Liệu bệnh sởi có lây không và cách giải quyết cực kỳ hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh sởi là gì? Những con đường lây truyền của bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bệnh sởi có lây không, đâu là con đường lây lan dẫn truyền bệnh, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé

Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng ... có nhiệt độ khoảng 56 độ C. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân và hay gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ …

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh sởi thực sự có lây không?

Theo lời của các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sởi có tính lây truyền rất cao. Chỉ cần có mặt chung trong một phòng với người bị bệnh cũng có thể lây bệnh. Nếu một người trong gia đình bị mắc sởi thì tỷ lệ người chưa có miễn dịch bị nhiễm bệnh lên đến 90%.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… Những giọt nước bọt nhỏ xíu có chứa virus sởi sẽ bắn ra không khí và người lành có thể hít vào. Ngoài ra, những giọt nước bọt có thể rơi vào mặt bàn, điện thoại, vật dụng trong gia đình, nếu tiếp xúc cũng có thể lây bệnh.

Trong thời kỳ ủ bệnh, người bệnh phát tán virus ra môi trường bên ngoài và có thể kéo dài đến 5-7 ngày sau khi ra ban.

– Bệnh lây qua tiếp xúc gián tiếp thường ít gặp do virus sởi chỉ sống được ở môi trường bên ngoài 30 phút. Tuy nhiên những người chăm sóc bệnh nhân sởi mà không rửa tay bằng xà phòng cũng có khả năng lây truyền cho người khác.

Bệnh sởi thường lây lan trong giai đoạn nào?

Những siêu vi sởi hay virus sởi thường xuất hiện ở mũi và cổ họng của bệnh nhân trước khi tình trạng xuất hiện vết nổi đỏ. Bởi vậy, bệnh sởi có thể lay lan sang người khác trong giai đoạn vết đỏ xuất hiện.

Bởi vậy, người bị bệnh sởi cần nên nghỉ ngơi và hạn chế giao tiếp và tiếp xúc với mọi người trong vòng 4 ngày kể từ khi thấy những vết ban đầu tiên nổi lên. Làm như vậy sẽ giúp người bệnh tránh lây truyền bệnh sởi cho người xung quanh.

Trong giai đoạn này bạn hãy hạn chế giao tiếp, đụng chạm đến mọi người xung quanh. Bởi siêu vi sởi của bạn của thể lây sang người khác bất cứ lúc nào. Đối với những bạn đã từng bị sởi hoặc đã đi tiêm vacxin phòng sởi thì có thể yên tâm là mình sẽ không bị lây căn bệnh sởi nhé!

Các con đường lây truyền của bệnh sởi

Các triệu chứng nhận biết bệnh sởi qua từng giai đoạn phát bệnh

Giai đoạn ủ bệnh: 10 -12 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Những triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5ºC – 40ºC, nhức đầu, mệt mỏi …
  • Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
  • Tiêu hoá: Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Bên trong miệng nơi gò má nổi lên Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng, đường kính khoảng 1mm. Những nốt này có tên là đốm Koplik.

Giai đoạn phát ban:

Sốt cao 39ºC - 40ºC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.

- Phát ban với đặc điểm:

  • Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bằng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
  • Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết.

- Thứ tự mọc ban:

  • Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
  • Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
  • Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.

Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo.

Những biến chứng có thể gây ra bởi bệnh sởi

Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó bạn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

  • Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
  • Thần kinh: Viêm não sau sởi, liệt nửa người, huyết khối tĩnh mạch não ... 
  • Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
  • Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi, vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
  • Chảy mủ mắt.
  • Viêm loét giác mạc: Đây là biến chứng kinh điển và đáng sợ.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Phương án phòng bệnh sởi tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin sởi đủ liều, đúng thời gian. 

Ngoài ra, nên:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm

- Sử dụng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi

- Cách li nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm virus bệnh sởi.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa virus sởi xâm nhập vào cơ thể

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các bạn có câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh sởi có lây không?”. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Tuthuoc24h.net