Bệnh viêm đường tiết niệu và những điều mà 99% người không biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh viêm đường tiết niệu và những điều 99% người không biết

Bệnh viêm đường tiết niệu vốn dĩ không quá nguy hiểm, nhưng sẽ có những biến chứng nếu như bạn không biết những điều này. Cùng tìm hiểu nhé

Viêm đường tiểu là tên gọi quen thuộc của nhiều người đối với bệnh viêm đường tiết niệu, đây là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của nhiều người, thế nhưng ít ai biết được bệnh xuất phát từ đâu, những dấu hiệu của bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe. Dưới đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn khi bạn đang muốn tìm hiểu hay đang hoài nghi về sức khỏe của mình.

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Đường tiết niệu là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu, cũng như loại bỏ những chất độc ra khỏi cơ thể chúng ta. Cụ thể, hệ tiết niệu bao gồm: hai niệu quản, hai quả thận niệu đạo và bàng quang. Thận là trung tâm lọc máu và chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải và sau đó hình thành nước tiểu. Khi đó, nước tiểu sẽ phải được đưa  qua ống lọc trong thận, theo niệu quản đến bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ thành bàng quang co thắt gây nên cảm giác buồn tiểu, và cuối cùng công việc của chúng ta là giải phóng nước tiểu ra bên ngoài.

Ở trạng thái bình thường, nước tiểu là vô trùng, và ngược lại nếu như nước tiểu có vi khuẩn thì đó chính là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, còn được gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Như thế nào thì bị viêm đường tiết niệu?

Các loại viêm đường tiết niệu

Tùy theo vị trí xuất hiện, diễn biến bệnh cũng như độ tái phát mà bệnh viêm đường tiết niệu được phân theo từng loại như sau:

Phân loại theo diễn biến bệnh: Với diễn biến bệnh, nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng và nhiễm trùng biến chứng, ở loại nhiễm trùng tiết niệu biến chứng bênh có thể tái phát nhiều lần, loại này thường xuất hiện ở những người có hệ tiết niệu bất thường, rối loạn thần kinh bài tiết, đặt catheter ( ống thông tim tĩnh mạch trung tâm)

Theo vị trí xuất hiện bệnh, nhiễm trùng tiết niệu có nhiễm trùng trên và nhiễm trùng dưới. Nhiễm trùng trên gồm bể thận - thận cấp, viêm thận - bể thận  mạn tính, áp xe thận, viêm thận ngược chiều, thận hư mũ. Nhiễm trùng dưới gồm có viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiề liệt tuyến, viêm tinh hoàn.

Tùy theo độ tái phát, nhiễm trùng tiết niệu gồm có nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân chính của bệnh này cơ bản xuất phát từ vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này có thể xuất phát từ phân xâm nhập vào các cơ quan khác của cơ thể.

Ngoài ra, bệnh viêm đường tiết niệu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:

Lưu ý đặc biệt với trường hợp  viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé!

+ Vệ sinh không sạch sẽ

+ Quan hệ tình dục với người mắc bệnh

+ Do phẫu thuật nội soi, bệnh nhân dùng dụng cụ đặt xông dẫn lưu

+ Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt, không vệ sinh sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục mạnh gây trầy, xước. Khiến các vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây bệnh.

+ Một số nguyên nhân khác như: sinh hoạt tình dục với người bị các bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng biện pháp bảo vệ, người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh đái tháo đường…

Liệu rằng  bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không ?

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu

Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu

+ Bệnh viêm đường tiểu đôi khi sẽ không có dấu hiệu cụ thể, có thể bạn chỉ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Những người có khả năng mắc bệnh cao đó là phụ nữ có thai, trong tuổi hoạt động tình dục hoặc người có bệnh tiểu đường.

+ Những dấu hiệu bất thường sau đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu: tiểu gắt buốt, tiêu lắt nhắt, muốn đi tiểu nhiều lần, tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi.

+ Để an toàn, có những biểu hiện sau bệnh nhân cũng có thể khi khám để có thể chữa trị kịp thời: cảm giác đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi viêm đường tiết niệu tại thận. Nếu thận có sỏi gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khám vùng này người bệnh sẽ rất đau.

+ Tuy nhiên, do thận phải tiếp xúc với lượng máu rất lớn trong cơ thể, nên khi hệ tiết niệu có sự nhiễm khuẩn các cơ quan có thể bị ảnh hưởng dẫn đến: sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác.  Do đó, nếu có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám để có hướng điều trị hợp lí nhất.

Với trường hợp  viêm đường tiết niệu sau sinh thì như thế nào?

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh không quá nguy hiểm đối với sức khỏe, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể cản trở nhiều hoạt động, sinh hoạt trong cuộc sống, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Gây nhiễm trùng thận

Viêm nhiễm ngược dòng lên trên thì thận sẽ là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề, có thể gây suy giảm thận vĩnh viễn.

Gây tổn thương đường tiết niệu

Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời, việc tiểu tiện sẽ phức tạp như gây ra tình trạng tiểu ra máu và mủ, niêm mạc bị tổn thương trầm trọng.

Ảnh hưởng đến sinh sản

Viêm nhiễm hệ tiết niệu lâu dài ở phụ nữ có thể gây tắc nghẽn vòi trứng, khiến trứng và tinh trùng không gặp nhau, và dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới.

Liệu rằng  viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

Nhìn chung, bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu không nguy hiểm, nhưng đây là căn bệnh bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách giữ vệ sinh an toàn trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu có những triệu chứng bất thường hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám để có hướng điều trị khoa học và hợp lí nhất.

Khi  viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Tuthuoc24h.net hi vọng rằng, với những thông tin về viêm đường tiết niệu trên đây, mọi chúng ta sẽ có cho riêng mình những thay đổi cũng như lối sống phù hợp, đảm bảo một sức khỏe, một năng lượng tốt nhất trong công việc và trong cuộc sống.

TuThuoc24h.net