Đau ngực khi mang thai là một triệu chứng hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu cần đi khám bác sĩ. Bởi nguyên nhân gây đau ngực có thể là bình thường hoặc bất thường. Bà bầu khi bị đau ngực sẽ kéo dài bao lâu ? Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu có hiện tượng đau ngực khi mang thai và cách điều trị hiệu quả là gì?. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân gây đau ngực bình thường?
Ợ nóng
Ợ nóng (hay còn gọi là chứng trào ngược axit): do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.
Ợ nóng khi mang thai xuất hiện chủ yếu do sự gia tăng đột ngột của nồng độ hormone progesterone tăng khi mang thai làm giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách dạ dày và thực quản. Hormone này tăng lên làm axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra ợ nóng. Bên cạnh đó, progesterone cũng làm chậm quá trình co thắt, ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự phát triển tăng dần theo thời gian của bé cưng cũng góp 1 phần nhỏ chèn ép dạ dày, đẩy các dịch vị trào ngược lên.
Khó tiêu
Khó tiêu thường là nguyên nhân của những cơn đau ngực. Các triệu chứng của căn bệnh này thường trở nên tồi tệ hơn khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, khoảng tuần thứ 27.
Căng cơ ngực
Khi mang thai, các cơ bắp ở tay, chân và đặc biệt dây chằng ở vùng ngực xuất hiện. Khi bé lớn hơn, tử cung mở rộng gây áp lực lên cơ hoành, xương sườn, dẫn đến đau ngực phải và thở dốc.
Nhiễm trùng ngực
Nhiễm trùng ngực là nguyên nhân chính gây đau ngực. Đây chủ yếu là do những bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
Căng thẳng
Khi mang thai, các mẹ bầu thường hay suy nghĩ và gặp phải nhiều vấn đề khiến bản thân lo lắng và căng thẳng. Đây là một triệu chứng khá phổ biến khi mang thai đều có thể thấy ở các mẹ. Điều này cũng ảnh hưởng và làm căng tức ngực.
Để tránh bị trầm cảm khi mang thai mẹ bầu nên làm gì?
Kích thước ngực thay đổi
Ngực của bà bầu sẽ trở nên to hơn. Điều này làm thay đổi các khớp và cơ ngực khiến cho các bà mẹ thường thấy đau ngực và khó chịu.
Nguyên nhân gây đau ngực bất thường?
Chứng nghẽn mạch máu (DVT)
Chứng nghẽn mạch máu là một hội chứng huyết đóng cục (máu cục) ở tĩnh mạch trong cơ thể. Nhiều lúc máu cục đóng trong tĩnh mạch chân, trên hoặc dưới đầu gối. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng mà bạn cần phải cẩn thận.
Lúc này những cục máu ở chân có thể di chuyển lên phổi, gây đau ngực, tắc nghẽn phổi hoặc thậm chí tử vong. Hoặc có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu bạn hút thuốc thường xuyên, mang thai trên 35 tuổi, bị bệnh tim, phổi, béo phì hoặc mang song thai.
Nhồi máu cơ tim
Đau ngực là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đau tim. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác: nhức đầu, khó thở, tê ở chân tay và đổ mồ hôi lạnh.
Nếu bạn đang có những triệu chứng này, hãy đến bệnh viện ngay tức khắc. Bệnh này thường xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc mang thai khi hơn 40 tuổi.
Hen suyễn
Nếu bà bầu đang bị suyễn trước đây có bị suyễn thì bệnh này sẽ tái phát hoặc xấu đi khi mang thai. Bạn sẽ cảm nhận được những co thắt ngực do hen suyễn, dẫn đến đau ngực.
Phình động mạch vành
Đây là căn bệnh liên quan đến tim. Đau ngực là một trong những triệu chứng của chứng bệnh này. Đôi khi, tình trạng này sẽ xảy ra sau khi sinh hoặc một tháng trước khi sinh.
Bóc tách động mạch chủ
Nguyên nhân của bệnh này là do rách thành động mạch chủ (động mạch lớn nhất), làm cho máu chảy vào giữa các lớp của thành mạch, dẫn đến vỡ động mạch chủ. Đau ngực là triệu chứng phổ biến của tình trạng này.
Bệnh tim bẩm sinh
Nếu bà bầu bị bệnh tim bẩm sinh có thể dẫn đến một số biến chứng khi mang thai. Đau ngực là một biểu hiện phổ biến của tình trạng này. Do đó, bạn cần thận trọng và phải chú ý nếu những cơn đau ngực do bệnh tim gây ra.
Nếu bạn bị đau ngực nặng đi kèm với những triệu chứng sau thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm trùng ngực:
Ho kéo dài
Đờm màu vàng hoặc có lẫn máu
Tim đập loạn nhịp
Khó thở
Khò khè
Sốt
Bị sốt khi mang thai phải làm sao?
Đau ngực kéo dài bao lâu trong thai kỳ
Điều này còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Nhưng thông thường, đau ngực xảy ra vào đầu thai kỳ, trong một vài tuần đầu tiên, sau đó triệu chứng giảm nhẹ dần và có thể đau trở lại vào cuối thai kỳ.
Cách giảm hết đau ngực khi mang thai là gì ?
Những cách dưới đây sẽ có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau ngực khi mang thai một cách hiệu quả.
Chú ý tư thế của bạn
Hãy chắc chắn rằng bạn không đè ép phổi mình. Ngồi và đứng thẳng để phổi có đủ không gian hoạt động
Các tư thế nằm ngủ khi mang thai tốt cho cả mẹ và bé!
Thư giãn
Đừng ép cơ thể quá mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Nằm đệm
Kê gối cao khi nằm, điều này sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
Ăn xong đừng nằm ngay
Dù bạn rất mệt mỏi nhưng hãy cố gắng chịu đựng, đừng nằm ngay sau khi ăn.
Chia nhỏ các bữa ăn
Để tránh bị trào ngược axit, ợ nóng, bà bầu nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn và khoảng cách giữa các bữa ăn bằng nhau.
Bổ sung vitamin
Đừng quên uống vitamin trước khi sinh.
Hạn chế căng thẳng
Bà bầu dễ bị căng thẳng khi mang thai. Vì vậy, bạn hãy luyện tập một vài bài tập yoga hoặc ngồi thiền để giảm căng thẳng nhé.
Tránh những món ăn gây đầy hơi
Tránh xa rượu, caffeine, những món ăn cay và nhiều dầu mỡ bởi những thực phẩm này dễ gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi.
Chế độ ăn uống
Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể trước những tấn công của vi khuẩn.
Không thuốc lá
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà còn ảnh hưởng đến bé. Không dùng những sản phẩm có chứa caffeine.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước ấm để loại bỏ vi khuẩn. Khi đi ra ngoài, bạn nên mang theo nước rửa tay có cồn.
Một số biện pháp dân gian hỗ trợ giảm đau ngực khi mang thai
Uống trà gừng hoặc trà hoa cúc từ 1 – 2 lần/ngày
Súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày.
Uống một ly sữa ấm với mật ong.
Hạnh nhân cũng giúp kích thích tiêu hóa.
Một tách nước dừa cũng rất hiệu quả trong việc trung hòa axit.
Thêm hai muỗng cà phê hạt caraway vào nước sôi và để trong 10 phút. Sau đó uống hỗn hợp này, đây là loại hạt có khả năng chữa các vấn đề về tiêu hóa.
Thêm một ít giấm táo vào nước, sau đó uống hỗn hợp này.
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra nhé.
Lời khuyên dành cho mẹ là gì ?
Đừng tự ý uống thuốc bởi vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến bé.
Nếu bạn bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thì hãy đến khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.
Đau ngực là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, tuy nhiên nếu những cơn đau ngực không hết và ngày một nặng thêm thì bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án điều trị thích hợp nhé.
Thông qua bài viết, các mẹ đã hiểu khái quát về hiện tượng đau ngực khi mang thai rồi nhé!. Cũng như nguyên nhân và một số cách giảm đau ngực khi mang thai hiệu quả. Ngoài ra, mẹ nên thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể biết được thai nhi có các dấu hiệu đáng lo ngại hay có đang phát triển có khỏe mạnh hay không?. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt.Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các mẹ.
Tuthuoc24h.net