Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa, xuất hiện ở tay, chân gây khô da, nứt nẻ, bong tróc, làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và có khả năng xảy ra biến chứng. Chính vì vậy, việc hiểu rõ các triệu chứng; nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị hợp lý là điều rất cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có.
Bệnh á sừng là gì?
Đây một bệnh ngoài da rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh hường tái phát hoặc trở nặng vào mùa đông khi thời tiết lạnh và hanh khô. Bệnh á sừng xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau; nhưng chủ yếu là đầu ngón chân, gót chân, kẽ chân, đầu ngón tay và có thể gặp ở cả da đầu. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở một hay nhiều vùng da cùng lúc.
Triệu chứng của bệnh á sừng
Đối với bệnh á sừng ở tay, chân thì vùng da thường khô, thô ráp, có biểu hiện bong tróc da, nứt nẻ, xuất hiện các vảy. Có một số biểu hiện cụ thể ở á sừng tay như sau:
- Khi mắc bệnh, làn da tay nhất là vùng da trong lòng bàn tay có biểu hiện khô, nứt nẻ theo các đường tay.
- Các lớp bong tróc, các mảng vảy màu trắng xuất hiện không đều, thành từng mảng. Nếu bóc lớp da này ra lại xuất hiện một lớp khác và làm da dễ bị tổn thương.
- Da tay bị dày lên, căng và hoạt động rất khó khăn.
- Phần lớn bệnh thường bị ở 1/3 bàn tay trước sau đó lan ra cả bàn tay nếu không được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận.
Các triệu chứng á sừng còn có sự khác biệt theo mùa và đặc biệt trở nặng hơn vào mùa đông nên còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông. Nếu mùa hè da chỉ ngứa, nổi mụn nước, đau rát khi ra nhiều mồ hôi, thì mùa đông da trở nên khô hơn, nứt nẻ, thậm chí chảy máu, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt.
Ngoài ra, á sừng da đầu và da mặt thường dễ nhầm lẫn là bệnh vảy nến, với các triệu chứng: Da đầu khô, có vảy trắng thành từng mảng, ngứa, tổn thương lan dần xuống mặt và toàn thân.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Do nhiễm khuẩn
Các vết thương ngoài da như trầy xước nếu không được vệ sinh đúng cách có thể khiến các vi khuẩn xâm nhập. Bệnh á sừng từ đó có thể xuất hiện và chuyển biến nặng hơn.
Nguồn nước ô nhiễm
Nước là tác nhân trực tiếp gây nên các bệnh lý ngoài da. Nguồn nước bị ô nhiễm ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại tác động trực tiếp lên da tay gây bong tróc; kích ứng dẫn đến bệnh á sừng.
Thời tiết thay đổi
Vào mùa hè oi nóng hay mùa đông thời tiết khô hanh làm mất cân bằng độ ẩm trên da. Vi khuẩn khi này dễ xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm kèm các triệu chứng của á sừng.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Vitamin A, C, D, E đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe làn da. Khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, hệ miễn dịch sẽ suy giảm khiến tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập hơn. Làn da yếu ớt dễ mắc phải những bệnh lý ngoài da khó chữa.
Cơ địa mẫn cảm
Hệ thống miễn dịch suy yếu cộng với làn da quá nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường gây dị ứng như nguồn nước bẩn, lông chó mèo; các chất liệu gây kích ứng như vải sợi tổng hợp, giày dép có chất liệu nylon hoặc các chất gây kích ứng như chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng… chính là tác nhân gây bệnh á sừng ở tay.
Một vài nguyên nhân khác trong sinh hoạt
- Cọ xát gót chân hoặc ngón chân vào giày liên tục trong lúc di chuyển.
- Tiết mồ hôi quá nhiều khiến da bị ẩm ướt, sau đó khô đi nhanh chóng; đặc biệt là vào mùa đông gây ra hiện tượng khô, nứt nẻ.
Bệnh á sừng có lây không?
Mặc dù bệnh á sừng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, khiến da nứt nẻ, chảy máu khá đáng sợ, nhưng lại không phải là căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Á sừng cũng không gây phát tán virus, vi khuẩn vào không khí. Vì thế, có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với bệnh nhân á sừng mà không cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Tuy nhiên, bệnh á sừng có thể lây lan nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện mắc á sừng, bệnh nhân cần điều trị sớm để tránh bệnh lan rộng và dẫn tới biến chứng.
Tuy nhiên, bệnh á sừng có thể lây lan nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện mắc á sừng, bệnh nhân cần điều trị sớm để tránh bệnh lan rộng và dẫn tới biến chứng.
Biến chứng không lường của bệnh á sừng nguy hiểm đến sức khỏe con người
Bệnh á sừng mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tận gốc sẽ dễ nhiễm trùng và tái nhiễm dai dẳng, hạn chế chức năng của da, gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:
Nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da do á sừng
Á sừng gây dày da, bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi và các chất cặn bẩn không thể thoát ra ngoài, gây ngứa – gãi dẫn đến tổn thương, nứt toác, viêm da, nhiễm khuẩn, bội nhiễm da.
Tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn tụ cầu vàng; vi khuẩn mủ xanh gây tổn thương da nghiêm trọng; tăng nguy cơ hoại tử da gây đau đớn và khó điều trị dứt điểm. Đối với bệnh nhân á sừng thì đây là biến chứng đáng sợ.
Á sừng biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm
Khi vùng nhiễm trùng rộng, vi khuẩn lợi dụng “vết nứt” trên da, xâm nhập vào máu gây ra nhiễm khuẩn huyết dẫn đến viêm tại các cơ quan có mô liên kết giống nhau như màng tim, màng khớp gây bệnh tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, hạn chế vận động, bại liệt…
Một biến chứng thường thấy nữa của bệnh á sừng nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, liken hóa (da dày lên, đổi màu, bong tróc) gây tổn thương da và rất khó điều trị.
Á sừng gây hạn chế chức năng của da
Lớp sừng trên da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường và hạn chế sự mất nước của biểu bì, giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da.
Nếu lớp sừng bị suy yếu, da sẽ mất đi độ ẩm, da trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ. Á sừng có thể mủ gây mất nước, khô da, mất cân bằng điện trên da. Từ đó làm cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch, mất sức, suy kiệt.
Ngoài ra, các triệu chứng bệnh á sừng gây tổn thương da, dễ để lại sẹo; ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh gặp áp lực tâm lý, ám ảnh, mặc cảm, đảo lộn cuộc sống, công việc, dễ di truyền cho thế hệ sau với tỷ lệ 50 – 60%…
Để tránh các biến chứng nguy hiểm kể trên, bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị á sừng bằng giải pháp phù hợp ngay khi nhận thấy các triệu chứng.
Xem thêm: Bệnh á sừng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Một số biện pháp điều trị bệnh á sừng
Luôn dưỡng ẩm cho da:
Đây là điều tiên quyết nhất đối với điều trị triệu chứng bệnh á sừng. Bạn có thể dùng dầu oliu để thoa lên chân tay, dùng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm mềm da, giữ ẩm cho da.
Bảo vệ vết nứt trên da để tránh tổn thương:
Bạn có thể xịt hoặc bôi acrylate lên vết nứt để giảm đau.
Sử dụng thuốc mỡ theo toa:
Các thuốc thường dùng bao gồm tacrolimus và steroid bôi tại chỗ. Khi bệnh trở nặng, nên dừng thuốc và khám bác sĩ da liễu để có hướng điều trị hợp lý.
Tránh nguy cơ tổn thương lớp sừng da:
Không chọc các mụn nước, bóc da, chà sát, kỳ cọ mạnh vùng da tổn thương. Khi lớp sừng bị tổn thương, da rất dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thứ cấp khiến bệnh lâu lành.
Sử dụng găng tay cao su:
Nếu bạn phải dùng chất tẩy rửa để rửa chén hay lau dọn nhà, da tay của bạn mẫn cảm với các chất tẩy rửa mạnh. Nhớ sử dụng găng tay cao su để hạn chế tiếp xúc với da.
Dùng khăn lau khô:
Sau khi rửa tay chân cần dùng khăn lau khô nhất là các kẽ ngón tay; ngón chân rồi bôi kem dưỡng ẩm cho da.
Không ngâm chân, tay với nước muối:
Dung dịch nước muối có tính ưu trương sẽ làm da khô, căng và dễ nứt nẻ.
Ăn và không nên ăn gì khi bị á sừng?
Nên ăn gì?
Khi bị á sừng, người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin đặc biệt là vitamin A, C, D, E,...có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi như bắp cải, rau ngót, giá đỗ, đậu Hà Lan, cam, quýt, bưởi, đu đủ…
Cá béo, nghêu sò hoặc thịt lợn, các loại hạt, ngũ cốc để bổ sung Omega-3, kẽm – một chất kháng viêm tự nhiên; giúp ngăn ngừa biến chứng viêm da; nhiễm trùng da khi bị á sừng, đồng thời làm mềm những vùng da bị khô; bong tróc.
Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa khô da, đào thải bớt chất độc hại ra khỏi cơ thể. Lượng nước được khuyến cáo mỗi ngày là từ 2 – 2,5 lít nước. Bạn có thể thay thế một phần nước lọc trong ngày bằng nước ép trái cây; trà xanh hay nước canh rau để bổ sung dưỡng chất làm tăng khả năng tái tạo da.
Bệnh á sừng kiêng ăn gì?
Khi mắc bệnh á sừng, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
- Loại gia vị cay nóng
- Rượu, bia, các chất kích thích
- Thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, đậu phộng…
Cách phòng tránh bệnh á sừng tái phát
1/ Áp dụng lối sinh hoạt hợp lý, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
2/Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực, không nên đi bộ quá nhiều.
3/ Chọn giày tất vừa vặn, chất liệu thoáng khí, tránh chọn giày cứng, quá chật làm tổn thương chân. Nhớ thay tất thường xuyên để tránh vi khuẩn nhiễm bệnh.
4/ Bôi kem có chứa dimeticon 4 giờ/lần khi bị bệnh. Hằng ngày, nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm và trước khi đi ngủ để chăm sóc da.
5/ Dành thời gian chăm sóc đôi chân, đặc biệt là các ngón chân và gót chân.
6/ Hạn chế chà sát lên vùng da như bàn chân, bàn tay, đầu ngón chân, gót chân. Không kỳ da quá mạnh, tránh gây tổn thương phần da đầu bằng cách cào, gãi mạnh.
7/ Tránh tiếp xúc trực với hóa chất, chất tẩy rửa cũng là cách giúp tránh nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu… cần đeo bao tay cao su hoặc nhựa.
8/ Không sử dụng xà phòng, sữa tắm, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh để tắm rửa, gội đầu. Nên sử dụng dầu gội phù hợp sẽ giúp phòng tránh bệnh á sừng da đầu.
Bệnh á sừng là một căn bệnh không nguy hiểm tuy nhiên nếu không điều trị hợp lý và kịp thời có thể gây mất thẩm mỹ và xảy ra một số biến chứng không đáng có. Vì vậy, bạn nhớ hãy chăm sóc làn da tay, chân và đầu của mình thường xuyên; cung cấp đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhé!
TuThuoc24h