Cách nấu cơm gạo lứt ngon bằng nồi cơm điện
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Thuốc Từ Tâm Thực Dưỡng

Cách nấu cơm gạo lứt ngon bằng nồi cơm điện

Đọc ngay bài viết này để biết cách nấu gạo lứt đơn giản lại tiện lợi bằng nồi cơm điện, nồi áp suất bạn nhé!

Gạo lứt là loại gạo thường chỉ xay để loại bỏ vỏ trấu, để lại lớp cám bao bọc bên ngoài, chứa nhiều dưỡng chất như Vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, chất xơ, sắt...Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện hay nồi áp suất đúng cách. Hãy cùng TuThuoc24h tham khảo các cách nấu gạo lứt đúng chuẩn nhé!

cách nấu gạo lứt đơn giản tại nhà
cách nấu cơm gạo lứt

Chọn gạo lứt

Để có được những loại gạo ngon chúng ta cũng có những tiêu chí để lựa chọn như hạt gạo lứt ngon nhất là gạo lứt mới được sản xuất và say xát, vẫn còn mùi thơm tự nhiên, hạt gạo dài, bóng đẹp, đều hạt, gạo không bị lên mùn.

Ngoài ra nên chọn mua gạo lứt đen hoặc gạo lứt đỏ vì chúng chứa nhiều dưỡng chất hơn là gạo nâu vàng. Ngoài ra, cần phân biệt gạo lứt với gạo huyết rồng.

Gạo lứt hạt thon dài, ăn rất nhạt, nhai kỹ mới thấy ngọt. Còn gạo huyết rồng khi bẻ đôi có màu đỏ bên trong, ăn vào có vị ngọt và béo.

Chọn mua gạo ở những nơi bán có uy tín, quan sát kỹ thấy gạo không bị mối, mọt và khi cầm lên có cảm giác trơn nhẵn do còn lớp dầu bên ngoài.

Ngâm gạo lứt

Bước đầu tiên, bạn đem gạo lứt đi vo sạch. Nhặt bỏ hết đầu trấu, sạn còn sót trong gạo. Lưu ý là không nên vo quá kỹ để tránh làm mất lớp cám cũng như các loại vitamin, khoáng chất có trong gạo.

Sau khi vo gạo xong, bạn đem ngâm gạo từ 6 – 8 tiếng để hạt gạo được nở mềm, dẻo và ngon hơn khi nấu thành cơm. Nếu bận rộn muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn cách ngâm gạo qua đêm.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

nấu cơm gạo lứt không khó như bạn tưởng
cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cho gạo lứt đã ngâm vào nồi. Rửa sạch trái mơ muối và cho vào cùng với gạo. Tiếp đến, bạn trộn vào gạo đã chuẩn bị 1/5 thìa cafe muối . Cuối cùng, đổ nước vào nồi nấu với tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước.

Cắm điện nồi cơm và bật về chế độ COOK . Khi nồi cơm bắt đầu sôi, rút nguồn điện (không để nồi nấu cơm) và cho gạo ngâm trong nước khoảng 30 phút – 45 phút. Hết thời gian chờ, bạn cắm điện trở lại và để cơm ở chế độ COOK bình thường.

Khi nồi cơm cạn nước và chuyển qua chế độ WARM, bạn đảm bảo thời gian giữ ấm cơm gạo lứt tối thiểu 30 phút. Sau thời gian này, cơm gạo lứt đã chín tới, vừa ngon và bạn có thể xới ra đĩa, trang trí và thưởng thức.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất

Cách 1: Nấu trực tiếp với nước

Đầu tiên, bạn cũng cho gạo + nước (theo tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước) + muối ăn chung vào nồi. Đảo đều rồi san đều nước với gạo. Đặt nồi áp suất lên bếp và đun cho đến khi nồi nước sôi, bốc hơi thì bạn tắt bếp.

Để cho nồi cơm nghỉ khoảng 15 phút. Sau thời gian trên, bạn bật lại bếp và đun cơm nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút nữa nhé. Lúc này cơm đã chín và bạn cần để ủ thêm khoảng 10 phút nữa là có thể thưởng thức.

Cách 2: Nấu cách thuỷ

Cho gạo vào tô sứ (có nắp) hoặc nồi đất cùng với gạo và nước (1 gạo : 1,2 nước). Đặt tô gạo này vào trong nồi áp suất sau đó đổ nước vào nồi sao cho nước trong nồi áp suất chỉ cao bằng ½ hoặc 2/3 tô sứ.

Đặt nồi áp suất lên bếp và bắt đầu nấu cơm gạo lứt. Kể từ lúc nước trong nồi sôi cho đến khi được 10 phút, bạn tắt bếp và để nồi nguyên trên bếp. Chờ cơm được ủ thêm khoảng 20 phút rồi lại nấu thêm chừng 10 phút nữa thì tắt bếp. Hết thời gian nấu, bạn ủ cơm 30 phút.

Cách nấu gạo lứt muối mè

Gạo lứt sẽ ngon hơn khi được ăn cùng muối mè. Món cơm dân dã nhưng thơm ngon sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ lần thử đầu tiên đấy!

Chi tiết các bước nấu cơm gạo lứt muối mè

cách nấu cơm gạo lứt tại nhà
Hình ảnh về gạo lứt

Bước 1. Thực hiện ngâm gạo

– Gạo lứt mua về bạn đong lấy lượng vừa đủ cho khẩu phần ăn của cả gia đình. Vo nhẹ tay  dưới vòi nước và ngâm qua đêm hoặc ít nhất trong 6 tiếng đồng hồ với nước lạnh

– Sở dĩ phải ngâm gạo trước bởi hạt gạo lứt khá cứng. Nếu để chỉ vo mà không ngâm thì cơm sẽ khô, cứng và lâu chín.

– Lượng nước khi nấu cơm rất quan trọng. Nhiều nước cơm sẽ nhão còn ít nước cơm sẽ khô. Với loại gạo bình thường tỉ lệ sẽ là 1:2 (1 cơm thì 2 nước) còn với gạo lứt, tỉ lệ này sẽ là 1:1,5 (1 cơm thì 1,5 nước).

Bước 2: Thực hiện nấu

– Vì khi nấu cơm gạo lứt tốn nhiều thời gian hơn so với loại gạo trắng nên tốt nhất là sử dụng nồi áp suất nấu cơm. Cơm sẽ chín nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

– Gạo lứt có thể kết hợp cùng các loại hạt khác như hạt đậu đỏ hoặc hạt đậu đen để tăng thêm dinh dưỡng cho món cơm. Lưu ý cần ghi nhớ là bạn phải ngâm các loại hạt từ 3-4 tiếng trước khi nấu nhé!

Bước 3: Tiến hành làm muối mè

– Mè trắng bạn nên rửa sơ qua với nước và để thật ráo sẽ giúp mè không bị cháy khi rang. Bạn cho từng nắm nhỏ mè vào chảo, đảo đều tay dưới lửa nhỏ đề mè chín vàng đều nhé!

– Bạn trộn mè và muối theo tỷ lệ 1:5 khi ăn với gạo lứt. Nếu ăn bình thường thì điều chỉnh lại theo tỉ lệ 1:20 nhé. Có thể thêm vào 1 chút đường để trẻ con dễ ăn hơn nhưng đừng cho nhiều đường quá sẽ khiến muối mè nhanh chảy nước.

– Muối mè và cơm đã sẵn sàng. Bạn xúc một lượng muối mè vừa đủ vào bát cơm gạo lứt, trộn đều là có thể ăn ngay được rồi nhé!

Cơm gạo lứt muối mè là món ăn trong chế độ ăn thực dưỡng được nghiên cứu và giới thiệu bởi Ohsawa.

Đây là chế độ ăn rất tốt cho sức khỏe. Góp phần nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong với các loại thực phẩm lành tính và ít chất béo dầu mỡ.

Phù hợp với cả người ăn chay và người ăn mặn nhưng đang tìm kiếm một giải pháp ăn uống có lợi cho sức khỏe, phòng tránh bệnh tật hiệu quả

Cách nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ, đậu đen

cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện đơn giản
nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ

Bước 1: Chuẩn bị ngâm gạo ( nên ngâm lượng gạo đủ ăn cho 1 ngày

- Nhặt thóc, sạn và rửa sạch gạo

- Bỏ gạo vào nồi cơm điện (đậy kín nắp nồi), bỏ nước khoảng 1 đốt ngón tay, hoặc căn chỉnh lượng nước tuỳ theo sở thích ăn dẻo hay ăn khô. Và ủ từ 6-8 tiếng.

Bước 2 : Chuẩn bị ngâm các loại đậu

Đậu đen xanh lòng, đậu đỏ, xích tiểu đậu, đậu xanh, đậu phộng/ hạt lạc, kê...tuỳ theo sở thích sao cho tỉ lệ bằng 1/10 lượng gạo. T

hời gian ngâm từ 8-12 tiếng ( hoặc ngâm qua đêm là được), ngâm với nước ấm và sao cho đậu đỗ trương nở hết. Riêng kê thì không phải ngâm.

Bước 3: Nấu cơm

Cho các loại đậu đã ngâm vào nồi cơm. Cho 1/2 thìa cà phê muối hầm/muối nổ/muối biển + 1 thìa cà phê dầu vừng vào nồi cơm. Dùng chính nước ngâm gạo để nấu cơm, bổ sung thêm lượng nước khoảng 1 đốt ngón tay.

1. Với nồi cơm điện loại cơ : Cắm điện, bật nút nấu,khi nồi sôi ục ục, gạt lên trên nút ủ để 20 phút rồi lại gạt xuống nút nấu ( dùng nhiệt tấn công vào trong – tấn công 2 lần) và cứ cắm điện cả ngày để dùng cơm khi cần.

2. Với nồi cơm điện tử  thường: cũng làm như vậy, khi sôi thì ấn nút cancel rồi ấn nút giữ ấm để 20 phút, sau đó lại ấn nút nấu là xong. Cứ cắm điện đến khi ăn hết cơm.

3. Với nồi cơm điện tử có chế độ nấu cơm lứt : thì sau khi ngâm gạo 1 tiếng bấm nút nấu chế độ cơm lứt là xong. Cứ cắm điện đến khi ăn hết cơm.

Cách nấu cơm gạo lứt là một trong những công thức nấu cơm có phần khó nhất, đòi hỏi người thực hiện phải hết sức lưu ý trong từng khâu.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bà nội trợ đã có thêm kiến thức để thực hiện những nồi cơm gạo lứt ngon cho bản thân và cả gia đình. Chúc bạn có một bữa cơm ngon miệng, an lành.

Tuthuoc24h.net