Huyết áp bình thường là như thế nào? Dấu hiệu huyết áp cao, thấo là gì?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Huyết áp bình thường và những nguy hiểm khi bị huyết áp cao, huyết áp thấp

Khi huyết áp bình thường chỉ số là bao nhiêu? Đâu là dấu hiệu cho thấy huyết áp đang cao hoặc huyết áp thấp. Hãy cùng Tuthuoc24h tìm hiểu ngay nhé!

Như thế nào là huyết áp bình thường? dấu hiệu huyết áp cao, huyết áp thấp sẽ xuất hiện ra sao? Hãy cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu về huyết áp như thế nào là bình thường thông qua bài viết sau.

Tổng hợp huyết áp là gì?

Huyết áp được định nghĩa là áp lực cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.

Huyết áp được biểu hiện bởi nhiều chỉ số
Huyết áp được biểu hiện bởi nhiều chỉ số

Huyết áp thường được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên): đây là áp suất của máu lên động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp), thường có giá trị cao hơn; 
  • Huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới): đây là áp lực của máu đo được giữa 2 lần tim co bóp, thường có giá trị thấp hơn.
Hình ảnh minh hoạ chỉ số huyết áp
Hình ảnh minh hoạ chỉ số huyết áp

Đối với người bình thường, huyết áp vào ban đêm thường thấp hơn ban ngày, huyết áp còn có xu hướng xuống thấp nhất vào thời gian từ 1 - 3 giờ sáng, đây là thời điểm ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao trở lại vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Bên cạnh đó đặc biệt, khi vận động thể lực quá sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có nguy cơ làm cho huyết áp tăng lên. Mặt khác, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có xu hướng sẽ hạ.

Như thế nào là huyết áp bình thường?

Để đánh giá huyết áp bình thường người ta dựa vào 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường. Đồng thời còn căn cứ vào khoảng cách giữa 2 chỉ số, khoảng cách này càng rộng thì huyết áp càng an toàn cho người bệnh. Ngược lại, khoảng cách càng hẹp thì nguy cơ biến chứng cao hơn cho người bệnh.

Cần lưu ý rằng huyết áp là không ổn định có thể lên xuống tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác, là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ các yêu cầu như không uống cà phê, không hút thuốc lá trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,… 

Hình ảnh huyết áp người bình thường
Hình ảnh huyết áp người bình thường

Theo Bộ Y tế, một người được đánh giá có mức huyết áp bình thường nếu số đo dưới 120/80 mmHg, cho thấy người này đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình. Cụ thể các chỉ số của huyết áp bình thường như sau: huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg

Như thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Huyết áp cao

Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch khi tim co bóp đẩy máu đi quá cao. Nếu áp lực này theo thời gian tăng lên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Để đánh giá một người có bị huyết áp cao hay không cần căn cứ vào chỉ số huyết áp được đo trong nhiều ngày. Do vậy phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi liên tục trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Một số người huyết áp có thể tăng cao nhất thời khi quá xúc động, căng thẳng, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện cường độ cao, lao động nặng…

Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg thì chẩn đoán là cao huyết áp.

Huyết áp cao được chia thành các dạng sau:

  • Tiền tăng huyết áp: chỉ số huyết áp ≥120/80 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: chỉ số huyết áp ≥140/90 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: chỉ số huyết áp ≥160/100 mmHg
  • Cao huyết áp cấp cứu: chỉ số huyết áp ≥180/110 mmHg.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi máu chảy qua thấp hơn bình thường. Một số người có chỉ số huyết áp thấp hơn bình thường, nhìn chung không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, chứng huyết áp thấp có thể gây nên một số tình trạng nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng váng và còn có thể dẫn tới một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tuyến nội tiết.

Huyết áp thấp: được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp ở mức 90 / 60mmHg hoặc thấp hơn. 

Huyết áp thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Nên nắm rõ chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để dễ theo dõi và kiểm soát huyết áp của bản thân và người thân trong gia đình.

Cách đọc thông số huyết áp ở máy đo điện tử

Đo ở bắp tay

Tư thế :

Hãy ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà, đặt tay lên bàn;

Cởi lớp áo ngoài và phần áo để lộ bắp tay, quấn vòng bít quanh bắp tay của bạn, để bắp tay sao cho vòng bít ở ngang tim của bạn;

Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay;

Khoảng cách giữa ghế và mặt bàn ở mức 25-30 cm; 

Đọc kết quả: 

Huyết áp tâm thu (SYS): 118

Huyết áp tâm trương (DIA): 78

Nhịp tim (Pulse): 70

Lưu ý : Bạn hoàn toàn có thể đo huyết áp ở cả 2 tay, tay trái hoặc tay phải đều được.

Đo ở cổ tay

Tư thế: Hãy ngồi thẳng lưng và giữ tư thế khi đo huyết áp cổ tay giống như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực. 

Đọc kết quả: 

Huyết áp tâm thu (SYS): 118

Huyết áp tâm trương (DIA): 78

Nhịp tim (Pulse): 70

Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

  • Tư thế: Trước khi đo bệnh nhân phải ngồi thoải mái, ngồi yên trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể;
  • Không ăn, không uống, không nói trong quá trình đo huyết áp vì dễ dẫn đến sai lệch kết quả;
  • Vị trí đo huyết áp: nếu thực hiện bằng máy đo điện tử, có thể đo ở bắp tay hay cổ tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo huyết áp ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên bàn với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo huyết áp ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim;
  • Nên thực hiện đo ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Lưu tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để bác sĩ tiện việc đánh giá trong lần tái khám. Một số máy đo điện tử đã có sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo rất tiện lợi;
  • Kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo điện tử sắp hết pin, cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp để đảm bảo kết quả được chính xác.

Trong trường hợp kết quả đo huyết áp nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó, cần nhanh chóng đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách nhận biết huyết áp cao, huyết áp thấp

Cách nhận biết huyết áp cao

Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, sở dĩ gọi như thế vì nó không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng nhưng lại để lại những hậu quả biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Những dấu hiệu thường gặp ở người bị huyết áp cao là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Một số trường hợp có triệu chứng dữ dội hơn như thị lực giảm, đau vùng tim, thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, dễ hồi hộp, hốt hoảng, nôn ói.

chóng mặt là một trong trong những biểu hiện của người bị huyết áp cao
Chóng mặt là một trong trong những biểu hiện của người bị huyết áp cao

Cũng có trường hợp đi khám phát hiện ra bệnh huyết áp cao nhưng trước đó lại không có dấu hiệu gì. Bởi vì sự không rõ ràng này khiến huyết áp cao thường phát hiện muộn, khi phát hiện người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim,.. thực tế thậm chí đã có ca tử vong do đột quỵ.

Cách nhận biết huyết áp thấp

Huyết áp thấp báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là khi nó giảm đột ngột và thường kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt 

Xuất hiện vào những lúc bạn thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền, sẽ thấy mọi vật thể như đang xoay tròn xung quanh và không thể kiểm soát được. Nếu như gặp phải tình trạng này quá thường xuyên, cần hết sức lưu ý và thăm khám bác sĩ nhanh chóng.

  • Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

Cơn đau đầu sẽ đến và ngày càng nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hay hoạt động thể lực quá sức. Mỗi người sẽ có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau ở vùng đỉnh đầu, đôi lúc vừa đau vừa bị tê nhức.

  • Ngất

Khi bị huyết áp hạ ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện triệu chứng ngất. Nếu không kịp thời phòng tránh việc rơi vào trạng thái ngất đột ngột sẽ dễ dàng dẫn đến gãy xương và chấn thương bộ phận khác. 

Ngất là dấu hiệu người bị huyết áp thấp đột ngột
Ngất là dấu hiệu người bị huyết áp thấp đột ngột
  • Mờ mắt

Đối với người bị huyết áp thấp nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Triệu chứng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu như đang di chuyển trên đường. 

  • Buồn nôn

Cảm giác buồn nôn là một trong các dấu hiệu khi huyết áp bị thấp. Để khắc phục hiệu quả nhanh chóng bạn nên uống một ít nước chanh như vậy sẽ giảm cảm giác buồn nôn. Nếu tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần thì nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn.

  • Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông

Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu oxy nghiêm trọng, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt oxy, gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở cũng nhanh, có dấu hiệu khó thở.

  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt

Khi huyết áp xuống quá thấp, chân tay của người bệnh thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Bởi vì là do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, khiến thân nhiệt giảm. Trong trường hợp này, giải pháp khắc phục nhanh chóng là người bệnh nên uống ngay một ít thức uống nóng để tạo nhiệt cho cơ thể.

Thông qua bài viết tuthuoc24h.net đã cung cấp một lượng thông tin liên quan đến huyết áp, dựa vào chỉ số của huyết áp có thể đánh giá một khía cạnh hiện trạng sức khỏe, như thế nào là chỉ số huyết áp bình thường, dấu hiệu nhận biết huyết áp cao, huyết áp thấp từ đó giúp mọi người có thêm thông tin để kịp thời phát hiện và có biện pháp ứng phó bởi những biến chứng của huyết áp cao, thấp để lại rất nguy hiểm cho sức khỏe.