Rối loạn tiền đình là một căn bệnh vô cùng phổ biến và mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải kể cả phụ nữ đang mang thai. Vậy nguyên nhân mắc bệnh, triệu chứng cũng như cách chăm sóc mẹ bầu mắc phải rối loạn tiền đình là gì? Hãy cũng tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết dưới đây.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp hơn của não. Tiền đình là một bộ phận nằm sau ốc tai đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hoặc xoay người... Với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc theo các động tác này và giúp cơ thể có thể giữ được sự cân bằng của nó.
Rối loạn tiền đình không phải là bệnh như nhiều người vẫn tưởng, đây chỉ là một hội chứng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng một khi mắc phải thì sẽ dẫn đến các loại bệnh lý khác, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai:
Trong thời gian mang thai, ngoài chuyện phải đối mặt với lo toan công việc, với những khó khăn vất vả, lo lắng làm thế đến các vấn đề sức khỏe, sự an toàn, trí não của con, làm thế nào để đem lại cho con những thứ tốt nhất thì mẹ bầu còn mang trong mình nỗi lo mắc phải rối loạn tiền đình từ những nguyên nhân đơn giản sau:
+ Ốm nghén khi mang thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu mắc phải chứng rối loạn tiền đình. Ốm nghén sẽ kéo theo việc bà bầu bị chán ăn, từ đó khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến việc thay đổi nội tiết tố và gây ra tình trạng huyết áp thấp.
+ Cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lượng máu cung cấp lên não, khiến mẹ bị hoa mắt, chóng mặt.
+ Tâm lý căng thẳng, lo lắng về sự phát triển của thai nhi hoặc áp lực công việc khiến cho tinh thần không thoải mái cũng tăng nguy cơ mắc phải rối loạn tiền đình.
+ Tự ý dùng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ để trị một số bệnh thông thường nhưng sử dụng thuốc không an toàn, quá liều hoặc không đúng quy định, dị ứng thuốc…
+ Mang thai nhưng vẫn làm việc quá nhiều, không cân bằng được thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
+ Mẹ bầu thường xuyên thức khuya hoặc gặp tình trạng mất ngủ khi mang thai.
+ Mắc một số bệnh như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm tai, viêm xoang, các bệnh liên quan đến thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, u não, các bệnh về tim mạch… cũng là nguyên nhân gây rồi loạn tiền đình khi mang thai.
+ Việc mắc phải rối loạn tiền đình còn có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống của mẹ bầu.
Triệu chứng khi mắc phải rối loạn tiền đình ở bà bầu
Rối loạn tiền đình sẽ đem đến những khó khăn, mệt mỏi và bất tiện cho bà bầu qua những triệu chứng sau:
+ Cơn đau do rối loạn tiền đình gây ra thường xuất hiện lúc nửa đêm, gần sáng và kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày tùy mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
+ Khi cơn đau xuất hiện, bà bầu sẽ có cảm giác choáng váng kinh khủng, mọi thứ xung quanh quay cuồng, đảo lộn, cơ thể mất thăng bằng khiến bà bầu chỉ muốn nằm yên một chỗ.
(hình ảnh)
+ Mạch đập nhanh hơn, có dấu hiệu của sự tụt huyết áp, thể trạng uể oải và rất mệt mỏi, kèm theo đó là, bà bầu sẽ hay buồn nôn và nôn rất nhiều.
+ Tay chân lúc nào cũng có cảm giác kiến bò, tai sẽ bì ù
+ Mệt mỏi kéo dài khiến cảm xúc bà bầu cũng thay đổi theo. Bà bầu sẽ dễ nổi giận, cáu gắt, bực tức, khó chịu… Nếu các tình trạng này kéo dài mà không có sự quan tâm của người thân thì nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu là rất cao.
Rối loạn tiền đình khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong thực tế, việc mẹ bầu mắc phải rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp lên thai nhi nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến con. Nếu bà bầu luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần không ổn định trong thời gian dài thì chắc chắn sự phát triển của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Việc gánh chịu những hậu quả từ triệu chứng của rối loạn tiền đình đem lại sẽ khiến cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, chán ăn, tâm trạng không được thoải mái làm ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều, khiến cho thai nhi không được cung cấp điều kiện phát triển tốt nhất và có thể nhẹ cân khi sinh.
Phụ nữ mắc chứng rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ không thể bảo vệ bản thân cũng như thai nhi trong bụng một cách an toàn nhất. Việc bà bầu hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững có nguy cơ dẫn đến té ngã cao, lúc đó sẽ gây nguy hiểm rất lớn, ảnh hưởng ngiêm trọng đến sự an toàn của cả mẹ và con.
Mẹ bầu khi bị ảnh hưởng từ những cơn đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra sẽ dễ dẫn đến việc tự ý dùng các loại thuốc giảm đau mà không nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra cho đứa bé trong bụng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển cũng như sức khỏe của thai nhi sau này.
Bà bầu nên làm gì khi mắc rối loạn tiền đình?
Khi nhận thấy các triệu chứng của rối loạn tiền đình kể trên, bà bầu nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, đồng thời cũng để điều trị dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa và có phác đồ điều trị cụ thể trước khi sử dụng thuốc rối loạn tiền đình.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa rối loạn tiền đình, các loại thuốc giảm đau bán trên thị trường một cách tùy ý mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ vì nó sẽ làm ảnh hương trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Sắp xếp lại chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thật hợp lí, khoa học. Bà bầu nên tự tạo cho mình thói quen ngủ đúng giấc, không được thức quá khuya để tránh được tình trạng mất ngủ làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như về trí tuệ của thai nhi.
Mẹ bầu nên hạn chế làm việc quá sức, tránh bê vác, tránh các hoạt động nhanh, nặng và hạn chế di chuyển quá nhiều để tránh được việc không điều khiển được sự thăng bằng gây nguy hiểm cho hai mẹ con.
Khi mắc phải rối loạn tiền đình, mẹ bầu nên thư giãn đầu óc, không nên để tinh thần căng thẳng, lo âu, mệt mỏi cũng như áp lực. Việc có một tinh thần thoải mái, không ưu tư, muộn phiền cũng là một trong những cách làm giảm hẳn các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình chính là ở vấn đề tâm lí của mẹ bầu. Vây nên sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, người thân, đặc biệt là người chồng chính là động lực lớn nhất giúp mẹ bầu thoát khỏi tinh thần mệt mỏi cũng như đẩy lùi được các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Gia đình và người thân phải đặc biệt chú ý đến sự thay đổi trong tâm lý cũng như sức khỏe của bà bầu để kịp thời tìm ra phương hướng giải quyết và điều trị giúp bà bầu cảm thấy sự an toàn và yên tâm hơn.
Việc gia đình, người thân vô tâm, không để ý đến tâm trạng hay sức khỏe mẹ bầu sẽ khiến các triệu chứng rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn, có thể gây ra tình trạng trầm cảm ở bà bầu và gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và con.
Ngoài ra, các liệu pháp sau có thể khiến tinh thần mẹ bầu thoải mái, xoa dịu các cơn đau do rối loạn tiền đình gây ran gay tức thì:
Liệu pháp tự xoa bóp:
Việc thực hiện xoa bóp ở các bộ phận như trán, gáy, cổ có thể giảm đau, đồng thời cũng giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần cho mẹ bầu hiệu quả:
Xoa bóp vùng trán: Khi các cơn đau đầu xảy ra, mẹ bầu dùng 3 ngón tay trỏ, giữa và ngón áp út chụm lại với nhau rồi xoa phần trán khoảng từ 15-20 phút. Sau đó mẹ bầu tiếp tục xoa và miết theo đường hai bên lông mày. Biện pháp này có khả năng làm dịu các cơn đau đầu rất hiệu quả.
Xoa bóp vùng sau gáy: Khi cảm thấy đau mỏi ở phần gáy, mẹ bầu nên dùng cả bàn tay rồi thay nhau liên tục xoa lên xoa xuống 2 bên sau gáy cho đến khi cảm thấy gáy nóng lên. Mẹ bầu thực hiện động tác này khoảng 20 lần. Động tác này ngoài giảm đau còn có tác dụng ổn định tinh thần, lưu thông mạch máu, hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu lên não tốt hơn.
Ngâm chân bằng nước ấm:
Việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho bà bầu. Đồng thời ngâm chân cũng giúp giảm ngay lâp tức các cơn đau do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Quá trình lưu thông máu lên não bộ cũng xảy ra nhanh hơn, các vấn đề về xương khớp cũng được cải thiện rõ rệt.
Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân với nước nóng ở nhiệt độ 35-40 độ C trong khoảng 30 phút. Liệu pháp đơn giản này sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, cải thiện được tất cả các vấn đề gặp phải về sức khỏe và cả tinh thần khi mắc rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, mẹ bầu bị rối loạn tiền đình cũng có thể sử dụng những bài tập như ngồi thiền, yoga, massage… tạo cho cơ thể có một tinh thần sảng khoái, thư giãn, giúp cho sức khỏe của cả mẹ và bé đều được an toàn, ổn định.
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ mới, người mẹ nào cũng sẽ mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình. Hi vọng thông qua bài viết trên đây, mẹ bầu có thể tìm hiểu và để ý đến sức khỏe cũng như tìm ra cách tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất, tránh được nguy cơ mắc phải rối loạn tiền đình khó chịu và mệt mỏi trên.
TuThuoc24h.net