Bà bầu nào cũng ráng ăn với mong muốn cho con phát triển tốt nhất mặc kệ bản thân có béo lên, nặng nề. Nhưng có những mẹ bầu tăng cân nhanh chóng nhưng con lại chậm phát triển. Với tâm lý lo lắng nên các mẹ lại cứ ăn mặc sức mà thiếu khoa học.
Bà bầu tăng cân chóng mặt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, kéo theo nhiều hệ lụy, không những ảnh hưởng đến bản thân mà cả đứa bé trong bụng, nếu mẹ bị béo phì thì nguy cơ đứa bé cũng sẽ bị béo phì. Và việc sinh của người mẹ trở nên khó khăn, kể cả sinh mổ cũng bất lợi vì vết mổ sẽ rộng vì lớp mỡ dày, may nhiều lớp lâu lành, sử dụng thuốc gây tê, giảm đau nhiều hơn người bình thường...Vậy 7 cách ăn uống vào con không vào mẹ của bà bầu là gì?
Chia nhỏ bữa ăn
Nguyên tắc quan trọng đầu tiên mà mẹ bầu cần ghi nhớ đó là chia nhỏ bữa ăn. Theo các chuyên gia, mẹ nên chia bữa ăn trong ngày của mình thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, việc này không chỉ giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt mà còn có thể hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như ốm nghén, đầy hơi, khó tiêu,…
Trong mỗi khẩu phần ăn của mình, mẹ nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ này: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ
Thay đổi món ăn thường xuyên
Đây là cách giúp cho những bà bầu bị ốm nghén có thể cảm thấy ngon miệng hơn và kiềm chế lại cảm giác thèm ăn một món nhất định nào đó ở một số mẹ bầu. Không được ăn liên tục một món trong nhiều ngày, điều này thật sự không tốt chút nào cả.
Hạn chế đồ ngọt
Bao gồm các loại bánh ngọt, nước ngọt,…thậm chí là các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên như xoài, vải, dưa hấu,…Nếu có thói quen uống nước ép trái cây hoặc sinh tố thì bà bầu chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc và tốt nhất là không nên cho thêm đường.
Xem: Điểm mặt các loại trái cây tốt cho bà bầu
Thay sữa bầu bằng sữa tươi
Nhiều mẹ bầu cho rằng việc uống sữa bầu có thể khiến chỉ số cân nặng tăng nhanh. Dù chưa có thông báo chính thức nào từ các chuyên gia về vấn đề này, nhưng họ khuyến cáo các chị em nên hạn chế việc uống sữa bà bầu trong thai kỳ của mình. Nếu mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường vì việc nạp dưỡng chất từ cả 2 nguồn thức ăn và sữa bầu có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ làm việc quá sức, gây ra rối loạn và điều này thì không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên uống sữa tươi đã tiệt trùng và tách béo hoặc ít béo, loại sữa này “nhẹ đô” hơn với sữa bầu nhưng vẫn cung cấp gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và quan trọng là nó sẽ không khiến cho mẹ bầu “phát phì”.
Uống đủ 3 lít chất lỏng
Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,…) mỗi ngày.
Không nên kiêng tuyệt đối tinh bột
Một lưu ý đặc biệt khác là khi mang thai cơ thể mẹ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó không nên kiêng tuyệt đối tinh bột như nhiều mẹ bầu vẫn làm. Do tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ và chọn nguồn tinh bột có lợi. Mẹ có thể thay thế cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,… bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu,… để đảm bảo vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo lên kí nhiều.
Tập luyện thường xuyên
Việc này không chỉ giúp mẹ giữ được vóc dáng thon gọn trong thai kỳ, giảm nhẹ gánh nặng mang tên “giảm cân sau sinh” mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, khiến cho việc hấp thụ dưỡng chất trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được các triệu chứng trong thai kỳ như táo bón, chuột rút, mất ngủ, đau lưng khi mang thai,…Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những bài tập thích hợp với mẹ bầu.
Trên là những nguyên tắc để các bà bầu có thể tham khảo và có cách chăm sóc em bé và bản thân tốt hơn.