Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da do virus Varicella Zoster gây ra, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người, có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh thủy đậu có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 1-2 tuần nếu được chăm sóc chu đáo và có các biện pháp kiêng khem đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cho đọc biết được những điều nên và không nên khi bị thủy đậu.
Để nhanh chóng khỏi bệnh và tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên chú ý đến những điều sau:
Người bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?
- Không dùng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như ót, gừng, tiêu, tỏi, hành tây… hoặc các thực phẩm quá mặn vì có thể gây nhiệt miêng, kích ứng đến các vết loét trong miệng khiến bệnh lâu khỏi hơn
- Tránh các thức phẩm làm từ bơ, sữa vì những loại này sẽ làm cho da tiết ra nhiều dầu hơn, tạo điều kiên thuận lợi cho virus phát triển và lan rộng.
- Tránh dùng các loại thực phẩm giàu axit như cam, chanh, cà phê, socola vì sẽ gây xưng tấy, tổn thương ở vùng da nổi mụn nước.
- Các loại thịt có tính âm, nóng như thịt gà vì có thể tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Người mắc thủy đậu không nên dùng thực phẩm có hàm lượng arginine cao như đậu phộng, các loại hạt, nho khô…
- Các món ăn từ nếp như xôi, bánh chưng… sẽ gây ngứa các mụn nước dữ dội.
- Nhục quế chính là loại thực phẩm nên kiêng nhất khi bị thủy đậu vì nhục quế có tính đại nhiệt, dễ khiến bệnh trầm trọng hơn
Người bị thủy đậu có được ăn thịt bò hay không?
Thịt bò là loại thịt phổ biến và được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Trong thịt chứa rất nhiều protein và các chất bổ dưỡng, cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy mà khi bị ốm, nhiều người thường sử dụng thịt bò để bồi bổ sức khỏe cũng như cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
Thế nhưng không phải bị bệnh gì người bệnh cũng có thể ăn thịt bò để bồi bổ. Người bị bện thủy đậu được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng không nên sử dụng khi mắc bệnh. Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng thịt bò lại có tính nóng, khi sử dụng sẽ rất dễ khiến cho các mụn nước thêm nhanh chóng lan rộng và khiến quá trình điều trị kém hiệu quả. Người bị thủy đậu khi ăn phải thịt bò sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu đặc biệt là ở những vết thương ngoài da, từ đó tích lũy độc tố gây hại cho cơ thể và dễ để lại sẹo lõm sau mụn.
Người bị bệnh thủy đậu nên kiêng làm gì?
- Tránh đi tới chỗ đông người vì thủy đậu là bệnh dễ lây qua đường không khí đến người khác. Người bệnh nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tới nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh lây lan và hạn chế được nguy cơ trở thành dịch thủy đậu.
- Tránh sử dụng chung đồ cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh. Các đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh phải được giặt thật kỹ và giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình. Sau khi giặt cũng cần phải được phơi nắng, ủi kỹ.
- Tránh gãi mạnh làm vỡ hoặc trầy xước các nốt mụn thủy đậu vì khi vỡ, các nốt mụn này dễ để lại sẹo thâm lõm trên sa gây mất thẩm mỹ. Dịch nước ở mụn lan sang các vùng khác dễ gây bệnh. Khi bị thủy đậu, người bệnh cần chú ý mặc quần áo chất liệu mát, rộng để tránh cọ sát.
- Tránh ánh nắng mặt trời: Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm mụn nước nổi nhiều hơn.
Người bị thủy đậu có cần kiêng gió không?
Kiêng gió hoàn toàn là quan niệm vô cùng sai lầm mà dân gian truyền lại. Việc kiêng gió bằng cách không cho tiếp xúc với quạt gió, bắt mặt quần áo ấm, kín, đặc biệt là vào mùa hè sẽ khiến cơ thể bí bách, đổ nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi, nãy nở dẫn đến những trường hợp như: lở loét, nốt mụn thủy đậu vỡ ra, nhiễm trùng, bội nhiễm nặng gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm não…
Nguyên tắc trong điều trị bệnh thủy đậu là việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Để giữ được vệ sinh cơ thể, người bệnh cần phải mặc quần áo rộng rãi, sinh hoạt thoáng mát, tránh bí bách. Người bệnh vẫn có thể dùng quạt để tránh việc đổ quá nhiều mô hôi vì việc bật quạt là không ảnh hưởng gì tới bệnh thủy đậu. Thế nhưng điều đó cũng không có nghĩa là người bệnh được phép bật quạt quá to, ra đường lúc gió mạnh,.. Những việc làm trên dễ khiến cơ thê bị nhiễm phong hàn, khiến cho sức khỏe kém đi và làm bệnh trầm trọng thêm.
Có nên tắm khi bị thủy đậu hay không?
Một trong những sai lầm phổ biến là khi mắc bệnh thủy đậu người bệnh phải hoàn toàn kiêng nước, kiêng tắm. Vào mùa hè nóng bức, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều và chảy xuống các mụn nước. Vào lúc này, việc kiêng tắm vô tình tạo điều kiện cho các vết thương trên da bị bội nhiễm bởi các vi khuẩn, nếu không được làm sạch hay vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét,…
Vì vậy, khi bị bệnh thủy đậu người bệnh không cần phải kiêng tắm mà ngược lại người bệnh còn cần có một chế độ vệ sinh cơ thể thật hợp lý. Việc tắm rửa bằng nước ấm hằng ngày có tác dụng giảm đi các triệu chứng kích thích tổn thương do ngứa, làm sạch bề mặt da để tránh nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn. Ngoài ra, khi bị sốt do thủy đậu, việc tắm nước ấm cũng có tác dụng hạ nhiệt cơ thể.
Nên làm gì và ăn gì để bệnh thủy đậu nhanh khỏi:
- Người bị bệnh thủy đậu nên ăn những thứ sau để bồi bổ cơ thể cũng như giúp bệnh nhanh khỏi:
- Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là các loại rau củ giàu vitamin A, vitamin C như cà rốt, dưa chuột, bông cải…
- Sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi như ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, yến mạch, bí ngô…cũng có lợi cho người bị thủy đậu hơn.
- Nên ăn các món ăn thanh đạm, thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như: cháo đậu xanh, cháo gạo lứt….
- Người bệnh thủy đậu cần phải uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bị bệnh thủy đậu cũng cần lưu ý thực hiện những việc sau đây để bệnh có thể thuyên giảm nhanh nhất
- Súc miệng hằng ngày: Người bị bệnh thủy đậu cần phải chú ý tới việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh việc để lại bệnh chứng bệnh đậu mùa. Việc súc miệng với nước muối 2 lần/ngày sẽ giúp giảm ngứa và ngừa mọc mụn thủy đậu ở trong miệng.
- Uống trà thảo mộc: Các chuyên gia sức khỏe đã chứng minh rằng việc dùng trà thảo mộc hằng ngày sẽ giúp bệnh thủy đậu có những chuyển biến tích cực và nhanh chóng hơn. Ngoài ra trà thảo mộc cũng giúp người bệnh giảm sốt khi bị thủy đậu.
- Tắm nước pha với giấm nâu: Pha giấm nâu với nước tắm sẽ giúp người bệnh giảm ngứa và khiến cho các nốt đậu mùa nhanh chóng đóng vảy hơn.
- Bôi mật ong thiên nhiên: Các dưỡng chất có trong mật ong sẽ giúp cho mụn nước sau khi khô hẳn không để lại sẹo. Việc bôi mật ong lên mụn nước cũng giúp mụn nước khô và đóng vảy nhanh hơn.
- Sử dụng rễ cây chút chít vàng: Cây chút chít vàng là thảo mộc có công dụng giảm ngứa, làm khô và nốt mụn đóng vảy nhanh hơn. Tuy nhiên, lá cây chút chít vàng rất độc nên tuyệt đối chỉ được dùng rễ cây để chữa bệnh thủy đậu.
- Dùng dung dịch banking soda: Pha banking soda vào ly nước nhỏ rồi bôi lên các mụn nước và vùng da xung quanh sẽ giúp các mụn nước thủy đậu không bị vỡ ra cũng như phòng tránh được sự hình thành mụn nước mới.
- Tắm với lá sầu đâu: Để chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất, người bệnh nên sử dụng lá sầu đầu để tắm. Việc tắm bằng lá sầu đâu ấm không chỉ có tác dụng giảm ngứa mà còn giúp các mụn thủy đậu vỡ nhanh bình phục hơn.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên tắm quá lâu như lúc không bị bệnh mà phải cố gắng tắm nhanh hơn. Tránh chà sát, gãi làm vỡ các nốt phỏng. Sau khi tắm dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô nước. Ngoài ra, khi bị sốt do thủy đậu, việc tắm nước ấm cũng có tác dụng hạ nhiệt cơ thể.Thủy đậu là một bệnh lành tính có thể khỏi chỉ sau 1-2 tuần nhưng với điều kiện chúng ta phải điều trị và chăm sóc đúng cách. Khi điều trị bệnh thủy đậu, chúng ta không nên nghe theo những bài thuốc, những kinh nghiệm dân gian mà phải có sự thăm khám và tư vấn điều trị của bác sĩ để tình trạng bệnh mau chóng có sự chuyển biến tích cực cũng như tránh được các biến chứng về sau.
TuThuoc24h.net