Parkinson là hiện tượng rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Bệnh tiến triển và ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian. Khi người bệnh Parkinson giai đoạn cuối, người thân nên chăm sóc đúng cách để có thể khắc phục tình trạng bệnh.
Giai đoạn phát triển của bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có 5 giai đoạn chính và các triệu chứng cũng tiến triển từ nhẹ đến nặng theo từng giai đoạn này. Đa số các bệnh nhân sẽ trải qua lần lượt từng giai đoạn, song có một người có thể bỏ qua một vài giai đoạn và tiến đến giai đoạn cuối.
Một số bệnh nhân có thể trải qua các giai đoạn với thời gian chậm, ít triệu chứng nhưng cũng có người xuất hiện các triệu chứng nặng và tiến triển nhanh. Điều này có thể xuất phát từ chính sự chăm sóc, điều trị và kiểm soát bệnh chưa được tốt.
Giai đoạn 1: Các triệu chứng ảnh hưởng một bên cơ thể
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh Parkinson chưa rõ rệt, người bệnh chỉ hơi run hoặc lắc chân tay. Đôi khi một số tư thế trên cơ thế bị đơ và yếu. Lúc này, bệnh nhân có thể chưa phát hiện ra bệnh vì các triệu chứng còn nhẹ.
Giai đoạn 2: Các triệu chứng tạo ảnh hưởng lên hai bên cơ thể
Bước vào giai đoạn hai, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng về vận động, có thể gặp khó khăn trong đi lại, giữ cân bằng. Các hoạt động bình thường như mặc quần áo, tắm gội, dọn nhà cũng có thể gặp khó khăn.
Tuy nhiên, giia đoạn này vẫn chưa ảnh hưởng nhiều cuộc sống của bệnh nhân dù có một vài khó khăn trong sinh hoạt.
Khi bước sang giai đoạn hai, người bệnh bắt đầu điều trị bằng thuốc (thuốc vận chủ dopamine). Loại thuốc này sẽ giúp kích hoạt các dopamine trong não, giúp các chất dẫn truyền thần kinh di chuyển và truyền tín hiệu đến não tốt hơn.
Giai đoạn 3: Các triệu chứng biểu hiện rõ hơn
Đây là giai đoạn giữa của bệnh Parkinson, các triệu chứng đã trở nên rõ ràng, người bệnh cũng gặp một số khó khăn trong việc đi lại và các hoạt động thể chất khác. Mặc dù có thể dễ bị ngã khi di chuyển nhưng giai đoạn này chưa cần sự hỗ trợ đi lại từ người khác.
Giai đoạn 4: Triệu chứng nghiêm trọng, hoạt động khó khăn, cần sự hỗ trợ từ người khác
Giai đoạn bốn được coi là bắt đầu giai đoạn cuối của bệnh, các triệu chứng tiến triển nhanh và nặng hơn. Cơ thể có dấu hiệu suy nhược, cứng cơ, vận động chậm rõ ràng, gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh.
Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh bắt đầu cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ người thân dù có thể thực hiện được những việc bình thường.
Giai đoạn 5: Ngồi xe lăn thậm chí nằm liệt giường
Giai đoạn 5 là giai đoạn nặng nhất của bệnh Parkinson. Người bệnh gặp khó khăn trong cử động hay thực hiện bất kì hoạt động bình thường nào trong cuộc sống. Người bệnh cũng dễ dàng bị căng cứng cơ bắp, vấp ngã khi đi bộ hoặc xoay người. Khi đó, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
Ngoài ra, ở giai đoạn cuối người bệnh có thể xuất hiện ảo giác, ảo tưởng cao nên cần người bệnh giúp đỡ cả ngày lẫn đêm.
Mức độ nguy hiểm khi người bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Như tiến trình ở trên, giai đoạn 4 và 5 chính là giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Lúc này chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm rất nhiều và người bệnh có thể bị mất trí nhớ, không vận động được. Nếu bệnh không được kiểm soát, bệnh nhân rất có khả năng bị nhiễm trùng do không di chuyển được.
Mặc dù bệnh Parkinson không nguy hiểm, nhưng ở giai đoạn này cơ thể người bệnh bị suy yếu, rất dễ dẫn đến tử vong khi bị viêm phổi, nhiễm trùng,… Vì thế, chỉ cần kiểm soát được bệnh, bênh nhân vẫn có thể sống bình thường dù gặp trở ngại cử động.
Xem thêm: cách chữa bệnh parkinson
Chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Tập luyện vật lý trị liệu
Bước vào giai đoạn cuối, điều trị bằng thuốc có ít hiệu quả với người bệnh. Cơ bắp bị căng cứng ở giai đoạn này rất phổ biến và người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, nguy cơ ngã cao. Vì thế, tập trị liệu là phương pháp giúp người bệnh có thể cải thiện di chuyển.
Hãy để người bệnh làm các việc đơn giản như mặc quần áo, chải đầu,… dưới sự giúp đỡ của người thân để giúp người bệnh tự tin và thoải mái dù mất nhiều thời gian để thực hiện.
Dùng đồ ăn mềm, dễ nuốt
Trong giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân Parkinson rất dễ bị nghẹn ứ, khó nuốt và có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi. Vì thế, người thân ưu tiên cho bệnh nhân sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp,…
Duy trì uống thuốc đều đặn
Người bị Parkinson rất dễ dẫn đến mất trí nhớ, hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng,… Do đó, người nhà phải sát sao, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc điều trị thường xuyên. Đồng thời quan tâm, trò chuyện để giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng.
Ngoài ra, người nhà có thể tham khảo thêm một số sản phẩm bổ trợ đến từ thảo dược tự nhiên như thiên ma, cầu đằng. Hai loại thuốc Đông y có tác dụng trong việc an thần, giúp người bệnh thoát khỏi trầm cảm, lo lắng. Đồng thời, chúng còn giúp bổ sung các tiền chất nuôi dưỡng não bộ, làm tăng gián tiếp nồng độ dopamine nội sinh. Từ đó người bệnh có thể cải thiện tình trạng co cứng cơ khớp, nuốt nghẹn, nói khó, giảm run tay chân và hạn chế nguy cơ trầm cảm trong bệnh Parkinson.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học cho người bệnh. Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ rau củ quả, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối rất cần nhiều sự theo dõi và chăm sóc từ người thân. Vì thế, kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của bệnh giúp người bệnh duy trì cuộc sống ổn định.
Xem thêm: người bệnh parkinson sống được bao lâu
TuThuoc24h