Parkinson là một bệnh thoái hóa tiến triển của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi sự mất đi hàng loạt các tế bào trong vùng não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Mặc dù, hầu hết mọi người đều quan niệm rằng bệnh Parkinson chỉ gặp ở người trên 60 tuổi, nhưng thực tế nó có thể xảy ra với những người dưới 45 tuổi và được gọi là Parkinson ở người trẻ.
Bệnh Parkinson có di truyền không?
Khi chất dãn dây truyền thần kinh Dopamin bị suy giảm và thoái hóa dần trong các tế bào thần kinh thì con người có nguy cơ mắc bệnh Parkinson rất cao. Sau nhiều năm nghiên cứu thì các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.
Nếu xét về yếu tố góp phần phát triển bệnh thì bao gồm yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống xung quanh. Về môi trường xung quanh: nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại có trong thuốc trừ sâu, sơn, chất bảo quản thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Về di truyền, nếu một người nào đó có người thân trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ bị mắc bệnh Parkinson thì nguy cơ người đó mắc bệnh này cao hơn 3 lần so với những người không có người thân mắc bệnh. Thậm chí trong nhiều trường hợp nguy cơ có thể tăng 10 lần nếu trong mối quan hệ trực hệ.
Theo nghiên cứu thì các nhà khoa học chỉ ra một số đột biến gen bao gồm alpha- synuclein và nhiều gen khác gây ra bệnh. Hiện nay thì một số người mắc bệnh Parkinson do di truyền chiếm từ 4- 5 % tổng số người mắc bệnh, đây không phải là con số quá lớn nhưng bạn cũng cần hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.
Từ sự lý giải trên thì tốt nhất những ai có người thân gia đình mắc bệnh Parkinson nên chủ động có biện pháp phòng ngừa bệnh sớm bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu chất chống oxy hóa, chống viêm để bảo vệ não bộ, bao gồm các thực phẩm như ớt, cà chua, cần tây, cải bó xôi, táo, chuối,... Với điều kiện các thực phẩm sạch, không bị tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người trẻ
Di truyền học
Hầu hết mọi người mắc bệnh Parkinson đều có sự tương tác của các yếu tố di truyền tiềm ẩn và môi trường. Trong đó di truyền, cụ thể là các gen đột biến đóng vai trò quan trọng hơn trong sự khởi phát sớm bệnh Parkinson. Các nhà khoa học đã xác định được một số đột biến gen liên quan đến bệnh Parkinson, bao gồm alpha- synuclein và nhiều gen khác. Họ hy vọng rằng việc phát hiện các gen liên quan đến bệnh Parkinson sẽ giúp xác định phương pháp mới để điều trị căn bệnh này.
Môi trường
Tiếp xúc với một số độc tố nhất định trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng parkinson (chẳng hạn như MPTP, mangan kim loại,...) ở những người nhạy cảm về mặt di truyền.
Ti thể
Một số nghiên cứu cho thấy ti thể có tham gia vào sự phát triển của bệnh Parkinson. Ti thể là những thành phần sản xuất năng lượng của tế bào, và sự bất thường trong ti thể là nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của màng tế bào, protein, ADN và các phần khác của tế bào. Những thay đổi liên quan đến stress oxy hóa cũng được phát hiện trong não bộ của người bệnh Parkinson.
Những gen có liên quan
Alpha- synuclein là gen đầu tiên được xác định có liên quan đến bệnh Parkinson. Từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã nghiên cứu hồ sơ di truyền của các gia đình có người mắc bệnh Parkinson và thấy rằng bệnh của họ có liên quan đến sự đột biến gen alpha- synuclein. Mối liên kết này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu năm 2003 của các nhà nghiên cứu di truyền về bệnh Parkinson.
Ngoài gen alpha- synuclein, các gen khác liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm: Parkin, DJ-1, PINK1, LRRK2, DJ-1, PINK1, và GBA- gen tạo ra enzyme glucocerebrosidase. Đột biến ở gen GBA gây bệnh Gaucher ( căn bệnh khiến axit béo, dầu và steroid tích tụ trong não) và những thay đổi trong gen này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson?
Bạn có rủi ro cao hơn mắc tình trạng nếu đang gặp những điều kiện sau đây:
Tuổi tác
Bệnh thường bắt đầu trong khoảng giữa và cuối cuộc đời. Mọi người thường phát triển bệnh từ khoảng 60 tuổi trở lên.
Yếu tố di truyền
Người thân bị bệnh Parkinson sẽ làm tăng cơ hội phát triển của bệnh. Tuy nhiên rủi ro vẫn còn ít, trừ khi bạn có nhiều người thân trong gia đình của bạn mắc bệnh Parkinson.
Giới tính
Đàn ông có nhiều khả năng phát triển bệnh Parkinson hơn phụ nữ.
Tiếp xúc với độc tố
Tiếp xúc liên tục với độc tố như thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể đặt bạn vào nguy cơ tăng nhẹ mắc bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson ở người trẻ không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bất cứ ai không may mắc bệnh. Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và khắc phục nhé!
Xem thêm: Điều trị bệnh parkinson, chữa bệnh Parkinson bằng đông y
TuThuoc24h