Bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị cực kỳ hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Trong tiềm thức, bệnh sởi là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Nhưng bạn có biết rằng người lớn cũng có thể mắc bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị ra sao?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxoviridae lây qua đường không khí gây ra. Hay xuất hiện vào thời điểm đông - xuân, bệnh sởi không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại có khả năng bùng phát thành dịch rất cao và thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng xuất hiện ở người lớn.Do tâm lý chủ quan nên khi mắc mắc bệnh sởi, người lớn dễ gặp các biến chứng nặng hơn so với trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị nhé.

Bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị

Bệnh sởi có thể tự khỏi không?

Bệnh sởi là căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng vẫn có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không để lại biến chứng gì nguy hiểm. Nhưng tai sao bệnh sởi vẫn có khả năng trở thành dịch?

Nguyên nhân thứ nhất là do bệnh viện tuyến cao quá tải, khó kiểm soát dịch. Người bệnh bị bệnh sởi sẽ lây chéo cho các bệnh nhân khác, vì thế dịch bệnh bùng phát rất nhanh. Bên cạnh đó, các trường hợp mắc bệnh sởi đến nỗi dẫn đến bị tử vong đều là bệnh nhân sởi trên nền bệnh mãn tính có sẵn, với trẻ nhỏ thì do bé sinh non hoặc có di chứng ở não, suy giảm miễn dịch... Và nếu mắc bệnh sởi cùng với các bệnh khác như viêm phổi, viêm não thì lại càng nguy hiểm.

Các giai đoạn bệnh sởi phát triển:

Giai đoạn ủ bệnh: Trong khoảng ngày thứ 9-10 thì người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ.

Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày tiếp theo, đây là khoảng thời gian dễ lây lan. Lúc này các triệu chứng biểu hiện rõ và nặng hơn.

Giai đoạn phát ban nốt sởi: Các nốt sởi bắt đầu nổi lên và lan dần rộng ra và chúng có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên và bắt đầu gây ngứa cho người bệnh gây khó chịu.

Giai đoạn phát ban nhẹ

Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này các nốt sởi dần biến mất và để lại những nốt thâm đen trên da. 

Sốt phát ban dạng sởi ở người lớn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sởi chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, cho nên sốt phát ban dạng sởi ở người lớn, đặc biệt là những bệnh nhân viêm phổi thì bệnh sởi sẽ tiến triển bệnh rất nặng và tử vong nhanh. Khác với biến chứng bệnh sởi ở trẻ em chủ yếu là nhiễm trùng, bội nhiễm đường hô hấp gây suy hô hấp nặng, dẫn đến tử vong. Các chuyên gia y tế cho biết, do quan niệm bệnh sởi chỉ có ở trẻ em nên người lớn thường chủ quan, không có những biện pháp cách ly, không có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh tốt khi mắc bệnh.

Bệnh sởi được khuyến cáo cần cảnh giác với những biến chứng về đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây biến chứng đối với hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy cấp...

Có thể bạn chưa biết, nhưng sốt phát ban dạng sởi ở người lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai khi hệ miễn dịch đang suy giảm, thì nguy cơ mắc sởi cao hơn nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc nguồn bệnh. Hậu quả là đối với phụ nữ mang thai, bị nhiễm virus sởi có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dị tật thai nhi hoặc thai nhiễm sởi tiên phát. 

Trường hợp đặc biệt với bà bầu

Chính vì thế mà chúng tôi khẳng định rằng, bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm nhiều hơn bạn tưởng!

Di chứng của bệnh sởi

  • Viêm phổi nặng: Di chứng này thường xảy ra sau khi sốt phát ban
  • Viêm tai giữa cấp: Đây là một biến chứng thường gặp nhất khi mắc sởi và nếu không điều trị kịp thời có thể gây câm điếc vĩnh viễn.
  • Viêm não và viêm màng não: Là biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến co giật, hôn mê hoặc để lại di chứng nặng nệ thậm chí tử vong 
  • Viêm niêm mạc miệng: Hơi thở có mùi hôi, tiêu chảy nặng nề do viêm ruột.
  • Đối với phụ nữ mang thai, khi mắc sởi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phải đối mặt với các nguy cơ như sảy thai, thai dị dạng, chết lưu, sinh non…

Triệu chứng của bệnh sởi ở người lớn

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm rất nhanh mà bất cứ ai chưa được gây miễn dịch đều có thể mắc phải. Ngoài trẻ em ra thì người lớn cũng là đối tượng không ngoại lệ. Người bình thường hít vào loại virus gây bệnh này thì sẽ bị lây bệnh và gây ra các triệu chứng sau:

Sốt cao là triệu chứng ban đầu
  • Sốt cao từ 39 - 40 độ C, 
  • Các nốt phát ban mọc ở mặt, vùng vai gáy trước rồi lan dần ra khắp cơ thể. Trong quá trình phát ban, người bệnh sẽ sốt, đau mỏi cơ liên tục Sốt
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Mắt đỏ
  • Không chịu được ánh sáng

Cách điều trị và những lưu ý khi điều trị bệnh sởi ở người lớn

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu bệnh sởi mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cho nên dù là loại bệnh “dễ tính” nhưng nếu bạn chủ quan thì sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Chính vì thế mà bạn cần lưu những cách chữa trị và chăm sóc người mắc bệnh sởi:

- Khi bệnh nhân sốt cao, cần dùng thuốc hạ nhiệt, liều lượng không quá 60 mg/kg/ngày. Nên chia liều 4 lần trong 24 giờ; có thể dùng các chế phẩm thuốc dạng viên, bột đóng gói và dạng viên đặt hậu môn. 

- Nên để người bệnh nằm nơi thoáng mát, tránh gió

- Uống đủ nước vì sốt cao thường gây thiếu nước, bạn có thể dùng nước hoa quả để có thêm chất dinh dưỡng

Cần uống đủ nước mỗi ngày

- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh da, vệ sinh mắt.

- Mọi thành viên trong gia đình, người chăm sóc cần đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây lan bệnh.

- Theo dõi sát nhiệt độ của bệnh nhân nếu các ban sởi đã bay, nhưng nếu còn sốt hoặc sốt đã hạ thì bệnh vẫn có khả năng tái phát lại. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, hãy điều trị chúng dứt điểm

- Nếu có biểu hiện bệnh nặng, người nhà cần cho bệnh nhân tới bệnh viện

- Hút thông đờm dãi. 

- Thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp, nếu có suy hô hấp.

- Chủ động tiêm vacxin phòng bệnh sởi

- Tăng cường bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi bởi vitamin A đã được chứng minh rằng chúng làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. 

Tăng cường bổ sung vitamin A

- Nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa protein lành mạnh như thịt, cá (cá chép, cá hồi, cá ba sa,…), trứng, sữa,…Đây là nguồn cung cấp kẽm và sắt tốt cho hệ miễn dịch và sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cần ăn nhiều rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, bông cải xanh,…Ngũ cốc, các loại hạt cũng là các thực phẩm hỗ trợ tốt cho việc trị bệnh sởi vì chúng giàu vitamin E kích thích sự sản sinh các tế bào diệt vi khuẩn tự nhiên và sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn.

- Không nên ăn thịt đã chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, giò, chả,…vì chúng có chứa nhiều muối, nitric, chất bảo quản gây hại. Tuyệt đối không ăn các chất béo như đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, được chế biến dưới dạng chiên, rán, xào gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo…Không uống đồ uống có ga và cồn vì chúng không chỉ gây mất nước mà còn làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh. Cuối cùng, bạn không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành tây, cà ri, muối.

Các bạn thấy đấy, bệnh sởi nghe rất phổ biến và rất dễ hết bệnh nhưng nếu bạn lơ là, chủ quan thì những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nên Tuthuoc24h mong rằng qua bài viết trên, các bạn đọc giả đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị bệnh sởi để tránh bệnh diễn biến xấu hơn. 

Tuthuoc24h.net