Bệnh trầm cảm khi mang thai sẽ rất nguy hiểm hơn tới sức khỏe của bản thân lẫn tình trạng của thai nhi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do thay đổi hormone, tác động tâm lý, tình cảm,.... Vậy trầm cảm khi mang thai liệu gây nên những ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Trầm cảm khi mang thai là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh thuộc về tâm lý. Trầm cảm có thể làm thay đổi cảm xúc của con người, dẫn đến những cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, chán chường, mệt mỏi, lo âu. Để lâu ảnh hưởng rất lớn đên sức khỏe khi mà người mắc bệnh luôn mất ngủ lâu ngày, sống trong lo âu, hoảng loạn,...
Mặc dù nhiều người cho rằng mang thai là một khoảng thời gian hạnh phúc khi nuôi dưỡng và chờ đợi bé yêu chào đời, có tới khoảng 10% đến 20% các phụ nữ mang thai phải đối mặt với các triệu chứng trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi trong bụng, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
Triệu chứng trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai không phải là bệnh dễ phát hiện. bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi mang thai. Nhưng có thể thấy được các triệu chứng như sau:
- Không có khả năng tập trung, trí nhớ kém
- Tâm trạng dễ thay đổi, quá lo lắng về sức khỏe, an nguy của con mình
- Rất dễ cáu kỉnh, hoảng loạn, cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh
- Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng…
- Giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú với chuyện tình dục hoặc sự gần gũi với chồng. Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.
- Buồn bã và khóc mà không có lý do rõ ràng.
- Có xu hướng thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.
- Nhịp tim tăng nhanh, có cảm giác khó thở, bồn chồn, lo lắng
Nhịp tim của mẹ khi mang thai như thế nào là bình thường và bất thường khi nào?
Nguyên nhân khiến thai phụ bị trầm cảm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở thời kỳ tiền sản về cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:
Do Hormone
Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi thao hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Yếu tố tình cảm
Những chuyện cãi vã, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, hay mối quan hệ xung quanh có thể là nguyên nhân khiến chị em thấy khó chịu, suy nghĩ. Nếu vấn đề không được giải quyết, khó chịu tích tụ lâu ngày càng tạo áp lực, ức chế, cùng với sự nhạy cảm khi mang bầu thì trầm cảm rất dễ nảy sinh
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố như: tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm, các bệnh tật không được điều trị tốt khi còn nhỏ gây ảnh hưởng tâm lý; hoặc thai phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội hay là mang thai ngoài ý muốn;…Đây đêu là những yếu tố rất dễ tác động vào tâm lý nhạy cảm của phụ nữ mang thai và là màm mống cho bệnh trầm cảm khi sinh
Phụ nữ khi mang thai bị trầm cảm có ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang lại những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Các vấn đề có thể gặp phải khi thai phụ bị trầm cảm, đặc biệt trong 3 tháng đầu là: sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, thai kém phát triển, sau sinh trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, tự kỉ...
Điều gì sẽ xảy ra đối với thai phụ bị trầm cảm sau sinh? Trầm cảm khi mang thai không có nghĩa là một người phụ nữ sẽ có trầm cảm sau khi sinh, tuy nhiên khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh.
Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh phát triển đáng kể. Việc đưa ra một mạng lưới hỗ trợ của gia đình, bạn bè, bác sĩ, và bác sĩ trị liệu và các nhóm hỗ trợ trước khi sinh sẽ làm cho thời kỳ sau sinh dễ dàng hơn nhiều.
Cách phòng trành cho thai phụ
Đối với thai phụ bị trầm cảm cần được chuẩn đoán, và điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là một số cách giúp thai phụ được giải tỏa áp lực:
Liệu pháp tâm lý
- Cần cho thai phụ được giãi bày tâm sự với một người đáng tin cậy như người bạn thân, gia đình, kêu gọi mọi người xung quanh tích cực hỗ trợ thai phụ vượt qua những khó khăn này.
- Có thể chỉ cần điều trị bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống. Luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm Nếu cần phải lai nhà, dọn cửa, hãy thay nó bằng cách đọc sách, nghe nhạc thư giãn, hoặc đi dạo nói chuyện với mọi người xung quanh,...
- Nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.
- Hãy thư giãn. Nếu bạn đang có những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc vui tươi. Nghe nhạc không chỉ giúp cải thiện tâm trạng của bạn mà còn tốt cho em bé trong bụng nữa. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tránh uể oải, u sầu.
Sử dụng thuốc
- Khi dùng thuốc chống trầm cảm cho thai phụ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi hại cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân để chọn phương án tối ưu
Uống thuốc khi không biết mình mang thai nguy hiểm như thế nào?
Gặp bác sĩ tâm lý
- Khi người phụ nữ cần phải tìm sự giúp đỡ nhanh chóng: Nếu thai phụ có ý định là tự tử hoặc cảm thấy mất phương hướng và không thể xử lý cuộc sống hàng ngày, hoặc nếu thai phụ có cơn hoảng loạn, nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe và bác sỹ tâm lý của cô ngay lập tức.
Trầm cảm khi mang thai là một bệnh về tâm lý, nhưng cũng không vì thế mà lơ là đối với bệnh bày. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, cảm xúc còn lẫn lộn. Mong rằng bài viết sẽ giúp được các bà mẹ bầu, và gia đình có thể nhận thức sự nguy hiểm và phòng tránh nó.
TuThuoc24h