Đau khớp gối - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Đau khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị tốt nhất hiện nay

Viêm đau khớp gối là tình trạng viêm nhiễm gây ra đau buốt, tê nhức ở khớp gối. Liệu căn bệnh này có thực sự nguy hiểm với người mắc phải?

Đau khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều kịp thời. Để làm tốt việc này đòi hỏi bệnh nhân cần thật sự am hiểu về các nguyên nhân và triệu chứng điển hình.

Bệnh đau khớp gối là gì?

Hoạt động của khớp gối là sự phối hợp của gân, dây chằng, cơ, bao khớp và sụn khớp. Đây là vị trí liên kết và tiếp giáp giữa xương bánh chè, xương đùi, xương ống chân giúp cho đầu gối nâng đỡ được cơ thể.

Do đó, khớp gối được xem là một khớp rất phức tạp trong cơ thể của con người.

Khi phần sụn khớp bị bào mòn do vận động quá nhiều, dẫn đến các khớp xương của đầu gối cọ xát vào nhau gây sưng viêm khớp gối, đau đầu gối và cản trở vận động của chân.

Tổ chức WHO (tổ chức Y tế thế giới) đưa ra đánh giá rằng ở độ tuổi trung niên có hơn 10% dân số bị hạn chế khả năng làm việc do căn bệnh này. 

Do đó, đau khớp gối được liệt vào danh sách những bệnh lý về xương khớp rất nguy hiểm. Cần phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý nếu không sẽ gây ra một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Nhẹ thì có thể chỉ đau đầu gối kéo dài, nặng hơn có thể gây teo cơ hoặc có thể bị bại liệt suốt đời.

đau khớp gối
Viêm đau khớp gối nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây nên bệnh đau khớp gối

Theo bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp gối mà người bệnh cần phải phòng tránh. Một số nguyên nhân chủ yếu được liệt kê dưới đây: 

  • Bị chấn thương: Bị ngã hoặc tai nan sẽ tác động trực tiếp đến đầu gối và gây ra tình trạng căng dây chằng, sụn khớp và xương bánh chè bị trật dẫn đến đau nhức khớp gối.

  • Lịch làm việc và sinh hoạt không khoa học: Chế độ làm việc của bạn không khoa học, mang vác nhiều vật nặng hoặc làm việc quá sức sẽ gây nên áp lực cho đầu gối, dẫn đến đau khớp gối.

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo: Canxi và omega-3 là trợ thủ đắc lực để xương khỏe mạnh, tuy nhiên thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn lại thiếu hai loại chất dinh dưỡng này do đó khớp gối dễ bị bào mòn và yếu dần.

  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích: Nguy cơ tăng nhanh bệnh đau khớp gối là uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.

thuốc trị viêm khớp gối
Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối
  • Khớp gối bị thoái hóa: Do thường xuyên đau nhức và chịu áp lực từ cơ thể mà khớp gối được xem là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất.
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn gây nên bệnh đau khớp gối thường xuyên gặp phải nhất.

  • Bệnh viêm bao hoạt dịch đầu gối: Rách túi hoạt dịch ở đầu gối dẫn đến nhiễm trùng vết thương, viêm khớp gối kèm theo đó là bệnh đau khớp gối kéo dài.

  • Bệnh viêm xương khớp mãn tính: Đây là căn bệnh làm cho cơ thể bị suy nhược, gây ra cơ đau khớp gối dai dẳng và vận động bị hạn chế.

  • Bệnh viêm gân bánh chè: Gân bánh chè bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến tấy gân quanh khớp gối từ đó gây nên bệnh đau khớp gối kéo dài.

Các triệu chứng của bệnh đau khớp gối

Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm giác đau đầu gối âm ỉ và kéo dài. Bên cạnh đó, người mắc bệnh đau khớp gối còn xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Khi vận động mạnh cơn đau đầu gối xuất hiện và khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm xuống.

  • Vùng da tại khớp gối bị sưng và nóng, nếu chạm vào sẽ cảm thấy đau khớp gối một cách dữ dội.

  • Dây thần kinh bị chèn ép làm cho lực chân yếu đi gây tê bì chân.

  • Xuất hiện các tiếng lục cục tại đầu gối khi di chuyển vì phần sụn khớp liên kết lỏng lẻo gây ảnh hưởng đến vận động của các khớp đầu gối.

  • Vào buổi sáng chân của bạn khó co và duỗi thẳng, các khớp cơ cứng.

  • Nếu bệnh đau khớp gối kéo dài, đầu gối của bạn xuất hiện tình trạng hóp vào trong hoặc biến dạng.

  • Bàn chân bị tái nhợt, cảm giác thấy lạnh khi chạm vào, người bệnh thường xuyên cảm thấy cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, đây là các triệu chứng đi kèm của bệnh đau khớp gối.

Những biến chứng khó lường của bệnh đau khớp gối

Bệnh đau khớp gối tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài và không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm:

  • Biến dạng khớp ở đầu gối: Các khớp đầu gối sưng to, lâu ngày trở lên biến dạng, thậm chí có thể lệch hẳn về một bên. Phần cơ xung quanh thường xuyên bị căng cứng, gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng tới khả năng đi lại bình thường.

triệu chứng viêm khớp gối
Biến dạng khớp gối do các khớp gối sưng to lâu ngày
  • Các cơn đau khớp xương xảy ra thường xuyên: Những cơn đau buốt ở đầu gối khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi. Những cơn đau tăng dần khi đi lại, leo cầu thang, co duỗi chân.
  • Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt: Bệnh nhân thường xuyên thấy mệt mỏi, hay cáu gắt, năng suất lao động giảm do phải thường xuyên chịu những cơn đau khớp gối. Khi bệnh tình trở nặng, người bệnh sẽ có hiện tượng sốt cao, mê sảng, các hạch bạch huyết ở bẹn, đùi nổi rõ, sưng tấy.

  • Bại liệt chân: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, mọi sinh hoạt hằng ngày rất bất tiện, khó khăn.

Các phương pháp điều trị bệnh đau khớp gối phổ biến nhất hiện nay

Có rất nhiều cách chữa trị bệnh đau khớp gối, dưới đây là một số cách mà người bệnh thường xuyên áp dụng nhất.

1. Sử dụng thuốc Tây

Khi bị đau khớp gối, nhiều người bệnh thường chủ động ra tiệm thuốc mua các loại thuốc giảm đau như Tylenol, Paracetamol; thuốc kháng viêm Aleve, NSAID Ibuprofen, để làm giảm đau nhức khớp.

viêm khớp gối
Sử dụng các loại thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau khi phát bệnh

Tuy nhiên, đối với các loại thuốc này bạn không nên quá lạm dụng vì cá thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, có hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh đau khớp gối, bạn nên đến ngay phòng khám của bác sĩ để kê toa thuốc.

Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid, Glucosamin sulfat, thuốc ức chế chọn lọc COX-2, là những loại thuốc giúp đẩy cơ đau khớp gối nhanh chóng đồng thời kháng viêm một cách toàn diện.

2. Sử dụng các bài thuốc Nam

Một cách điều trị đau khớp gối cực kỳ hiệu quả và được nhân gian truyền miệng đó là sử dụng các bài thuốc nam.

  • Sử dụng hạt gấc: Đem nướng và ngâm với khoảng 2 lít rượu để trong vòng 1 tháng, sau đó dùng rượu này xoa bóp lên vùng khớp gối, sẽ làm giảm đau nhức rất hiệu quả.

  • Mù tạt + mật ong: Kết hợp theo tỉ lệ 1:1:1 giữa mù tạt, mật ong và muối hột, trộn đều và đem thoa lên vùng đầu gối, sau đó để cố định qua đêm, hôm sau cảm giác đau nhức khớp gối sẽ giảm đi đáng kể.

  • Sử dụng mật gấu: Uống hỗn hợp 8 lá mật gấu xay nhuyễn cùng với bia ngày 2 lần sáng và tối để đẩy lùi căn bệnh đau khớp gối.

  • Dùng ngải cứu: Giã nát hỗn hợp ngải cứu và muối, hơ nóng rồi đắp lên vùng khớp gối khoảng 15 phút để làm giảm cảm giác đau nhức.

3. Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu được nhiều người bệnh lựa chọn vì có mức độ giảm đau nhanh chóng nhất. Một số phương pháp trị liệu của bệnh đau nhức khớp gối hiệu quả phải kể đến:

  • Châm cứu: Các kinh lạc được đã thông nhờ phương pháp châm cứu, làm giảm đau nhức khớp gối nhanh chóng.

thuốc điều trị viêm khớp gối
Châm cứu có thể đã thông các kinh lạc giúp giảm đau nhức khớp gối nhanh chóng
  • Bấm huyệt: Các huyệt đạo sản sinh những chất giảm đau được kích thích nhờ phương pháp bấm huyệt, từ đó giảm tình trạng đau nhức một cách hiệu quả nhất.
  • Suối khoáng, tắm bùn: Đây là phương pháp giúp cho cơ thể của bệnh nhân được thư giãn, áp lực của đầu gối được giải phóng đồng thời tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm khớp gối không xảy ra.

Những hoạt động thể chất có lợi cho người bị đau khớp gối

1. Đi bộ

Nếu bạn bị cứng hoặc đau khớp gối, đi bộ có thể là một bài tập tuyệt vời. Bắt đầu đi thật chậm, giữ người luôn thẳng. Đi bộ thường xuyên có thể làm giảm đau khớp, tăng sức bền cho cơ chân, cải thiện tư thế và cải thiện độ dẻo dai của bạn. Đi bộ cũng rất tốt cho tim. 

Nếu hiện tại bạn không phải là người hay vận động thể chất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới.

2. Những hoạt động làm giảm tác động

Có một số bài tập khác làm thư giãn đầu gối bao gồm đi xe đạp, bơi lội, thể dục nhịp điệu nước. Tập thể dục dưới nước giúp giảm cân, giảm đau khớp. Nhiều trung tâm cộng đồng và bệnh viện chăm sóc sức khỏe, phòng tập thể dục, hồ bơi cũng cung cấp các lớp học thể dục cho những người bị viêm khớp.

Vận động thường xuyên cũng có thể giúp bạn giảm cân, từ đó giảm áp lực lên các khớp xương của bạn.

Chế độ ăn uống dành cho người bị đau khớp gối:

- Những loại thực phẩm người đau khớp gối nên ăn để nhanh khỏi bệnh: gừng, tỏi, ớt chuông, súp lơ xanh, quả óc chó, cải bó xôi, hành tây, nghệ vàng, cá biển, nấm, trà xanh …

- Những loại thực phẩm không nên ăn đối với những người bị đau khớp gối: kiêng ăn các thực phẩm có chứa chất photpho như gan động vật, xúc xích, khoai tây chiên, lạp xưởng. Các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, trâu, ngựa. Các loại yến mạch, lúa mì. Không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như phô mai, bơ, pizza, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, dăm bông …

Trên đây những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị của bệnh đau khớp gối mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở người trung và cao tuổi do chế độ sinh hoạt, làm việc chưa hợp lý.

Nếu không phát hiện và kịp thời chữa trị bệnh sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến bại liệt suốt đời.

Do đó, nắm vững kiến thức cần thiết để chủ động phòng tránh bệnh đau khớp gối là điều nên làm. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Tuthuoc24h