Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và cách điều trị hiệu quả cho bạn
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm kết mạc mắt là gì? Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Cùng tuthuoc24h.net trả lời cho bạn câu hỏi và tìm hiểu rõ hơn về bệnh này nhé.

Bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi? Đây là một câu trả lời mà hẳn người mắc bệnh nào cũng muốn biết câu trả lời. Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp nhất hiện nay. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Viêm kết mạc là gì ?

Tình trạng viêm kết mạc

Viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Người bệnh bị đau mắt đỏ thường có triệu chứng đỏ mắt từ nhẹ đến mức đỏ ngầu, mắt sưng, ra nhiều dử mắt, chảy nước mắt.

Đây là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, viêm kết mạc mắt gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh như khó chịu, đau nhức. Nếu không chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

Nguyên nhân bị viêm kết mạc là gì ?

Kính áp tròng là một trong những nguyên nhân bị viêm kết mạc

Virus được xem là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp như: Nước mắt, ho, hắt hơi hay viêm họng... 

Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm kết mạc thường gây ra các biến chứng nặng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn thường lây qua dịch tiết của nước bọt hoặc qua các vật dụng có dính dịch tiết của người bị bệnh.

Dị ứng: Theo một thống kê mới đây cho thấy, người bị viêm kết mạc có tới 40% trường hợp mắc bệnh do dị ứng. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà tình hình bệnh tình là khác nhau.

Các chất kích thích như kính áp tròng và dung dịch ống kính, clo trong hồ bơi, sương mù hoặc mỹ phẩm cũng có thể là nguyên nhân cơ bản của viêm kết mạc.

Triệu chứng viêm kết mạc là gì ?

Triệu chứng ngứa, nóng mắt

Các triệu chứng của viêm kết mạc có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng thường bao gồm:

- Mắt đỏ, lòng trắng của mắt bị sưng hoặc bên trong của mí mắt

- Mắt bị viêm kết mạc thường tăng lượng nước mắt

- Xuất hiện ghèn mắt màu vàng, trắng hoặc xanh

- Ngứa, nóng mắt

- Khó chịu khi đeo kính áp tròng

Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi ?

Phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày

Thông thường, thời gian ủ bệnh cho đến khi phát bệnh viêm kết mạc là khoảng 3 ngày. Ban đầu chỉ là những cảm giác nóng rát, đau, cộm mắt, mi mắt sưng nhẹ, người hơi sốt và mệt mỏi. Sau 5-7 ngày, một bên mắt bị đỏ, có gỉ/ghèn, chảy nước mắt. 3-5 ngày tiếp theo sẽ lây sang mắt còn lại.

Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc viêm kết mạc do vi khuẩn thì thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào các tác nhân gây viêm kết mạc. 

Trong trường hợp mắc viêm kết mạc do lậu cầu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân. Thậm chí một số người bệnh còn phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, viêm kết mạc nếu được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày. Nếu việc hỗ trợ cải thiện sai cách, viêm kết mạc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và tái đi tái lại nhiều lần.

Do đó, với các bệnh nhân bị nhiễm bệnh, cần được cách ly khỏi trường học, cơ quan ít nhất 7 ngày sau khi bệnh khởi phát. Người nhà nên kiêng đụng chạm trực tiếp lên da người bệnh, không dùng chung khăn mặt và hạn chế quan hệ tình dục.

Viêm kết mạc có nguy hiểm không ?

Khô giác mạc dẫn đến mù lòa

Bệnh viêm kết mạc nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mắt mãn tính, tổn thương kết mạc bờ mi, làm mờ đục giác mạc, loét giác mạc, biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc dẫn đến mù lòa, khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mù...

Không những thế viêm kết mạc còn biến chứng bội nhiễm thành bệnh mắt hột làm cho giác  mạc dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, vi nấm, loét giác mạc dẫn đến mù lòa, khô mắt, khô giác mạc dẫn đến mù lòa...

Thông thường bệnh viêm kết mạc thường được điều trị khá đơn giản bằng các thuốc giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ và toàn thân. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng thuốc có thể sẽ để lại những biến chứng gây nguy hiểm cho thị lực lâu dài của bệnh nhân.

Cách điều trị khi bị viêm kết mạc 

Trước khi vệ sinh mắt hay nhỏ mắt thì cần rửa tay sạch

Dùng khăn giấy ẩm hoặc bông để lau rửa ghèn, dử mắt 2 lần/ngày là ít nhất. Không sử dụng lại khăn đã lau mà cần vứt bỏ khăn vào thùng rác.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, cách ly hợp lý cho người bạn và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Không sử dụng thuốc nhỏ mắt của mắt bị nhiễm để tra vào mắt lành. Mỗi người khi bị viêm kết mạc có thể nhiễm một loại vi khuẩn khác nhau do đó không nên dùng chung thuốc tra mắt vì rất có thể vi khuẩn đã nhiễm vào các đầu lọ thuốc, nếu dùng chung rất dễ gây tái phát bệnh hoặc nặng thêm.

Trước khi vệ sinh mắt hay nhỏ mắt thì cần rửa tay sạch. Tiếp tục rửa lại tay lần nữa sau khi vệ sinh mắt và nhỏ thuốc mắt bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Để tránh lây cho người khác thì khi trẻ em bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người. 

Nếu bạn bị viêm kết mạc do virus thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh không cần điều trị mà có thể tự khỏi. Để an tâm hơn thì bạn có thể chườm mát, rửa mắt bằng nước sạch để điều trị các triệu chứng. Nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô đồng thời kèm theo kháng sinh để phòng bội nhiễm vi khuẩn.

Dùng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt để điều trị nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn.

Viêm kết mạc do dị ứng: Thường thì các nguyên nhân rất đa dạng do đó bạn hãy tìm ra nguyên nhân gây ra dị ứng để có biện pháp phòng tránh. Để làm giảm khó chịu thì bạn có thể điều trị bằng các thuốc chống dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo để làm giảm khó chịu.

Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm kết mạc 

Tránh thực phẩm giàu tinh bột và đường

Viêm kết mạc là hiện tượng gây do viêm hoặc dị ứng nổi ban cần tránh một số nhóm thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Nếu bạn dị ứng bất cứ thực phẩm gì, hãy tránh ăn chúng trong thời gian bị Viêm kết mạc. Bên cạnh đó, cần tránh những món ăn chế biến từ thịt bò, hải sản, cá biển....Những thức ăn này có chứa hàm lượng Protein cao, nên khi ăn vào dễ gây phản ứng của cơ thể tăng tiết chất Histamin. Histamin là chất gây nổi mẩn đỏ, ngứa vì thế dễ làm mắt của bạn kích ứng hơn.

Nhóm gia vị, thực phẩm cay nóng

Nhóm thực phẩm này khi ăn nhiều sẽ dễ làm chảy nước mắt gây khó chịu cho mắt đang bị viêm. Vì thế bạn cần tránh ăn ớt, bột cay trong thời gian bệnh.

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và đường

Những thực phẩm này có thể kể đến như các loại đậu, bánh mì, nước có gas... Vì đường và tinh bột có thể gây trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng nên người bệnh viêm kết mạc nên tránh tạm thời trong thời gian mắc bệnh.

Các Vitamin từ trái cây rất tốt cho bệnh nhân viêm kết mạc

Vitamin từ trái cây rất tốt cho bệnh nhân viêm kết mạc

- Vitamin A: đây là Vitamin vô cùng tốt cho mắt, tăng cường thị lực và khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Các loại trái cây giàu Vitamin A như cà rốt, bí rợ, đu đủ các loại rau đậm màu như súp lơ, cải bẹ xanh...

- Vitamin C: chống lại quá trình nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây mang vị chua, dâu tây và mật ong.

- Vitamin B2: giúp tăng cường thị giác, khống chế các phản ứng oxi hóa không tốt cho cơ thể. Để bổ sung Vitamin B2 bạn có thể ăn các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt... hay bổ sung thêm từ sữa.

Thông qua bài viết, các bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm kết mạc bao lâu thì khỏi. Cũng như nguyên nhân và cách chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn sẽ có một sức khỏe tốt.

Tuthuoc24h.net