Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm hay không? Tuthuoc24h
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Chảy máu cam ở phụ nữ có thai có nguy hiểm?

Chảy máu cam khi mang thai là hiện tượng vô cùng bình thường và thường xuất hiện trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Điều này có thể gây phiền toái, khó chịu nhưng không nguy hiểm đến thai nhi nếu không xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Theo thống kê, khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam khi mang thai nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2. Vì sao lại có hiện tượng này, điều này có ảnh hưởng đến thai nhi thế nào và điều trị ra sao là những thắc mắc chung của các chị em. Cùng tìm hiểu và giải đáp ngay bên dưới đây các mẹ nhé!

Những nguyên nhân mẹ bầu bị chảy máu cam khi mang thai

1. Thay đổi Hormone

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, cơ thể các mẹ sản xuất ra nhiều máu hơn, các hormone thai kỳ (progesterone và estrogen) thúc đẩy sự giãn nở và gây ra áp lực cho các mạch máu trong mũi.

2. Mở rộng mạch máu

Khi mang thai, các mạch máu trong mũi  các mẹ sẽ “mở rộng ra”, cộng với việc lượng máu tăng lên trong khắp cơ thể để nuôi thai nhi khiến áp lực lên thành mạch máu cao hơn khiến chúng dễ vỡ hơn. Đó là lý do gây chảy máu mũi  ở phụ nữ mang thai và có khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ.

3. Khô mũi

Khô mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi trong thời kỳ mang thai. Khô mũi có thể là do các nguyên nhân như cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc thậm chí do thay đổi thời tiết. Một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng khô mũi là do việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu.

4. Do sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu bị chảy máu cam còn do bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, mũi khô khi ngồi trong phòng điều hòa, trời hanh khô, ngồi máy bay hoặc các điều kiện môi trường quá khô và lạnh khiến mũi bị ảnh hưởng.

Chữa viêm xoang cho bà bầu tại nhà đơn giản hiệu quả!

Ngoài ra, các mẹ bầu bị chảy máu mũi trong thai kỳ còn do một số vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu cam.

chảy máu cam khi mang thai
Chảy máu cam ở phụ nữ mang thai là hiện tượng thường gặp

Mẹ bầu bị chảy máu cam trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không?

Chảy máu cam ở phụ nữ mang thai thường không ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhưng hiện tượng này có thể dẫn đến đến băng huyết ở sản phụ sau sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 10% phụ nữ chảy máu cam có hiện tượng băng huyết sau sinh, trong khi đó các trường hợp không bị chảy máu cam chỉ có tỷ lệ là 6%.

Ngoài ra, chảy máu cam cũng không làm ảnh hưởng đến hình thức sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài đến 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ có thể phải sinh mổ. Bên cạnh đó, bà bầu chảy máu cam có thể gây nguy hiểm đến người mẹ và đứa bé trong bụng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

- Mặc dù đã cố gắng giữ áp lực trong khoảng 20 phút nhưng máu cam vẫn không ngừng chảy.

- Các mẹ gặp phải tình trạng chảy máu cam bị trào ngược ra miệng.

Trong các trường hợp này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý đúng cách để tránh trường hợp gây biến chứng nguy hiểm.

Các mẹ bầu cần làm gì khi bị chảy máu cam trong thai kỳ

Khi mũi bạn bắt đầu chảy máu hãy:

  • Hãy ngồi xuống và véo mũi bạn ngay phần bên trên lỗ mũi, ở phần mềm của mũi (trước phần xương). Hãy ngồi trong tư thế này 10 phút.

  • Nghiêng người về phía trước để máu có thể chảy ra ngoài hơn là chảy vào trong họng bạn. Nếu bạn nuốt phải máu, bạn có thể sẽ buồn nôn.

  • Hãy ngồi thẳng đứng, việc này tốt hơn là nằm dài để giảm áp lực máu trong mũi bạn.

chảy máu mũi khi mang thai
Ngồi thẳng đứng giúp để giảm áp lực máu trong mũi bạn
  • Tiếp tục ấn mũi bạn đến tận khi  máu đã đông lại. Việc này có thể mất đến 20 phút.
  • Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá lên mũi để làm dịu vùng này.

Để tránh mũi bạn chảy máu lại sau đó, trong vòng 12 giờ tiếp theo, chú ý không:

  • Đặt mình ở vị trí mà đầu bạn lại thấp hơn tim bạn.

  • Cố gắng quá sức.

  • Hỉ mũi.

Những loại thực phẩm dành cho mẹ bầu khi bị chảy máu cam

1. Thực phẩm giàu vitamin K

Tình trạng chảy máu cam xảy ra có thể là do thiếu hụt lượng vitamin K trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin K sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh chảy máu cam. Các loại thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

  • Lúa mì

  • Ngũ cốc

  • Phô mai sống, bơ sữa tươi

  • Một số loại rau xanh như cải bó xôi, húng quế, măng tây, bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn

mang thai bị chảy máu cam
Trong ngũ cốc có chứa nhiều vitamin K giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam rất hiệu quả

2. Các loại thực phẩm giàu Kali

Kali là một trong những chất khoáng vi lượng giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông trong cơ thể. Nếu các mẹ bị thiếu hụt lượng Kali, cơ thể sẽ bị mất nước. Điều này dẫn đến hiện tượng các mô và mao mạch máu trong cơ thể, đặc biệt mao mạch máu dưới niêm mạc mũi có thể bị khô rát, dễ kích ứng và gây chảy máu. Do đó, để cải thiện chảy máu cam các mẹ có thể ăn những loại trái cây có chứa nhiều Kali như quả bơ, cà chua, cà rốt, chuối, cá, sò, nghêu …

Ăn dứa khi mang thai có tốt cho mẹ bầu không?

bị chảy máu cam khi mang thai
Bơ là nguồn cung cấp dồi dào Kali

3. Vitamin C

Vitamin C là hoạt chất giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen – một thành phần chính trong các mô liên kết ở da và mạch máu. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam là do cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn vitamin C. Do đó, để tăng cường sức bền vững của mạch máu và ngăn ngừa chảy máu, các mẹ nên bổ sung cho khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Các loại thực phẩm chứa lượng lớn Vitamin C:

  • Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, bưởi.

  • Ớt chuông, dứa là những thực phẩm đứng đầu danh sách thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C

  • Một số loại trái cây mọng nước như việt quất, dâu tây, phúc bồn tử, …

chảy máu cam ở phụ nữ mang thai
Các loại trái cây thuộc cam, quýt, bưởi chứa rất nhiều vitamin C

4. Các loại thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt khiến cơ thể không tạo ra đủ lượng huyết sắc tố cần thiết dẫn đến tình trạng thiếu máu và nhiều rối loạn liên quan khác gây chảy máu cam. Do đó, các mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa sắt để giúp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, thịt dê,… hay các loại hải sản như sò huyết, tôm,… sẽ giúp bổ sung sắt cho bạn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung sắt từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, mật mía.

Uống nước mía khi mang thai là tốt hay là không tốt?

Cách phòng tránh tình trạng chảy máu cam trong giai đoạn thai kỳ

Mặc dù chảy máu cam là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ nhưng bạn có thể phòng tránh chảy máu cam khi mang thai bằng các biện pháp sau:

  • Mẹ bầu nên hạn chế ở trong môi trường khô nhất là vào mùa đông, vào các mùa thời tiết hanh khô, mẹ nên tạo không khí ẩm cho căn phòng của mình.

  • Tránh ngủ lâu ở phòng quá nóng.

  • Bổ sung nhiều nước để giúp giữ ẩm màng nhầy trong mũi.

  • Tránh vận động quá mạnh, hít thở nhẹ nhàng.

  • Không nên dùng tay che miệng khi hắt hơi.

  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với khói thuốc hoặc các chất kích ứng.

  • Bạn có thể giữ ẩm cho mũi bằng dầu bôi hoặc sáp được mua ở tiệm thuốc tây.

  • Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam bằng cách nhỏ dung dịch nước muối loãng vào mũi.

  • Tránh lạm dụng thuốc hoặc thuốc xịt mũi vì có thể gây kích ứng mũi của bạn.

Khi nào mẹ bầu bị chảy máu cam cần đến sự chăm sóc từ y tế

Thường tình trạng phụ nữ mang thai bị chảy máu cam là bệnh lành tính tuy nhiên khi gặp phải một số dấu hiệu kèm theo vẫn cần đến sự hỗ trợ từ y tế. Trong trường hợp hạn hữu, chảy máu cam có thể là triệu chứng của tình trạng bệnh tiềm ẩn. Vì phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tiểu đường và đột quỵ nên cần tìm đến sự hỗ trợ từ y tế ngay lập tức nếu bà bầu bị chảy máu cam đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Bà bầu cảm thấy đau ngực dai dẳng hoặc thở khó khăn đi kèm với chảy máu cam. Nó có thể chỉ vì sự lo lắng gây nên cảm giác khó chịu, nhưng đau kéo dài hoặc nghiêm trọng thì cần được kiểm tra ngay.

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sau khi gặp chấn thương đầu gây chảy máu cam.

  • Phụ nữ mang thai bị chảy máu cam đi kèm các triệu chứng mệt mỏi, cảm thấy lâng lâng, hoặc nhầm lẫn thì nên được điều trị càng sớm càng tốt.

  • Bà bầu cần đi cấp cứu ngay nếu chảy máu cam dẫn đến mất ý thức, mặt mày tái nhợt.

  • Lưu lượng máu lớn và chảy máu không thể kiểm soát sau 30 phút.

Một số triệu chứng tuy không khẩn cấp nhưng cũng cần được theo dõi thường xuyên từ bác sĩ chăm sóc trong suốt thai kỳ.

Trên đây là những thông tin mà tuthuoc24h.net tổng hợp và chia sẻ với các bạn về tình trạng chảy máu cam khi mang thai. Hy vọng qua bài viết các mẹ sẽ trang bị cho mình những kiến thức  cơ bản để xử lý nếu chẳng may bị chảy máu cam trong giai đoạn mang thai. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Tuthuoc24h