Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus Herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Sốt phát ban là một bệnh tưởng chừng rất dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chăm sóc tại nhà cho trẻ không đúng cách có thể gây tình trạng phát ban sau sốt và những nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ. Vậy phụ huynh cần làm những gì khi trẻ bị sốt phát ban và điều trị bệnh như thế nào?
Triệu chứng của sốt phát ban là gì?
Những triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1- 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Những biểu hiện của bệnh có thể bao gồm:
- Sốt: triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt cao trên 39,4°C ngay khi nhiễm bệnh. Đối với sốt phát ban ở trẻ, các triệu chứng có thể là viêm họng, sổ mũi, ho kèm với sốt. Bạn cũng sẽ thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở vùng cổ của trẻ. Sốt sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày.
- Phát ban trong phần lớn các trường hợp, phát ban có thể theo sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ hoặc sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó. Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kì sự khó chịu nào cho trẻ.
Ngoài ra, có một số dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban khác có thể bao gồm: khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt. Nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây: Trẻ bị sốt cao hơn 39,5°C, trẻ bị sốt phát ban và sốt kéo dài hơn 7 ngày, phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày, nếu hệ miễn dịch bị tổn hại và trẻ từng tiếp xúc với nguwoif mắc bệnh sốt phát ban.
Trẻ sốt phát ban có được tắm không?
Khi trẻ bị sốt phát ban, rất nhiều bậc cha mẹ kiêng cho trẻ tắm, tuy nhiên đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong suốt thời gian trẻ bị sốt phát ban, nếu kiêng nước, kiêng gió bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho trẻ, thì trẻ sẽ cảm thấy bức bối và khi cơ thể trẻ không được vệ sinh tắm rửa hàng ngày sẽ khiến cho trẻ dễ rơi vào tình trạng viêm da, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn virus có hại sẽ dễ dàng tấn công cơ thể của trẻ. (Ảnh 2)
Do vậy khi trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ không cần phải kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải lưu ý, trẻ đang bị sốt phát ban không được tắm nước lạnh. Khi trẻ bị sốt phát ban cơ thể trẻ còn đang yếu vì vậy việc tắm rửa cần hết sức thận trọng nếu không cha mẹ có thể vô tình khiến trẻ bị cảm và bệnh lại chuyển biến sang dạng bệnh khác không lường hết được. Việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày cho trẻ trong giai đoạn điều trị bệnh là vô cùng cần thiết mà các cha mẹ đều cần phải lưu tâm.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ bị sốt phát ban, khi tắm cho trẻ các mẹ cần lưu ý:
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm, hoặc có thể thêm vài hạt muối.
- Không tắm xuồng xã, có thể dùng cách: dùng khăn ẩm lau từng bộ phận cho trẻ.
- Khi tắm xong cha mẹ cần lau khô người cho trẻ trước khi mặc quần áo.
Cách chăm sóc và hạ sốt phát ban ở trẻ
Sau đây là những nguyên tắc mà bạn cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà:
- Để trẻ nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt
- Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Nếu bé sốt cao hơn 38°C, bạn có thể cho bé uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Bổ sung đủ nước: bạn nên khuyến khích bé uống đủ nước, chất điện giải bù khoáng, nước chanh, nước ép trái cây tươi,... để tránh mất nước.
- Cho bé uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng, thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ duois 1 tuổi.
- Cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, sữa,...
- Lau sạch mũi cho bé.
- Vệ sinh da, cơ thể đầy đủ, tránh kiêng gió, kị nước bằng cách trùm kín chăn, không vệ sinh cơ thể bé.
-
Trẻ phát ban sau sốt
Trẻ phát ban sau sốt là vấn đề dễ dàng được quan tâm bởi tình trạng này có thể đại diện cho những căn bệnh tiềm ẩn khác. Nhìn chung nếu bé bắt đầu phát ban sau sốt, nguyên nhân thường đến từ:
1. Bệnh ban đào:
Là một dạng phát ban sau sốt, là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dễ mắc phải khi tiếp xúc với virus thông qua nước bọt, ho và hắt hơi. Nó thường bắt đầu bằng tình trạng sốt cao đột ngột, từ 38,8 độ C đến 40,5 độ C và kéo dài trong khoảng 3-7 ngày. Một số trẻ khi mắc bệnh sẽ vẫn hoạt động thoải mái và không có triệu chứng nào khác, nhưng những bé khác có thể biểu hiện các tình trạng như:
- Ăn không ngon
- Tiêu chảy
- Ho
- Sổ mũi
- Sưng mắt hoặc viêm kết mạc
- Sưng hạch bạch huyết
- Buồn ngủ hoặc khó chịu
Đối với hầu hết trường hợp, vết ban đỏ sau sốt do bệnh ban đào sẽ có biểu hiện:
- Các đốm nhỏ màu hồng, rộng khoảng 5mm
- Vết ban đôi lúc sẽ hơi sưng lên
- Vết ban xuất hiện trên thân người và dần lan ra tay, mặt, cổ
- Không có cảm giác đau đớn hoặc ngứa
- Vết ban biến mất khi ấn vào
- Nhạt dần sau 1-2 ngày
2. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một dạng bệnh phổ biến do virus gây ra mà trẻ thường sẽ mắc phải sau 5 tuổi. Bệnh bắt đầu bằng sốt, đau họng và chán ăn. Sau đó khoảng vài ngày, các vết loét sẽ xuất hiện quanh miệng. Những vết loét này khiến cơn đau đớn, đồng thời các đốm đỏ có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dạng phát ban sau sốt này có thể lan đến các chi, mông và bộ phận sinh dục. Không có phương hướng điều trị cụ thể cho bệnh tay chân miệng. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra trong vòng một tuần.
3. Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)
Là tình trạng khiến trẻ bị phát ban sau sốt khá phổ biến. Bệnh sẽ tác động lên hai má của bé và làm cho chúng ửng hồng trông giống như vừa bị tát. Bệnh thứ năm bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và sốt nhẹ. Khoảng 7-10 ngày sau, các vết đỏ trên má sẽ xuất hiện. Ban có thể lan đến thân hoặc tứ chi cũng như đi qua các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh thứ năm còn đi kèm theo các biến chứng xấu khác bởi nó sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu.
4. Trẻ bị phát ban nhưng không sốt
Phát ban da là một trong những triệu chứng khá phổ biến. Triệu chứng này có hình thái và màu sắc tương đối đa dạng. Dưới đây là những bệnh lý có khả năng khiến trẻ bị phát ban nhưng không kèm theo sốt.
5. Viêm da dị ứng:
Bệnh lý này chỉ gây phát ban da nhưng không gây sốt hay mệt mỏi. Viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành.
6. Viêm da tiếp xúc
Là một trong những bệnh lý có liên quan đến triệu chứng trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Tuy nhiên tổn thương da do bệnh lý này có thể gây đau rát, ngứa ngáy và khiến trẻ quấy khóc.
7. Chàm sữa
Phát ban do chàm sữa thường không gây sốt nhưng có thể gây ngứa và đau. Trong trường hợp không điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị bội nhiễm ở vùng da tổn thương.
8. Rôm sảy
Rôm sảy thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì cấu trúc tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Tình trạng này thường xảy ra trong thời gian nắng nóng, độ ẩm cao. Rôm syar gây phát ban da ở trẻ đi kèm với các nốt mụn nước nhỏ và gây ngứa ngáy nhưng thường không gây sốt.
Với những thông tin trên chắc bạn hoàn toàn biết được cách chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bị sốt phát ban, cũng như tình trạng phát ban sau sốt. Trường hợp bị bệnh nặng thì các bạn nên đến ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
TuThuoc24h.net