Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính tiến triển, thường thấy ở người cao tuổi, xu hướng mắc bệnh tăng lên do tuổi thọ trung bình tăng. Vậy bệnh này phải áp dụng phương pháp điều trị parkinson như thế nào? Cùng tìm hiểu xem
Bệnh Parkinson là gì
Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa. Khi các tế bào não không còn kiểm soát được vận động của cơ bắp, người bệnh sẽ đi đứng khó khăn, cử động chậm chạm, tay chân run cứng.
5 giai đoạn của bệnh parkinson
+ Giai đoạn 1: Run xuất hiện ở một bên cơ thể.
+ Giai đoạn 2: Run cả hai bên của cơ thể.
+ Giai đoạn 3: Giảm phản xạ và khó giữ thăng bằng .
+ Giai đoạn 4: Người bệnh vẫn có thể tự đứng và đi được một đoạn ngắn.
+ Giai đoạn 5: Không thể đi lại, cần xe lăn hoặc nằm liệt giường.
Trong số đó, giai đoạn 4 và 5 chính là giai đoạn cuối của bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
Thực tế, khái niệm “bệnh Parkinson giai đoạn cuối” được các bác sĩ và chuyên gia thường gọi là “bệnh Parkinson giai đoạn muộn”. Đối với Parkinson giai đoạn muộn dù không đe doạ trực tiếp tới tính mạng nhưng gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh. Khi đó, khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế trầm trọng và cũng gây ra nhiều biến chứng. Đối mặt với nguy cơ té ngã cao tới 40 - 70% ngay cả khi đang sử dụng các phương pháp điều trị. Mọi công việc đều cần phải có người hỗ trợ.
Vì vậy, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị tích cực từ khi bệnh mới bắt đầu để kiểm soát tốt các triệu chứng, tránh để bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm: bệnh Parkinson sống được bao lâu
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Bệnh Parkinson gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hằng ngày của người bệnh. Bệnh tăng lên từ từ không ngừng, nhưng nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đa số bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống và công việc trong rất nhiều năm.
Cho tới nay, y học hiện đại cũng chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Ngoài việc dùng thuốc thì các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên phối hợp với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, chú trọng vào tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp… Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ như phương pháp kích thích não sâu. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể tham khảo trong việc điều trị bệnh Parkinson
Tập thể dục:
Ngoài việc dùng thuốc, tập thể dục được coi là rất quan trọng để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson. Tập thể dục giải phóng dopamine vào cùng những vùng não như được kích thích bởi thuốc. Điều đó giúp ích cho các vấn đề về vận động như cứng, run và cứng đơ cơ bắp
Mỗi ngày, nên đi bộ hoặc lao động nhẹ nhàng 30 – 45 phút để tăng độ linh hoạt cho cơ thể. Vận động giúp tăng khối cơ, giảm mỡ, đảm bảo cơ thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn. Đây cũng là cách đơn giản giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng một cách tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập giúp giảm run chân tay nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…
Các bài tập như đi bộ, tập với ghế, tập vận động thân trên và thân dưới sẽ giúp hạn chế co cứng và mất thăng bằng. Người bệnh lưu ý khi đi bộ nên đi từng bước một, nhấc cao chân giống như đang bước qua vật cản phía trước, tập đi tiến, đi lùi để tăng khả năng vận động của cơ thể.
Các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, tập hít sâu thở chậm… sẽ giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm lo lắng, trầm cảm.
Tập luyện tư thế tốt như ngồi trên ghế, bò, quỳ. Tập luyện dáng đi với bước dài và tay đong đưa cầm bóng, bắt bóng, hoặc có thể nặn đất, xếp hình…để tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu. Lưu ý trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu. Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của kỹ thuật viên, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.
Lưu ý khi tập luyện: Không nên di chuyển quá nhanh và luôn cố bấu chặt ngón chân xuống mặt sàn. Nếu cảm thấy không vững, bạn nên dừng tập và điều chỉnh tư thế, hãy luôn nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống chân khi đi bộ.
Ăn uống lành mạnh:
Với người bệnh Parkinson, chế độ ăn rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cung cấp các dưỡng chất cho tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa và cải thiện các biến chứng trên đường tiêu hóa như táo bón… do bệnh gây ra. Cụ thể như sau:
+ Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ
+ Uống nhiều nước giúp gan tăng cường thải độc.
+ Hạn chế cholesterol có trong đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ…
+ Chuẩn bị các món ăn mềm như súp, cháo… để giúp người bệnh nhai, nuốt dễ dàng hơn.
+ Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích
+ Ăn thật chậm, nhai thật kỹ và không ăn trong tư thế nằm.
+ Ăn tăng cường chất chống oxy hóa, chống viêm: Chất chống oxy hóa, chống viêm giúp ngăn chặn lão hóa, thoái hóa não, hỗ trợ làm giảm run. Nguồn dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh, trái cây, quả hạch, cá biển…
Lưu ý cách chế biến: Cách chế biến rất quan trọng để đảm bảo không bị mất dinh dưỡng và không tạo ra các sản phẩm độc hại. Chẳng hạn, bạn nên dùng mỡ động vật để chiên rán vì chúng không bị biến tính ở nhiệt độ cao như dầu thực vật. Hoặc với các món rau, nên luộc chín tới để tránh mất vitamin.
Thư giãn: Tham gia các lớp học như thiền, yoga, đi bộ, sau có thể mở rộng tham gia khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội…
Đến các trung tâm vật lý trị liệu để được massage, châm cứu thư giãn. giảm triệu chứng đau, tê, mỏi ở người Parkinson. Mục đích của vật lý trị liệu là làm giảm tính co cứng và tập luyện các cử động nhịp nhàng và điều hợp để duy trì sự hoạt động thể chất, từ đó tạo ảnh hưởng tốt đối với tâm lý của người bệnh.
Liệu pháp xoa bóp, massage trị liệu đã được chứng minh là có thể giúp giảm cứng và đau trong bệnh Parkinson. Massage giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Châm cứu: Ở một số người, châm cứu có vẻ giúp giảm run, cứng cơ và đau.
Trị liệu nghề nghiệp: Các chuyên gia trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo hoặc đánh răng. Bạn có thể học cách sử dụng các công cụ thích ứng, như dụng cụ để kéo khóa kéo hoặc cài khuy áo.
Trị liệu nuốt: Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể giúp cải thiện khả năng nuốt, hoặc ít nhất là giúp người bệnh học cách sống với những khó khăn khi nuốt do bệnh Parkinson.
Nghe nhạc cũng là một trong những phương pháp giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm do Parkinson.
Bởi vì nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa có kết quả nghiên cứu rõ ràng nên cách để phòng ngừa căn bệnh này vẫn là một ẩn số. Cần theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Quan trọng hơn cả chính là tâm lý của người bệnh, người bệnh không nên căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều về bệnh tình mà suy sụp tinh thần, gây ảnh hưởng xấu đến bệnh cũng như cơ thể, mà người bệnh cần phải suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Hi vọng rằng với những thông tin về cách điều trị bệnh Parkinson trên đây, những người không may mắc phải bệnh sẽ có được những hướng chăm sóc cho bản thân một cách khoa học nhất nhé!
Xem thêm: bệnh Parkinson ở người trẻ
TuThuoc24h.net