểu hiện của trẻ bị béo phì?

Bệnh béo phì ở trẻ em là một tình trạng rất quan trọng không chỉ riêng ở các nước phát triển mà còn là thực trạng đáng e ngại ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Theo các thông tin từ Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi ở riêng TPHCM hiện nay đã là 12%, ở Hà Nội là từ 8- 9%. Tình trạng béo phì ở trẻ em và các hậu quả đem lại càng là các nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng.

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng cơ thể chứa nhiều mỡ
Béo phì là tình trạng cơ thể chứa nhiều mỡ

- Theo các Tổ chức Y tế thế giới WHO:

Thừa cân chính là tình trạng năng lượng cơ thể vượt quá so với năng lượng cần có đối với chiều cao.

Béo phì được xem là tình trạng cơ thể chứa quá nhiều mỡ theo một cách không bình thường từ cục bộ hay toàn thể đến mức làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ em.

Nhịp tim trẻ em như thế nào là bình thường?

Phân loại tình trạng béo phì?

Phân loại béo phì theo các nguyên nhân sinh ra bệnh

- Thứ nhất là béo phì đơn thuần: Loại béo phì này không có các nguyên nhân sinh bệnh một cách rõ ràng, loại này thường chiếm tỷ lệ lên đến hơn 90%.

- Thứ 2 là béo phì bệnh lý: Trẻ bị béo phì ở trường hợp là là do các bệnh lý nội tiết hay các khiếm khuyết từ di truyền chiếm khoảng 10%

Phân loại béo phì theo hình thái các mô mỡ và độ tuổi bắt đầu béo phì

- Bệnh béo phì xuất hiện sớm: ở trường hợp này, bệnh thường xuất hiện từ trước khi trẻ 5 tuổi.

- Bệnh béo phì xuất hiện muộn: Béo phì ở trường hợp này thì lại xuất hiện muộn sau khi bé được 5 tuổi.

- Các giai đoạn dễ gây ra tình trạng béo phì nhất là thời kỳ nhũ nhi, khi bé từ 5- 7 tuổi, tuổi vị thành niên. Bệnh béo phì xuất hiện trong các giai đoạn này làm tăng nguy cơ béo phì trường diễn và các biến chứng nguy hiểm như nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mắc các rối loạn tâm bệnh hơn là các béo phì khởi phát muộn.

Phân loại béo phì theo phân vùng của các mô mỡ và vị trí giải phẫu

Trẻ em bị béo phần bụng dễ mắc các bệnh về tim mạch
Trẻ em bị béo phần bụng dễ mắc các bệnh về tim mạch

- Béo phần bụng : Mỡ sẽ chủ yếu tập trung ở bụng.

- Béo phần đùi : Ở trường hợp này thì mỡ lại tập trung chủ yếu ở phần mông và đùi. 

Béo phần bụng có nguy cơ rất cao mắc các bệnh về tim mạch, đái đường hay rối loạn lipid máu

Các nguyên nhân của tình trạng béo phì 

Béo phì ở trẻ em do nội tiết

- Tình trạng béo phì do suy giáp trạng: Nguyên nhân nay thường rất ít gặp. Béo phì ở loại này thường xuất hiện muộn, béo vừa phải và chậm lớn, da bị khô hay táo bón, bé chậm phát triển về tinh thần.

- Béo phì xuất hiện do cường vỏ thượng thận:Do nguyên nhân chủ yếu là ở tuyến yên hay là ở vỏ thượng thận, thường gặp nhất là hội chứng Cushing do thuốc gây ra. Béo phì ở mặt và thân, mặt bị đỏ, da bị rạn màu đỏ tía, lông sinh dục mọc sớm hơn, bé bị chậm lớn.

Béo phì ở trẻ em do hội chứng đa dị dạng

- Hội chứng Willi - Prader - Labhart: được xem là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất. Bé bị béo phì toàn thân do ăn nhiều thường xuất hiện sớm từ lúc 3 đến 4 tuổi, bé bị dị dạng ở mặt, đầu các chi nhỏ, giảm lực ở các cơ, chậm phát triển về mặt tinh thần, có thể mắc các bệnh đái đường, thiểu năng sinh dục. 

Triệu chứng và những biểu hiện của bệnh béo phì ở trẻ em

  •  Xuất hiện tình trạng khó ngủ dẫn đến cảm giác đói và ăn nhiều
  • Thường xuyên ngủ ngáy
  • Cơ thể hay nhức mỏi, đau lưng, đau khớp
  • Thường xuyên cảm thấy nóng
  • Nổi phát ban trên da
  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ
  • Ít nói lại, thường xuyên thèm ăn
  • Số cân nặng tăng nhanh, chân tay bị tê, giảm thị lực 

Các tác hại của bệnh béo phì

Các tác hại nguy hiểm của bệnh béo phì
Bệnh béo phì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với trẻ em

- Rối loạn tâm về sinh lý và khó hòa nhập với xã hội: Có các mối tương quan giữa mức độ béo phì cũng như xuất hiện các dấu hiệu như lo lắng, trầm uất, buồn bã, rối loạn thái độ và hành vi, không hài lòng về bản thân và học lực ngày càng sa sút, có các mối liên hệ giữa lo sợ thừa cân và trầm cảm, đặc biệt ở các bé gái.

- Bé xuất hiện tình trạng dcậy thì sớm: Có các mối liên hệ giữa béo phì với dậy thì sớm.

- Mắc các hậu quả về rối loạn hình thể: Đối với trẻ trai có triệu chứng giả vú lớn.Đối với trẻ gái thì bé có kinh sớm, lông rậm, mụn trứng cá. Ở cả 2 giới đều bị biến dạng hình thể, bụng bự hơn, bị rạn da màu trắng hoặc màu tím.

Trẻ em đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Các cách điều trị cũng như kiểm soát cân nặng cho bé

-  Mẹ nên tạo khẩu phần ăn lành mạnh và hợp lí cho bé.

- Giới hạn thời gian xem tivi cũng như chơi điện tử của bé.

- Cho bé thường xuyên vận động ngoài trời.

- Cho bé ngủ đủ giấc.

Béo phì ở trẻ em hiện nay gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là về vấn đề dậy thì sớm đối với những bé gái. Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm, chú ý để kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng cho con em mình một cách tốt hơn.

TuThuoc24h