Viêm đường tiết niệu sau sinh và những thông tin các bà mẹ cần biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Viêm đường tiết niệu sau sinh và những thông tin cần biết

Bị viêm đường tiết niệu sau sinh là vấn đề gặp phải ở nhiều bà mẹ. Cùng Tuthuoc24h.net để tìm hiểu rõ hơn những thông tin liên quan đến căn bệnh này nhé.

Bị viêm đường tiết niệu sau sinh chắc hẳn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của các mẹ bầu sau sinh.Vậy làm sao để khắc phục căn bệnh này?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn "Escherichia coli" gây ra (Có khoảng 90% trường hợp là do vi khuẩn E.coli gây ra) chúng sẽ thâm nhập vào đường tiết niệu, hoặc qua quan hệ tình dục, qua các dụng cụ khác như đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi..., ngoài ra có các loại vi khuẩn như Klebsiella,Staphylococcus Saprophyticus, Proteus cũng gây viêm nhiễm. Trong hệ tiết niệu thì bao gồm các cơ quan: hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhưng bàng quang và niệu đạo là 2 bộ phận dễ bị nhiễm trùng nhất.

Biết thêm về bệnh viêm đường tiết niệu mà 99 người không biết!

Thông thường thì nước tiểu vô trùng, tuy nhiên khi vi khuẩn xâm nhập và xuất hiện trong nước tiểu sẽ gây viêm nhiễm và hình thành bệnh. Tuy là sẽ không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống nhưng mà có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn.

Nguyên nhân gây viêm tiết niệu sau sinh

Nguyên nhân gây viêm tiết niệu sau sinh

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Chị em bị viêm đường tiết niệu cấp tính do thai chèn ép bàng quang đến khi sinh con, tiến triển thành viêm đường tiết niệu mãn tính.

Lưu ý đặc biệt với trường hợp  viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé!

Vùng kín bí bách vì băng vệ sinh

Sản dịch ra nhiều khiến chị em sau sinh phải dùng băng vệ sinh tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát sinh trong môi trường ẩm ướt.

Tổn thương vùng chậu khi sinh con

Quá trình vượt cạn khiến cơ sàn chậu, dây chằng và cơ bụng dưới bị suy yếu dễ gây nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Vệ sinh khó khăn sau khi vượt cạn

Niệu đạo ngắn và gần với hậu môn nên dễ bị nhiễm khuẩn E.Coli. Trong khi đó, bà mẹ bỉm sữa thường gặp nhiều cản trở về vệ sinh thân thể.

Suy giảm miễn dịch

Phụ nữ thường bị viêm đường tiết niệu sau sinh mổ và sinh thường do thể chất yếu, khả năng đề kháng sa sút, nhạy cảm với khuẩn nấm, virus gây hại.

Liệu rằng  bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không ?

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu với mẹ sau sinh

- Xuất hiện triệu chứng viêm bàng quang, viêm niệu đạo

- Đi tiểu nhiều lần, cảm giác nóng buốt mỗi lần đi tiểu

- Thường xuyên mót tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít

- Nước tiểu có màu khác thường (màu nâu sậm, màu hồng) đôi khi xuất hiện máu trong nước tiểu (đái máu toàn thể hay cuối bãi)

- Nước tiểu có mùi khó chịu

- Biểu hiện viêm bể thận cấp tính: đau nhức vùng lưng hông, mạn sườn, có thể kèm theo sốt cao hoặc rét run buồn nôn, nôn mửa

- Đau nhức toàn thân, mệt mỏi

- Sốt cao

Liệu rằng  viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu sau khi sinh có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu sau khi sinh có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu sau khi sinh mang đến rất nhiều bất tiện cho chị em khi mà tình trạng sức khỏe chưa được ổn định sau sinh và bận rộn với việc chăm con nhỏ. Khiến cho chị em cảm thấy khó chịu nhất là đối với các chị em sinh mổ.

Viêm đường tiết niệu sau khi sinh có nguy hiểm không? theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn chỉ sống ở bàng quang, tức là bị viêm bàng quang thì việc viêm nhiễm không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và chị em cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chữa viêm đường tiết niệu sau sinh mức độ nhẹ

Những trường hợp nhiễm trùng nhẹ, có thể chưa cần dùng thuốc

- Tăng lượng nước uống, tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra ngoài theo nước tiểu.

- Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong các loại rau củ quả để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu

- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu để “trục xuất” vi khuẩn ra ngoài cơ thể

Khi bị  viêm đường tiết niệu uống thuốc gì ?

Cách chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng thuốc tây

Dùng thuốc tây chữa viêm đường tiết niệu sau sinh

Khi viêm đường tiết niệu diễn biến nặng hơn, việc dùng thuốc là điều bắt buộc để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Các thuốc có thể được chỉ định là:

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: để cải thiện các triệu chứng đau buốt khó chịu do vi khuẩn gây ra

- Thuốc kháng sinh: là chỉ định điều trị đối với viêm đường tiết niệu nặng ở phụ nữ sau sinh. Tùy theo mức độ cụ thể, người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc kháng sinh được chứng minh là an toàn với phụ nữ cho con bú do đó các chị em nên yên tâm tuân thủ điều trị để nhanh chóng cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Với những phụ nữ đã cai sữa con, có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử… để hỗ trợ điều trị, bởi những thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm không thua kém các thuốc tây, đồng thời giúp mang lại hiệu quả điều trị bền vững và lâu dài hơn.

Hiểu thêm về cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ nhé!

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích các chị em sau sinh nên áp dụng:

Khi  viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

- Uống nước thường xuyên, nên uống tối thiểu từ 8 -12 cốc nước mỗi ngày nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi buồn tiểu

- Uống nước ép nam việt quất mỗi ngày, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để acid hóa nước tiểu giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn E.coli – nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu sau sinh

- Vệ sinh sạch sẽ, giữ bộ phận sinh dục luôn khô thoáng, nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi ra nhiều sản dịch

- Tránh sử dụng những sản phẩm vệ sinh vùng kín có mùi thơm nhân tạo vì dễ gây kích ứng và nhiễm trùng tiết niệu

- Quan hệ tình dục an toàn, đi tiểu ngay sau khi quan hệ để đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu

- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát từ chất liệu hút ẩm thoáng khí

Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết thêm những thông tin quan trọng về bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh rồi. Hãy chú ý phòng ngừa bệnh theo những lời khuyên để bảo vệ sức khoẻ nhé.

Tuthuoc24h.net