Bệnh á sừng là tình trạng da tay bị viêm, rất dễ bị bong tróc và gây chảy máu. Bệnh không lây truyền nhưng rất khó điều trị dứt điểm. Cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu về cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian trong bài viết sau nhé!
Những phương pháp dân gian chữa bệnh á sừng phổ biến
Bệnh á sừng là một bệnh lý da liễu phổ biến, khi mắc bệnh vùng da trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những mảng da bị sừng hóa, khô ráp, nứt nẻ, có thể gây chảy máu, đặc biệt là đầu ngón tay và bàn tay khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Để điều trị bệnh á sừng có rất nhiều phương pháp. Trong đó những bài thuốc mẹo dân gian được áp dụng nhiều hơn hết. Bởi các nguyên liệu dễ tìm có sẵn trong thiên nhiên tiết kiệm chi phí; có thể thực hiện tại nhà và đảm bảo lành tính.
Cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt
Trong lá lốt có chứa một số chất có tác dụng làm lành các vết thương; có khả năng sát khuẩn và chống viêm cực hiệu quả. Do đó được sử dụng để chữa bệnh á sừng.
Cách 1: Ngâm hoặc xông hơi với nước lá lốt
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá lốt khoảng 30g, nước sạch 1 lít, muối sạch khoảng 2 – 3 muỗng
Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi. Sau đó đun sôi từ 10 – 15 phút thì tắt bếp để nguội bớt. Sử dụng nước lá lốt này để xông hơi hoặc cũng có thể dùng để ngâm rửa những vùng da bị bệnh á sừng; khô ráp và nứt nẻ. Duy trì thực hiện liên tục trong vòng từ 5-7 ngày để đạt được hiệu quả chữa trị nhất.
Cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt này sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu; đau nhứt do bệnh gây ra.
Cách 2: Đắp lá lốt lên vùng da bị sừng
Nguyên liệu: Lá lốt khoảng 50g, muối tinh sạch khoảng 1-2 muỗng
Cách thực hiện: Lá lốt đem rửa sạch và ngâm lá với thau nước muối pha loãng trong thời gian 15-20 phút. Sau đó vớt lá lốt ra để ráo và cho vào cối sạch giã nát với muối tinh. Kế tiếp đắp lá lốt lên vùng da bị sừng, khô ráp. Đắp trong vòng 30 phút sau đó rửa sạch vùng da lại với nước ấm. Kiên trì thực hiện 5-7 ngày người bệnh sẽ cảm nhận được những cải thiện rõ rệt.
Xem thêm: liệu nếu không chữa dứt điểm, bệnh á sừng có lây không
Sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh á sừng
Trong Đông y lá trầu không được xem là thảo dược có tính ẩm, vị cay nồng; thêm nữa trong lá chứa hàm lượng cao các hoạt chất oxy hóa giúp hỗ trợ làm lành vết thương, kháng khuẩn rất tốt. Vì thế được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt là các bệnh ngoài da bị viêm nhiễm trong đó có bệnh á sừng.
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không khoảng 200g
Cách 1: Đắp lá trầu không lên vùng da bị bệnh
Rửa sạch lá trầu không với nước, sau đó vò nát rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Lưu ý trước khi chà xát lá trầu không nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện sẽ giúp da được an toàn, thuyên giảm cải thiện một số triệu chứng của bệnh á sừng.
Cách 2: Đun nước lá trầu không dùng để tắm, ngâm hoặc rửa sạch vùng da bị á sừng
Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch với nước. Sau đó cho thêm một chút muối vào nồi rồi đun sôi kỹ trong vòng 10-15 phút. Tắt bếp và để nước nguội bớt.
Sử dụng nước lá trầu không pha thêm nước ấm dùng để tắm. Có thể kết hợp với việc dùng bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Ngoài ra cũng có thể dùng nước lá trầu không đun sôi để ngâm tay hoặc xông hơi.
Sử dụng cách này hàng ngày sẽ mang lại tác dụng nhanh chóng làm cải thiện triệu chứng bệnh và chữa khỏi bệnh hiệu quả nhất.
Chữa bệnh á sừng bằng chanh
Chanh đã quá quen thuộc với mọi người chứa hàm lượng chất axit cao, được coi là chất khử trùng tự nhiên. Có công dụng lớn trong việc làm sạch da và diệt khuẩn hiệu quả. Do đó, chanh được sử dụng nhiều trong quá trình điều trị bệnh á sừng.
Nguyên liệu chuẩn bị: 3-4 quả chanh
Cách thực hiện: Cắt chanh thành các lát thật mỏng rồi nhẹ nhàng chà xát lên vùng da á sừng. Một lưu ý cho người bệnh là không đắp chanh lên những vùng da có vết nứt và bị chảy máu. Bởi như vậy, nó sẽ khiến cho vết thương trở nên đau rát hơn. Kiên trì sử dụng sẽ giúp cho vùng da á sừng trở nên chắc khỏe, không còn bong tróc.
Chữa á sừng bằng cây đinh lăng và huyết dụ
Trong cây đinh lăng có chứa hàm lượng rất nhiều các thành phần chất hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các chất alcaloit, vitamin B1, flavonoit, glucozit, các acid amin quan trọng. Điều này khiến đinh lăng trở thành một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị bệnh ngoài da bởi những chất có lợi ấy giúp làm giảm nhẹ triệu chứng sưng viêm ngoài da.
Trong Đông y, cây huyết dụ được biết đến bởi có tính mát; lá cây huyết dụ có chứa hàm lượng cao nhiều hợp chất như phenol, acid amin, đường, anthocyan,... có đem lại hiệu quả trong việc tái tạo làn da. Vì vậy thường được sử dụng trong quá trình điều trị nhiều căn bệnh da liễu khác nhau, trong đó có bệnh á sừng.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá đinh lăng và nửa nắm lá huyết dụ
Cách thực hiện: Cho 2 loại lá này vào một cái ấm, nồi inox hoặc dụng cụ sắc thuốc. Cho thêm 2 chén nước sạch. Đun sôi, sắc lấy nước uống. Lá đinh lăng và lá huyết dụ tốt cho sức khỏe tuy nhiên lại có mùi không mấy dễ chịu nên người bệnh có thể cho thêm chút đường hoặc cam thảo để uống dễ dàng hơn. Thực hiện cách này hàng ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng của bệnh á sừng.
Chữa bệnh á sừng bằng lá chè xanh
Lá chè xanh nổi tiếng với việc hàm chứa lượng chất chống oxy hóa cao, nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó các loại chất này còn giúp sát khuẩn và kích thích tái tạo da. Cho nên được lựa chọn sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian dùng để điều trị bệnh á sừng.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bó chè xanh tươi, một chút muối tinh và nước sạch
Cách thực hiện: Lá chè xanh đem rửa sạch với nước và cho vào nồi cùng với nước, sau đó đun sôi trong khoảng từ 10-25 phút thì tắt bếp để nguội. Khi nước chè sôi thì đừng quên cho một chút muối tinh sạch đã chuẩn bị. Sau khi để nước nguội bớt thì dùng nước chè xanh ngâm những vùng da bị bệnh trong 1h. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm cảm giác ngứa; cũng như tình trạng bong tróc tại nơi bị bệnh.
Chữa bệnh á sừng bằng tỏi
Trong tỏi có khả năng kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ cao. Bên cạnh đó, chất Selen và Vitamin C chứa nhiều trong tỏi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng; giúp da tăng khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhờ vậy, tỏi có khả năng làm giảm triệu chứng viêm và được dùng để chữa bệnh á sừng.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ tỏi đã bóc vỏ, 1 miếng vải màn mỏng
Cách thực hiện: Giã nát tỏi rồi tiếp đó cho tỏi vào trong miếng vải màn mỏng bọc lại. Sử dụng để chấm vào vùng da bị bệnh á sừng, những vùng da khô ráp, bong tróc; thực hiện thấm đều liên tục khoảng 5 – 10 phút rồi rửa da sạch lại với nước.
Lưu ý là đối với vùng da bị nứt, bị chảy máu, chịu tổn thương. Do á sừng có thể sẽ có cảm giác đau, rát, tê; nếu thực hiện đều đặn thì sau 1-2 lần cảm giác này sẽ dần cải thiện và biến mất.
Những lưu ý khi chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian
Cách chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian chỉ có thể sử dụng khi bệnh ở mức độ nhẹ. Các bài thuốc này hoàn toàn không thể thay thế các liệu pháp y học đã được kiểm chứng cho việc điều trị bệnh á sừng. Trong trường hợp mức độ bệnh của bạn nặng hơn, những mẹo chữa trị dân gian không cải thiện được phần nào thì tốt nhất là nhanh chóng thăm khám bác sĩ da liễu tại các cơ sở y tế uy tín.
Ngoài những ưu điểm rẻ tiền, dễ tìm kiếm trong tự nhiên, dễ sử dụng và lành tính thì những cách chữa trị theo mẹo dân gian vẫn có một số nhược điểm và người bệnh khi áp dụng các cách chữa này nên lưu ý những vấn đề sau:
- Phải đảm bảo vệ sinh trong việc chuẩn bị các loại lá dân gian. Cần sơ chế rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn trước khi sử dụng để đắp lên vùng da bị bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh làn da bị bệnh trước và sau khi đắp lá. Cẩn trọng rửa sạch da lại với nước.
- Một số loại thảo dược có chứa độc tố cần cẩn thận tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Bởi một số thảo dược không được dùng để làm thuốc uống; người bệnh có thể bị ngộ độc bởi độc tố có trong nó.
- Trong quá trình sử dụng những bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh á sừng nều cảm thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể và đặc biệt vùng da bị bệnh thì ngưng sử dụng ngay và nhanh chóng đến gặp bác sĩ, chuyên gia da liễu để kiểm tra.
- Nên kết hợp một số mẹo chữa bệnh á sừng dân gian với việc chữa trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiêu quả tốt nhất, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cho những bài thuốc dân gian sẽ áp dụng.
- Kết hợp, xây dựng một chế độ sinh hoạt và bổ sung ăn uống điều độ để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh á sừng.
Bên cạnh đó những mẹo dân gian này cũng chứa nhiều nhược điểm như: cần rất nhiều thời gian mới thấy rõ tác dụng; chưa đủ mạnh để đẩy lùi bệnh hoàn toàn. Bài viết trên cung cấp một số cách chữa bệnh á sừng bằng mẹo dân gian đối với mức độ bệnh nhẹ. Nếu tình trạng bệnh tệ hơn hoặc đã áp dụng mà không hiệu quả thì nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bệnh á sừng da đầu nên được chữa trị theo cách riêng nào?
TuThuoc24h