Parkinson là một bệnh lý thoái hóa thần kinh do thiếu hụt dopamine trong não bộ và phần lớn xảy ra ở người già. Do đó, câu hỏi "người bệnh Parkinson sống được bao lâu" luôn là nỗi trăn trở của nhiều người. Trước đây, người bệnh Parkinson chỉ sống được 7 – 8 năm, tuy nhiên con số này đã tăng lên 20 năm ngày nay. Để đạt được mức tuổi thọ như vậy, người bệnh cần phải tuân thủ một số nguyên tắc điều trị.
Người bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Không có một con số chính xác nào nói về tuổi thọ của người bệnh Parkinson kể từ khi phát hiện bệnh. Con số này phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ và tiền sử các bệnh suy tim, huyết áp, tiểu đường,… một vài yếu tố khiến bệnh có thể nặng hơn.
Trung bình một người bị bệnh Parkinson có thể sống 10, 15 năm thậm chí hơn 20 năm nếu sử dụng thuốc đầy đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp kiên trì rèn luyện, ăn uống khoa học và kiểm soát các bệnh mắc kèm. Hiên nay, các biểu hiện run, cứng cơ của người Parkinson có xu hướng tăng lên, hãy thường xuyên đến bệnh viện tái khám để được thay đổi loại thuốc và điều chỉnh liệu lượng phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người bệnh Parkinson
Người mắc bệnh Parkinson thông thường sẽ trải quaddur 5 giai đoạn, với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, có vài người bệnh tiến triển nhanh hơn sẽ bỏ qua một hai giai đoạn tiến vào giia đoạn cuối luôn. Thông thường mất 1 đến vài năm để người bệnh chuyển từ giai đoạn này sang đoạn cao hơn.
Khi người bệnh Parkinson bước vào giai đoạn cuối, người bệnh Parkinson đối mặt một vài biến chứng nguy hiểm, cụ thể chứng khó nuốt. Các cơ căng cứng khiến cho việc nuốt trôi thức ăn trở nên khó khăn, có thể đi vào đường hô hấp, gây viêm phổi hoặc thậm chí tử vong. Do đó, giai đoạn này hãy cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu.
Thể trạng suy kiệt cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người Parkinson. Bên cạnh chứng khó nuốt, giai đoạn cuối còn gặp biến chứng với hoạt động của hệ tiêu hóa: nhu động ruột giảm, hấp thụ thức ăn giảm. Hơn thế nữa, người bệnh kén ăn, ăn không ngon miệng lâu ngày dẫn tới cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, vì thế dẫn tới tử vong. Ngoài ra, té ngã và chấn thương có thể gia tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh nhưng hiếm gặp hơn.
Yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của người Parkinson
Ý chí chiến đấu với bệnh tật, muốn được sống lâu hơn là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ đầu tiên. Quá trình điều trị bệnh khổ cực, mặc cảm vì trở thành gánh nặng cho gia đình, tác dụng phụ của thuốc (làm giảm trí nhớ, gây ảo giác, hoang tường) khiến người bệnh Parkinson dễ dàng từ bỏ quyền được sống.
Thứ hai, môi trường sống của người bệnh cũng ảnh hưởng đến sự diễn tiến bệnh. Đặc biệt những gia đình ở gần khu bị ảnh hưởng bởi hóa chất, rác thải nhà máy, thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ trong thực phẩm,… tình trạng bệnh có thể gia tăng nghiêm trọng hơn, do gây ức chế nồng độ dopamine trong não bộ. Từ đó kích thích sản sinh các gốc tự do có hại, làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Làm sao để nhận biết tình trạng trở nặng của bệnh Parkinson?
Trong 3 giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh Parkinson sẽ xuất hiện ở một bên cơ thể, sau đó lần lượt ảnh hưởng bên còn lại. Các triệu chứng điển hình giai đoạn này là: run chân tay, đi lại, giữ thăng bằng bắt đầu khó khăn. Những triệu chứng này chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thể chất, người bệnh chưa cần lệ thuộc vào người thân để giúp đỡ trong cuộc sống.
Bước sang 2 giai đoạn cuối, triệu chứng thuộc về chi dưới rõ ràng hơn: cơ thể dễ té ngã, run toàn thân, khó khăn đi lại, ngồi một chỗ hoặc dùng xe lăn. Các hoạt động thường ngày phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Tâm lý người bệnh trở nên nhạy cảm, hay suy nghĩ, kém minh mẫn, trí nhớ kém, dễ trầm cảm, ảo giác và hoang tưởng.
Tiến vào giai đoạn này, thuốc điều trị bắt đầu có hiện tượng nhờn hoặc ít có tác dụng. Bác sĩ sẽ phải điều chỉnh liều lượng dùng thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Điều này có thể giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nhưng lại sản sinh mệt mỏi và nguy cơ cao đốt mặt với tác dụng phụ.
Thay đổi thói quen giúp người bệnh Parkinson sống thọ hơn
Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ cần kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh vẫn có thể sống tới vài chục năm. Một số thói quen sau sẽ giúp người bệnh sống lâu hơn đó!
1. Chủ động tìm hiểu tất cả các thông tin về tiến trình phát triển bệnh của mình
Hiểu biết chính là vũ khí giúp bạn chủ động chiến thắng mọi bệnh tật, nhất là căn bệnh Parkinson. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết, tin cậy về bệnh của mình, đặt ra một lộ trình điều trị thích hợp cho bản thân.
2. Tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ
Gặp bác sĩ ngay khi bản thân xuất hiện các triệu chứng bệnh. Phát hiện và điều trị sớm có thể kéo dài thời gian tại mỗi giai đoạn. Khi điều trị không được tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng sử dụng.
Ngoài ra, có thể hỏi bác sĩ tư vấn để kết hợp một số loại thuốc Đông y: Thiên Ma, Câu Đằng. Hai loại thảo dược quý này có thể hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân, giảm co cứng và hạn chế biến chứng, tác dụng phụ của thuốc Tây. Theo các nghiên cứu, Thiên Ma, Câu Đằng có chứa hoạt chất có tác dụng giống tiền chất dinh dưỡng trong tế bào thần kinh, giúp ổn định tính dẫn truyền và ngăn ngừa quá trình lão hóa não bộ. Sử dụng lâu dài giúp cơ thể cải thiện giấc ngủ, điều chinhr rối loạn, tình trạng táo bón, run tay chân, co cứng cơ khớp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
3. Thay đổi lối sống
Một lối sống yêu đời tích cực sẽ giúp người bệnh cảm thấy sống có ý nghĩa hơn. Hãy làm điều bạn thích, tham gia các hoạt động ngoài trời, đi du lịch, tham gia các câu lạc bộ, học một môn thể thao mới như khiêu vũ, bơi lội,… Việc tiếp xúc xã hội sẽ giúp người bệnh ngày càng lạc quan và tăng ý chí chiến đấu bệnh tật.
Bên cạnh đó, dành 30 phút mỗi ngày tập một số liệu pháp trị liệu như: bóp tay với bóng cao su mêm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh… để cải thiện triệu chứng co cứng, run tay chân, giúp cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn. Đồng thời, các bài tập trên còn giúp giải tỏa căng thẳng, hạn chế suy nghĩ bi quan, căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
4. Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như hạt điều, hạnh nhân, cà rốt dâu tây, mận… để giúp tăng cường bảo vệ não bộ. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả và ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần. Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, chất kích thích, rượu bia, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, da nội tạng động vật.
Ngoài ra, không nên thức quá khuya, ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ ngày để cải thiện giấc ngủ và trí nhớ của bạn. Người nhà cũng hãy trò chuyện và quan tâm nhiều hơn đối với người bệnh giúp họ giảm căng thẳng và lo nghĩ.
Như vậy, người bệnh Parkinson sống được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chiến đấu với căn bệnh và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Có thể thấy thuốc là phương pháp điều trị không thể thiếu để bổ sung lượng dopamine thiếu hụt trong não. Nhưng theo thời gian, cơ thể sẽ xuất hiện biểu hiện nhờn thuốc. Vì thế, một lối sống lành mạnh, khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh Parkinson nâng cao hiệu quả điều trị và sống lâu hơn.
Xem thêm: điều trị bệnh parkinson, cách chữa bệnh Parkinson bằng đông y
TuThuoc24h