Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em mà các bà mẹ không nên bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em các bà mẹ không nên bỏ qua

Bệnh sởi ở trẻ em thường có những dấu hiệu như trẻ biếng ăn, ho khan, quấy khóc. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Tính đến tháng 11/ 2018 toàn TPHCM đã có 521 ca nhập viện do dịch sởi bùng phát mạnh, nhiều trường hợp nhập viện trong tính trạng nguy kịch. Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng. Vậy cha mẹ cần biết một số dấu hiệu để kịp thời phát hiện hay phòng ngừa, điều trị cho trẻ tránh gặp những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sởi là gì?

triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Triệu chứng đặc trưng của sởi là phát ban và thường khởi phát từ 7- 14 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài từ 4- 10 ngày. Đây là một trong những bệnh dễ lây lan và gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ có thể được phòng ngừa sởi dễ dàng bằng việc tiêm vắc xin định kỳ.

Tại sao bệnh sởi có diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện,... Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư,... Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy,... có thể gây nên tử vong.

Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

Các dấu hiệu của bệnh sởi

Khi nhiễm virus sởi, ở từng giai đoạn cụ thể, bệnh sẽ có những biểu hiện tương ứng. Cụ thể như sau: 

+ Giai đoạn ủ bệnh: 10- 12 ngày sau khi nhiễm virus, trẻ thường có biểu hiện hơi mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi.

bệnh sởi kiêng gì
Ở giai đoạn khởi phát, trẻ có nguy cơ sốt từ 38,5 - 40 độ C

+ Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, trẻ thường có hội chứng nhiễm khuẩn, sốt từ 38,5 - 40 độ C, dễ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, người lả đi,... Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như: 

  • Ăn vào dễ bị nôn, trớ, tiêu chảy
  • Có hiện tượng xuất tiết niêm mạc
  • Mắt có hiện tượng đỏ, phù mí, chảy nước mắt và rất sợ ánh sáng
  • Trên mặt bắt đầu nổi hồng ban li ti, chấm trắng, nhỏ.

Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao 39 - 40 độ C không hạ, kèm theo mê sảng, co giật và phát ban rầm rộ. Tại các vị trí các ban lúc này có màu đỏ hoặc đỏ tía,cảm giác rát sần, xuất hiện thành từng mảng hình bầu dục, khi ẩn nhẹ các ban có thể chìm đi, sau đó lại nổi lên. Ở giai đoạn này, thứ tự ban mọc như sau:

bệnh sởi ở trẻ em
Một trong những biểu hiện của bệnh sởi là xuất hiện các chấm đỏ trên da
  • Ngày thứ nhất: Ban xuất hiện ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt và cổ.
  • Ngày thứ hai: Ban lan xuống ngực lưng và hai tay
  • Ngày thứ ba: Ban lan dần xuống bụng và hai chân

Ban sởi tồn tại 2 - 3 ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc, để lại trên da những vết thâm, vằn thô ráp. Khi bạn lặn, các dấu hiệu lâm sàng khác cũng giảm dần. Thực tế, bạn không nên chủ quan, khi trẻ mắc sởi cần nhanh chóng đưa tới gặp bác sĩ ngay vì nhiều trường hợp nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng và dễ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Cần đưa trẻ mắc sởi đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục >39 - 40 độ C
  • Khó thở, thở nhanh
  • Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ,...
  • Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Những biến chứng nguy hiểm mà trẻ bị bệnh sởi thường gặp

Tiêu chảy hoặc ói mửa: Thông thường, tình trạng tiêu chảy do biến chứng bệnh sởi là nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp do virus thông thường gây ra.

Viêm phổi: Tỷ lệ trẻ nhiễm sởi gặp phải biến chứng viêm phổi là khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh. Khi gặp biến chứng này, trẻ có thể khó thở, sốt cao.

Viêm thanh quản: Thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh, gây đau họng, khó thở do co thắt thanh quản. Có những trường hợp bội nhiễm do biến chứng của sởi khiến người bệnh sốt cao, khàn tiếng, khó thở, tím tái,...

Loét giác mạc: Có thể khiến trẻ nhìn mờ hay mù lòa. Biến chứng này có thể xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin a. Đặc biệt, đối với trẻ ở những vùng có đời sống khó khăn thiếu cơ sở y tế.

Viêm tai giữa: Là biến chứng thường gặp của người bị sởi, tỷ lệ xảy ra là khoảng 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.

Viêm não: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi bị viêm não chiếm khoảng 1/1.000 trường hợp. Viêm não là một biến chứng rất nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề. Trẻ gặp biến chứng này có thể bị hôn mê, co giật,... gây tử vong hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não thể chất với trẻ còn sống sót.

Viêm màng não: Trẻ nhiễm bệnh sởi có thể bị viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.

Các bậc phụ huynh lưu ý, để đề phòng bệnh sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh tránh lây truyền bệnh sang các đối tượng khác; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở như lau nhà, bàn, ghế, cầu thang, đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng sởi an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ.

TuThuoc24h.net