Cà rốt là loại rau củ được yêu thích không chỉ bởi vẻ ngoài khá đẹp mắt mà còn vì nó mang lại rất nhiều công dụng. Và có lẽ để tận dụng hết công dụng của nó thì sinh tố cà rốt là một lựa chọn tối ưu nhất.
Thành phần dinh dưỡng của cà rốt
Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể.
Trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A. Ngoài ra, cà rốt còn chứa các chất khoáng như Canxi, Sắt, Kali,…
Công dụng của cà rốt
- Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe: Tiêu thụ thường xuyên cà rốt sống đã được khoa học chứng minh là làm giảm cholesterol, và chúng cũng có thể giúp giảm huyết áp. Do có lượng lớn vitamin (đặc biệt là vitamin C), cà rốt là loại thuốc tăng cường miễn dịch tuyệt vời.
- Bảo vệ làn da, làm chậm quá trình lão hóa: Cà rốt chứa vitamin C giúp hỗ trợ sản xuất collagen trong cơ thể để duy trỳ tính đàn hồi cho da ngăn chặn nếp nhăn và quá trình lão hóa da, uống sinh tố cà rốt và ăn thêm cà rốt hằng ngày giúp da săn chắc hơn tránh tình trạng chảy xê, nếp nhăn và lão hóa da.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn các loại thực phẩm chứa nhiều beta carotene sẽ ít có khả năng mắc các bệnh tim so với những người ăn ít hoặc không ăn thực phẩm chứa chất này. Beta carotene ngăn ngừa tình trạng tắc động mạch, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường thị lực cho mắt: cà rốt có chứa beta-carotene (tiền vitamin A) giúp cơ thể chuyển hoá thành vitamin A, có tác dụng tăng cường thị lực cho mắt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thuỷ tinh thể do tiến trình lão hoá.
- Giúp giải độc gan: cà rốt chứa khoảng 87% nước và có khả năng giải độc mạnh mẽ. Chúng giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, cà rốt còn có nhiều tác dụng phải được kể đến như: Thuốc lợi tiểu, chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, sát trùng, bổ, dễ tiêu, chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược. Chữa đau dạ dày, lao hạch, thống phong, thấp khớp, xơ vữa động mạch...
Cách làm sinh tố cà rốt
Nguyên liệu làm sinh tố cà rốt
- Cà rốt: 2 củ to
- Sữa tươi: 100 ml
- Chanh tươi: ½ quả. Chọn quả chanh vỏ căng, sáng, không cứng hay nhăn nheo để có được nhiều nước cốt nhất.
- Mật ong: 3 thìa cafe. Mật ong vừa bổ sung thêm đường, vừa giúp món sinh tố cà rốt được mịn và thơm hơn.
- Đá bào: ½ bát
Dụng cụ làm sinh tố cà rốt
- Máy xay sinh tố.
- Dao.
- Thớt.
- Ray
Cách làm sinh tố cà rốt
Bước 1: Chuẩn bị cà rốt và các nguyên liệu khác
- Làm sạch cà rốt. Trước khi đem chế biến, cà rốt cần được làm sạch theo hướng dẫn sau:
- Cà rốt nhỏ, non: Không cần gọt vỏ hay cắt nhỏ. Bạn chỉ cần dùng bàn chải chà rửa rau củ có lông cứng để chà sạch đất bên ngoài.
- Cà rốt to, già: Có thể đem chà sạch trong nước lạnh. Tuy nhiên, nếu phần vỏ có nhiều khuyết điểm hoặc công thức nấu ăn yêu cầu, bạn nên gọt hoặc cạo bớt vỏ.
Bạn không nên gọt hoặc cạo vỏ cà rốt nếu muốn giữ lại lượng dưỡng chất tối đa, bởi đa số chất dinh dưỡng có trong cà rốt nằm nhiều ở phần vỏ bên ngoài, bởi vậy chỉ nên cạo mỏng lớp vỏ bên ngoài chứ không nên gọt hết vỏ để giữ tối đa các vitamin và muối khoáng có trong cà rốt.
- Cắt nhỏ cà rốt để có thể dễ dàng xay nhuyễn và tăng tuổi thọ của máy xay.
Bước 2: Xay sinh tố cà rốt
Làm xong công đoạn sơ chế bạn sẽ tiến hành xay sinh tố. Đầu tiên, bạn cho đá bào vào cối xay. Tiếp đến, bạn cho lần lượt cà rốt và các nguyên liệu tùy thích vào. Bật máy xay và xay nhuyễn.
Đối với món nước sinh tố cà rốt này, nếu bạn muốn có nhiều chất xơ hơn thì sau khi xay xong, bạn có thể lọc sơ chất xơ và uống trực tiếp. Đổi lại, nếu bạn không thích hay làm cho trẻ nhỏ uống thì có thể đổ qua rây lọc để bỏ bã sau đó mới thưởng thức nước cốt.
Tham khảo một số cách “biến hóa” cà rốt khác
Súp cà rốt
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng để không khiến bữa ăn trở nên nhàm chán dẫn đến bỏ bữa sáng thì súp là một lựa chọn tối ưu. Súp cà rốt giúp trẻ em tiêu hóa được dễ dàng, các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu nhanh hơn, việc dùng súp cà rốt thường xuyên cũng giúp cho cơ thể phòng ngừa giun sán.
Mứt cà rốt
Các món ăn vặt luôn là phần không thể thiếu của mỗi người, vậy làm sao khi vừa muốn tránh buồn miệng, lại vừa không gây hại cho sức khỏe khi các món ăn vặt hiện giờ chứa toàn chất béo, dầu mỡ? Mình xin gợi ý đó là món mứt cà rốt. Các bạn có thể tham khảo cách làm mứt cà rốt và thực hành tại nhà bởi vì đây là món mứt siêu đơn giản đó.
Salad cà rốt
Cà rốt sống được khuyến cáo là tốt cho sức khỏe hơn nhưng nếu bạn không chịu được mùi hăng của cà rốt sống thì hãy thử tìm tòi và chế biến món salad cà rốt để ăn nhẹ hoặc ăn kèm bữa chính. Món salad cà rốt cũng có thể thềm các nguyên liệu phù hợp như dưa leo, thịt bò để tạo nên món salad hoàn hảo nhé.
Một số tác hại khi lạm dụng cà rốt
Cà rốt là một loại rau củ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời nhưng nếu lạm dụng quá nhiều thì cũng sẽ gây ra một số tác hại nho nhỏ như:
- Gây vàng da: Lượng beta carotene trong cà rốt có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu lượng chất này quá dư thừa sẽ gây nên chứng carotenemia gây vàng da, vàng mắt.
- Gây ra ngộ độc nitrat: Ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc nitrat khiến methemoglobine máu khiến máu không cung cấp đủ oxy cho sự hô hấp, chuyển đổi máu ở mô, vượt quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử, dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây tử vong
- Ức chế sự rụng trứng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể bị ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng do tác dụng của quá nhiều carotenoid.
- Táo bón: Trong cà rốt có chứa rất nhiều chất xơ, 80% trong số đó là chất xơ không hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà rốt và không uống đủ nước thì một nghịch lý sẽ xảy ra là lượng chất xơ này sẽ gây táo bón cho chính người ăn.
Lời khuyên
- Cà rốt thường ngon nhất vào khoảng cuối xuân đến cuối hè.
- Khi mua cà rốt, bạn nên mua củ có màu sáng và ít khuyết điểm.
- Tránh mua cà rốt có vỏ nhăn hoặc uốn cong quá nhiều.
- Cà rốt có vị hợp với một số món ăn. Cụ thể, cà rốt hợp với táo, bạc hà, cam, rau mùi tây, nho khô, hẹ tây, thìa là. Ngoài ra, cà rốt cũng rất hợp với ngải giấm.
- Nước thường giúp hút vị ngọt của cà rốt. Để giữ được càng nhiều vị ngọt tự nhiên của cà rốt, bạn nên dùng một ít nước trong khi chế biến.
Với việc nêu ra nguyên liệu, dụng cụ một cách cụ thể, chi tiết ở trong bài viết, mong rằng qua bài viết trên, các bạn có thể tự làm cho mình món sinh tố cà rốt thơm ngon, bổ dưỡng và cũng như có thể biết thêm một vài thông tin thú vị về cà rốt.
TuThuoc24h.net